Thủ tướng Anh triệu tập cuộc họp đột xuất về biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Báo Telegraph đưa tin ngày 18/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã triệu tập một cuộc họp đột xuất với các bộ trưởng nước này để thảo luận cách ngăn chặn sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vừa phát hiện ở vùng England.
Kỹ thuật viên phân tích mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Glasgow, Anh ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo trên, các biện pháp khẩn cấp siết chặt phòng dịch có thể sẽ được công bố sớm nhất trong ngày 19/12, trong đó có hạn chế đi lại giữa khu vực Đông Nam vùng England, bao gồm cả London, và các khu vực còn lại trên cả nước.
Tuy nhiên, hiện người phát ngôn của Thủ tướng Johnson chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Trước đó, ngày 14/12, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết các nhà khoa học nước này phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là liên quan đến tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh tại khu vực Đông Nam vùng England. Phân tích ban đầu cho thấy biến thể này phát triển nhanh hơn những biến thể trước đây. Giới chức y tế đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp nhiễm biến thể mới chủ yếu ở vùng phía Nam England.
Tại Nam Phi, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng đã xuất hiện và được cho là liên quan đến làn sóng lây nhiễm thứ hai chủ yếu tác động đến người trẻ tuổi ở nước này.
Video đang HOT
Trong thông báo ngày 18/12, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zwelini Mkhize cho biết thông tin chi tiết về biến thể 501.V2 đã được gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu Nam Phi đã giải mã trình tự gene của hàng trăm mẫu virus SARS-CoV-2, qua đó nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của một biến thể trong các mẫu virus thu thập trong hai tháng qua.
Theo Bộ trưởng Mkhize, các bác sĩ cho biết độ tuổi của các bệnh nhân COVID-19 ngày càng trẻ hóa, họ không có các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn. Điều này cho thấy làn sóng dịch thứ hai mà Nam Phi đang trải qua hiện nay có liên quan đến biến thể mới này.
Ông khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ các quy định giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 ở châu Phi. Tính đến nay, nước này ghi nhận gần 25.000 ca tử vong trong số hơn 900.000 ca mắc bệnh.
Bị tố chiếm đất, xây 9 tòa nhà ở biên giới Nepal: TQ chính thức lên tiếng
Dẫn lời một số chính trị gia thuộc phe đối lập ở Nepal, truyền thông Anh - Ấn Độ, đặc biệt là tờ Telegraph hôm 2.11 có nhiều bài viết cáo buộc quân đội Trung Quốc chiếm đất, đổi mốc giới ở biên giới với Nepal. Hôm 3.11, Bắc Kinh chính thức lên tiếng về những cáo buộc này.
Báo Anh, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc chiếm đất của Nepal, Bắc Kinh phủ nhận (ảnh: India Today)
Trung Quốc cho rằng, cáo buộc quân đội nước này chiếm 1 km vuông đất, xây 9 tòa nhà ở biên giới với Nepal là "vô căn cứ".
"Đó chỉ là tin đồn vô căn cứ. Tôi yêu cầu người viết những bài báo đó đưa ra bằng chứng xác thực", Vương Văn Bân - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - phát biểu.
Trước đó, Jeevan Bahadur Shahi - nghị sĩ thuộc phe đối lập ở Nepal - cho rằng, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới, xây 9 công trình bê tông ngay bên trong lãnh thổ Nepal.
Theo ông Shahi, những tòa nhà Trung Quốc mới xây dựng thuộc huyện Humla, giáp biên giới Tây Tạng. Nghị sĩ Nepal còn cáo buộc quân đội Trung Quốc xua đuổi người dân Humla, không cho tiếp cận các tòa nhà mới xây.
"Trung Quốc cho rằng khu vực đó do họ kiểm soát nhưng không đúng", ông Shahi nói.
Telegraph (báo Anh) hôm 2.11 đưa tin, Trung Quốc chiếm hàng chục héc ta đất từ biên giới Nepal thuộc dãy Himalaya.
"Trung Quốc không chiếm đất và xây dựng công trình trên lãnh thổ Nepal", Sewa Lamsal, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nepal, phát biểu.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, những cáo buộc mà ông Shahi và báo Anh đưa ra là "không thể tin được".
"Những cáo buộc mà truyền thông nước ngoài nhằm vào Trung Quốc phải được dựa trên chứng cứ xác đáng", ông Vương nhấn mạnh.
Nepal không có tranh chấp biên giới với Trung Quốc, nhưng lại có tranh chấp với nước láng giềng Ấn Độ. Vài tháng gần đây, quan hệ Trung - Ấn cũng trở nên căng thẳng do vấn đề biên giới.
Mặc dù không xảy ra đụng độ, nhưng Trung Quốc và Ấn Độ vẫn không ngừng chi viện cho quân đóng ở biên giới, cả về nhu yếu phẩm lẫn vũ khí tiên tiến trong mùa đông.
Khảo sát ở thế giới Arab: Ông Biden vượt trội so với ông Trump Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Joe Biden, dẫn đầu vượt trội so với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump trong một cuộc thăm dò ở thế giới Arab do Quỹ YouGov của Anh thực hiện. Theo kết quả cuộc thăm dò với hơn 3.000 người ở 18 quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, gần 39% ưa...