Thủ tướng Armenia tuyên bố ‘không thể cứu vãn’ quan hệ với CSTO do Nga đứng đầu
Mối quan hệ giữa Armenia và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể ( CSTO) do Nga đứng đầu đang rơi vào khủng hoảng chưa từng có.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố nước này đã trải qua “điểm không thể quay lại” sau những thất vọng liên tiếp, đặc biệt trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin Eurasia.net ngày 9/12, mối quan hệ giữa Armenia và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đang ở điểm căng thẳng nhất sau những tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Tại phiên họp quốc hội diễn ra mới đây, ông Pashinyan đã chính thức khẳng định Armenia thực tế đã tách khỏi CSTO.
Thủ tướng Pashinyan giải thích rằng việc Armenia cắt đứt quan hệ với CSTO đã trải qua “điểm không thể quay lại”.
CSTO – tổ chức ra đời năm 1992 với sáu thành viên là các quốc gia cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan – được hình dung như một đối trọng với NATO. Mục tiêu ban đầu của tổ chức này là đảm bảo an ninh tập thể giữa các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, Armenia cho rằng CSTO hiện nay không thể thực hiện mục tiêu trên.
Video đang HOT
Điểm then chốt khiến Armenia quyết định “chia tay” CSTO chính là sự thiếu vắng hỗ trợ của các đồng minh trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh. Thủ tướng Pashinyan chỉ trích các thành viên CSTO đã không thực hiện nghĩa vụ theo hiệp ước, dẫn đến việc Azerbaijan tái chiếm toàn bộ vùng lãnh thổ tranh chấp.
“Chúng tôi đã hoàn thành chính xác mọi nghĩa vụ đồng minh của mình, cả về mặt đạo đức, chính trị và pháp lý, nhưng các nghĩa vụ đồng minh đối với chúng tôi vẫn chưa được thực hiện”, ông Pashinyan nhấn mạnh.
Việc cắt đứt quan hệ với CSTO không phải là một quyết định đột ngột, mà là phần của một chiến lược lớn hơn của Thủ tướng Pashinyan nhằm đưa Armenia tiến gần hơn với các thể chế phương Tây. Mục tiêu của Yerevan là thoát khỏi sự phụ thuộc về an ninh và kinh tế vào Nga.
Trong khi đó, phản ứng từ Moskva khá bình thường. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về việc Armenia rời khỏi CSTO, đồng thời nói thêm rằng Armenia vẫn là thành viên được chào đón của tổ chức.
“Chúng tôi nghe những tin đồn rằng Thủ tướng Armenia đã phát biểu và thảo luận nhiều vấn đề về chủ đề này tại quốc hội. Chúng tôi tin rằng việc tận dụng tối đa tư cách thành viên (CSTO) là vì lợi ích an ninh của Armenia. Nga và các thành viên CSTO khác đã không và sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là đóng cửa với Yerevan”, ông Lavrov nói với các nhà báo.
Trước đó tại hội nghị thượng đỉnh của CSTO ở Kazakhstan vào ngày 28/11 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tỏ ra tự tin rằng Armenia sẽ không rời đi, cho rằng những tuyên bố của ông Pashinyan chỉ nhằm mục đích nhằm vào các đối tượng trong nước, được thúc đẩy bởi các yếu tố nội bộ liên quan đến thất bại của Armenia trong cuộc xung đột ở Karabakh. Ông Putin nói thêm rằng sẽ không phù hợp nếu CSTO can thiệp vào cuộc xung đột Karabakh.
Thực tế, Thủ tướng Pashinyan đã tuyên bố Armenia đã “trải qua điểm không thể quay lại” trong mối quan hệ với CSTO. Ông ngừng phê chuẩn các tài liệu của tổ chức và trên thực tế đã đình chỉ sự tham gia của quốc gia này.
Cuộc “ly hôn” giữa Armenia và CSTO cho thấy sự thay đổi quan trọng trong chiến lược đối ngoại của quốc gia thuộc khu vực Caucasus này. Giới quan sát quốc tế nhận định quyết định trên của Armenia sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cán cân địa chính trị khu vực.
Armenia và EU khởi động quá trình tự do hóa thị thực
Armenia và EU đã khởi động các cuộc đối thoại về việc tự do hóa thị thực, mở đường cho công dân Armenia có thể đi lại miễn thị thực vào các quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
EU đặt mục tiêu 'duy trì' chương trình cải cách của Armenia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin Eurasianet.org ngày 15/9, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu "đối thoại" với Armenia về việc cho phép công dân Armenia đi lại miễn thị thực vào EU. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh có báo cáo về những khó khăn ngày càng tăng hiện nay đối với người Armenia trong việc xin thị thực và nhập cảnh vào các quốc gia thuộc Khu vực Schengen.
Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ mất nhiều năm để hoàn tất và sẽ yêu cầu Armenia thực hiện các cải cách tự do hóa sâu rộng để đáp ứng các tiêu chí của EU. Cuối cùng, bất kỳ thỏa thuận tự do hóa thị thực nào cũng sẽ cần sự chấp thuận của Hội đồng EU và Nghị viện châu Âu.
Trong năm qua, Armenia đã có sự "dịch chuyển địa chính trị" từ Nga sang phương Tây, xuất phát từ thất vọng về các cam kết an ninh trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh, vốn lên đến đỉnh điểm khi Azerbaijan tái chiếm lãnh thổ này vào năm ngoái.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan dường như có ý định hướng nước này gia nhập EU. Vào tuần trước, ông Pashinyan đã chào đón một phái đoàn EU tại Yerevan do Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Ủy ban EU dẫn đầu. Thủ tướng Pashinyan lưu ý rằng cuộc thảo luận công khai tại Armenia về một nỗ lực gia nhập tiềm năng đang gia tăng.
"[Tư cách thành viên EU] này không phải là vấn đề đơn giản, nhưng nó đã trở thành một phần trong chương trình nghị sự chính trị của Armenia, vì vậy cần phải giải quyết vấn đề này một cách chi tiết. Về vấn đề này, điều quan trọng là phải xem xét lời khuyên của các đối tác EU của chúng tôi", hãng thông tấn Armenpress trích lời Thủ tướng Pashinyan nói.
Trong một tuyên bố, EU cho biết quyết định mở các cuộc thảo luận về việc miễn thị thực nhằm mục đích "duy trì những nỗ lực đang diễn ra nhằm hỗ trợ chương trình cải cách toàn diện của Armenia".
EU cho biết thêm rằng các cuộc thảo luận mới "dựa trên việc thực hiện thành công các Thỏa thuận tạo điều kiện cấp thị thực và tái nhập cảnh EU-Armenia, giúp đơn giản hóa các thủ tục đi lại cho nhiều công dân Armenia".
Những thỏa thuận đó đã đơn giản hóa quy trình xin thị thực để đi đến các quốc gia thành viên EU. Nhưng trong những năm gần đây, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, các bộ phận lãnh sự của EU đã bị quá tải bởi số lượng lớn đơn xin thị thực do người Armenia nộp, dẫn đến tình trạng tồn đọng ngày càng tăng và kéo dài thời gian cấp giấy tờ đi lại.
Những thách thức mà du khách Armenia đến EU phải đối mặt không chỉ giới hạn ở quy trình xin thị thực. Ngay cả sau khi có được thị thực Schengen, một số người Armenia tiết lộ rằng họ gặp khó khăn khi đến quốc gia mà họ có thị thực. Bulgaria, quốc gia gần đây đã gia nhập Khu vực Schengen, đã bị chỉ trích vì sự cứng rắn trong việc tiếp nhận người Armenia. Trong những tháng gần đây, một số công dân Armenia cố gắng nhập cảnh vào Bulgaria bằng thị thực hợp lệ đã bị từ chối nhập cảnh. Các báo cáo cho thấy rằng chính quyền khu vực biên giới Bulgaria đã thẩm vấn một số lượng lớn du khách Armenia trong thời gian dài, dẫn đến khiếu nại rằng các quy tắc về thị thực đang được áp dụng một cách tùy tiện.
Ngược lại, các viên chức EU chỉ ra rằng một số công dân Armenia đang lạm dụng chế độ thị thực bằng cách thay đổi kế hoạch đi lại của họ một cách trái phép. Bộ Ngoại giao Armenia cũng thừa nhận rằng một phần của vấn đề bắt nguồn từ thực tế là một số người Armenia xin thị thực nhập cảnh một lần cho một quốc gia nhưng sau đó vượt biên giới sang các quốc gia Schengen khác. Vấn đề này làm phức tạp thêm cuộc đối thoại về tự do hóa thị thực trong bối cảnh nhiều quốc gia thành viên EU lo ngại về vấn đề nhập cư và an ninh biên giới.
Liên minh CSTO do Nga đứng đầu sẵn sàng mở rộng Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) Imangali Tasmagambetov cho biết căng thẳng gia tăng trên thế giới có thể thúc đẩy việc mở rộng thành viên và chức năng của tổ chức. Quân đội Nga tham gia cuộc tập trận Ubreakable Brotherhood cùng các quốc gia thành viên CSTO khác, tại vùng Issyk-Kul, Kyrgyzstan, ngày 11/10/2023. Ảnh:...