Thủ tướng bổ sung 28 Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 1047/QĐ- TTg bổ sung 28 Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 – 2019, thành lập theo Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định của Thủ tướng về thành lập Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2014 – 2019, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT – giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học (TSKH) Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Văn Nhung – Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014, giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xét công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008.
Bên cạnh đó, Hội đồng có nhiệm vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về chế độ, chính sách đối với chức danh giáo sư và phó giáo sư.
Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 5 năm, kể từ ngày thành lập. Hội đồng có Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập, phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động.
28 Ủy viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2014 – 2019 gồm:
Giáo sư, Tiến sĩ Từ Quang Hiển – Giảng viên cao cấp, ĐH Thái Nguyên; Giáo sư, TSKH Dương Ngọc Hải – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Giáo sư, TSKH Bành Tiến Long – Giảng viên cao cấp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúc Hải – nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Giáo sư, TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh – Chuyên gia cao cấp, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quan Nghiệm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y – dược TPHCM; Giáo sư, TSKH Nghiêm Văn Dĩnh – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải.
Video đang HOT
Giáo sư, TSKH Đặng Ứng Vận – Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thanh – nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng; Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng, ĐH Quốc gia Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại; Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Giảng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Giáo sư, TSKH Trần Ngọc Thêm – giảng viên cao cấp, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM; Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu – nghiên cứu viên cao cấp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; Giáo sư, TSKH Vũ Quang Côn – nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Giáo sư, TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dũng – Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội; – Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Học – nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Giáo sư, TSKH Hà Huy Khoái – Nguyên Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa – Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thu Hà – nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Chí Quế – nguyên giảng viên cao cấp, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ Bạch Thành Công – giảng viên cao cấp, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; Giáo sư, TSKH Nguyễn Văn Liên – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khánh – nguyên Giám đốc Học viện Quân y.
Theo Dân Trí
Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6: Quá viển vông, đánh đố!
"Bộ Nội vụ quy định thứ thưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6 trở lên là quá viển vông, quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng", ông Trịnh Ngọc Thạch nhấn mạnh.
Ông Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: Xuân Hải)
Xung quanh việc Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trao đổi với Infonet bên lề Quốc hội chiều 16/6, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng "đây là quy định trên trời".
Thưa ông, Bộ Nội vụ vừa đưa ra dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trong đó quy định Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ cao cấp bậc 6 trở lên, các chức danh Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc Sở đạt trình độ ngoại ngữ bậc 5 trở lên. Ý kiến của ông về quy định này như thế nào?
Bộ Nội vụ quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng. Bộ Nội vụ đưa ra tiêu chuẩn như vậy có bao giờ làm được đâu, không thực tế, toàn đưa ra những cái trên trời, đưa ra những cái để người ta tìm cách lách luật.
Vấn đề giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 thì tìm ở cấp thứ trưởng của ta hiện nay là rất khó. Thứ trưởng của ta đa số từ cấp vụ trưởng và các giám đốc sở từ tỉnh được bổ nhiệm lên thì lấy đâu ra ngoại ngữ.
Hiện nay thứ trưởng của các bộ, ngành của chúng ta có trình độ ngoại ngữ bậc 6 có nhiều không thưa ông?
Theo tôi được biết hiện nay rất ít thứ trưởng của các bộ, ngành biết ngoại ngữ, tôi biết một số bộ có thứ trưởng biết ngoại ngữ như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương còn hầu hết các thứ trưởng các bộ ngành khác đều không biết ngoại ngữ, trừ Bộ Ngoại giao thì tôi không nói, còn chứ lấy đâu ra thứ trưởng biết ngoại ngữ đến bậc 6 như Bộ Nội vụ đưa ra trong dự thảo.
Trong dự thảo nghị định này cũng đưa ra quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý đối với Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc sở thì trình độ ngoại ngữ phải từ bậc 5 trở lên thưa ông?
Bộ Nội vụ đưa ra quy định như vậy là quá viển vông, đưa ra những cái như vậy chẳng có căn cứ gì cả, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định như vậy để nhằm mục đích gì thì tôi không biết nhưng để tìm ra những người giỏi quản lý đến cấp thứ trưởng biết ngoại ngữ là khó rồi, còn lại tìm ra những người giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 trở lên thì tôi cho là quá khó, thậm chí đánh đố.
Bên cạnh đó, yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 6 là không phải là chuyện đơn giản trừ khi anh tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chính quy ra rồi anh làm quản lý thì được, chứ còn các ngành khác ngoài lĩnh vực chuyên môn, người ta làm chức năng quản lý thì làm sao mà có thời gian để đi học ngoại ngữ được đến trình độ bậc 6 trở lên. Theo tôi Bộ Nội vụ không nên đưa quy định này vào nghị định bởi vì sẽ không bao giờ làm được.
Như ông nói tìm thứ trưởng có ngoại ngữ đã là khó rồi, tuy nhiên trong khi đó dự thảo nghị định lại quy định trình độ ngoại ngữ thứ trưởng phải từ bậc 6 trở lên phải chăng quy định này đưa ra để đánh đố?
Chúng ta phải xét đến vấn đề giỏi ngoại ngữ ở đây là như thế nào, nếu là các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C, D bình thường như hiện thì trình độ ngoại ngữ như vậy, tôi không tin vì người ta sẽ xin được hết, mà trình độ ngoại ngữ phải là TOEPL hay IELTS do quốc tế tổ chức thi và cấp chứng chỉ, cái đó tôi mới tin được. Để bây giờ thứ trưởng lấy được IELTS 6.0 hay TOEPL thì rất hiếm người được thậm chí không có ai, trừ một vài bộ làm về công tác ngoại giao.
Vậy dự thảo quy định như vậy để cho có thưa ông?
Đây là quy định của những người chuyên ngồi trong phòng lạnh, không có thực tế, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định gì đều bị lách hết, trước đây Bộ này cũng đưa ra quy định đầu vào công chức phải có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến cho người ta đổ xô học để lấy bằng, thậm chí mua bằng. Tôi không chấp nhận được cách làm như vậy.
Tức là quy định này phải được xem xét lại, thậm chí phải hủy bỏ thưa ông?
Tôi cho rằng, Bộ Nội vụ phải cân nhắc cho kỹ trước khi ban hành, đừng để dư luận người ta phản đối vì không phù hợp. Vừa rồi Bộ nội vụ cũng bị Quốc hội phê phán về việc quy định tuyển công chức như ưu tiên tiến sỹ, thế là bao nhiêu người lại đổ xô đi học tiếp nhưng bằng cấp không chất lượng, thậm chí tôi nghi ngờ có bằng rởm. Quy định này càng gây lên sự quá tải về đào tạo đại học và sau đại học, cũng như làm tăng tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo infonet.vn
Công khai trường chậm báo cáo số lượng giảng viên Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc báo cáo thống kê số lượng giảng viên theo ngạch/chức danh. Công văn ghi rõ hạn nộp báo cáo là ngày 30/3/ 2014. Tuy nhiên, đến nay, Bộ GD&ĐT chưa nhận được báo cáo của 71 trường. Bộ GD&ĐT đã công khai các trường chậm báo cáo...