Thủ tướng Ấn Độ nêu quan điểm của G20 về vấn đề Trung Đông
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nêu ra 7 điểm liên quan đến vấn đề Trung Đông mà hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) nhất trí.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: Reuters
“Sau khi lắng nghe mọi quan điểm về tình hình nghiêm trọng ở Trung Đông, tôi có thể nói rằng có sự đồng thuận về nhiều vấn đề trong G20″, hãng tin TASS dẫn lời ông Modi nói hôm 22/11.
“Thứ nhất, tất cả chúng tôi đều lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố và bạo lực. Không có sự khoan dung nào đối với chủ nghĩa khủng bố. Thứ hai, cái chết của những người vô tội, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ là không thể chấp nhận được. Thứ ba, viện trợ nhân đạo phải được cung cấp nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất có thể. Thứ tư, chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo và tin tức về việc thả con tin”, người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ nói.
Video đang HOT
Ông lưu ý, tại hội nghị thượng đỉnh, các bên đã nhất trí rằng vấn đề xung đột cần được giải quyết trên cơ sở thành lập hai nhà nước.
“Thứ năm, xung đột Israel- Hamas đòi hỏi một giải pháp lâu dài giữa hai nhà nước. Thứ sáu, cần khôi phục hòa bình, ổn định trong khu vực. Thứ bảy, ngoại giao và đối thoại là cách duy nhất để giải quyết căng thẳng địa chính trị”, ông Modi nói thêm.
Thủ tướng Ấn Độ cũng nhấn mạnh, G20 sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ có thể về vấn đề Trung Đông.
Iran cảnh báo xung đột Israel - Hamas sẽ lan rộng
Bình luận mới đây của Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian có thể làm gia tăng mối lo ngại về việc các nỗ lực ngoại giao sẽ không thể khiến bất ổn và xung đột lắng xuống tại khu vực Trung Đông.
Press TV ngày 10/11 đưa tin, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani tối 9/11 đã nhận định: "Do cường độ chiến tranh chống lại dân thường ở Gaza ngày càng mở rộng, việc mở rộng quy mô của cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi".
Căng thẳng và đụng độ xuyên biên giới tại Trung Đông gia tăng kể từ khi phong trào Hamas tấn công Israel hôm 7/10 khiến khoảng 1.400 người thiệt mạng và khoảng 240 người bị bắt làm con tin, dẫn đến chiến dịch tấn công trả đũa của Israel nhằm tiêu diệt các chiến binh của phong trào này tại Dải Gaza.
Xung đột Israel - Hamas có nguy cơ lan rộng ra khu vực. Ảnh: Reuters
Song các cuộc không kích, tấn công và phong tỏa Dải Gaza của Israel trong tháng qua đã gây ra một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Hơn 10.000 cư dân ở Dải Gaza thiệt mạng, với khoảng 40% trong số này là trẻ em. Hàng nghìn người dân đối diện hiểm nguy khi mất nhà cửa, mất các điều kiện sống cơ bản và thiếu hụt hỗ trợ y tế.
Trong một bài đăng cùng ngày trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian khẳng định: "Thời gian không còn nhiều để tội ác của Tel Aviv tiếp tục diễn ra".
Trước đó, Iran đã nhiều lần cảnh báo không còn nhiều thời gian cho giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột Israel - Hamas khi hàng nghìn người đã thiệt mạng, đồng thời liên tiếp kêu gọi chấm dứt xung đột giữa hai bên.
Những bình luận từ Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian có thể làm gia tăng mối lo ngại về việc liệu các nỗ lực ngoại giao và triển khai lực lượng hải quân của Mỹ tới phía Đông Địa Trung Hải có giúp hạ nhiệt xung đột và tránh được nguy cơ bất ổn lan rộng hơn nữa ở Trung Đông hay không.
Trong khi đó, quân đội Israel ngày 10/11 tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công cả trên không và trên bộ vào Dải Gaza. Trong đó, xe tăng của quân đội Israel đã lần đầu tiên tiến vào trung tâm Dải Gaza, vị trí gần bệnh viện Rantisi, củng cố thêm sự chia cắt triệt để giữa khu Nam và Bắc Gaza.
Lý do phương Tây quan ngại về xích mích Canada - Ấn Độ Đài BBC (Anh) nhận định lãnh đạo các nước phương Tây sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo căng thẳng ngoại giao giữa Canada và Ấn Độ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế khác. Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi gặp gỡ người đồng cấp Justin Trudeau tại New Delhi ngày 9/9. Ảnh: AP Căng thẳng đang leo...