Thủ tướng Abe không muốn tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19
Thủ tướng Abe cho rằng cần phải cảnh báo xu hướng lây nhiễm đang gia tăng tại Nhật Bản, tuy nhiên, hệ thống y tế vẫn được đảm bảo.
Trong buổi họp báo ngày 9/8 tại Nagasaki, Thủ tướng Abe Shinzo đã không nhắc tới việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trở lại do dịch Covid-19 mà kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt ngừa lây nhiễm sang cho người già.
Thủ tướng Abe cho rằng cần phải cảnh báo xu hướng lây nhiễm đang gia tăng tại Nhật Bản, tuy nhiên, hệ thống y tế vẫn được đảm bảo.
Thủ tướng Abe Shinzo. Ảnh: Reuters
Tính đến đầu giờ chiều 9/8, Nhật Bản ghi nhận thêm 607 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới. Tuy đây là ngày có số ca nhiễm mới ít nhất trong vòng một tuần qua, nhưng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã ở tình trạng khó kiểm soát.
Tổng số người nhiễm đến nay đã là 48.785 người, tăng gấp đôi so với một tháng trước. Số ca tử vong là 1056.
Tokyo vẫn là nơi có số người nhiễm cao nhất trong các địa phương trên toàn quốc, tiếp tới là Osaka, Aichi, mỗi ngày có tới hàng trăm người nhiễm.
Đáng lo ngại là tỉnh Okinawa nơi có lính mỹ đóng quân, ngày hôm nay ghi nhận thêm 159 người nhiễm mới và là ngày có số người nhiễm mới cao nhất trong một ngày từ trước tới nay. Lính Mỹ bị nhiễm tới nay đã ở con số hàng trăm người. Do đó, Okinawa là tỉnh đã thực hiện tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19 trở lại.
Trong hơn một tuần nay, số ca nhiễm trên toàn Nhật Bản đều duy trì ở mức trên 1000 ca trong một ngày. Số người nhập viện đã tăng gấp hơn 5 lần trong vòng một tháng qua. Bộ y tế và lao động Nhật Bản cho biết, tính đến ngày 1/8 cả nước có hơn 4 nghìn người nhập viện vì nhiễm virus, trong khi đó, vào ngày 1/7 con số này là chưa đến 700 người.
Cụ thể theo địa phương, số ca nhập viện ở Tokyo tăng hơn 4 lần. Ở các tỉnh khác, số ca nhập viện tăng mạnh hơn nhiều, trong đó Osaka tăng gấp 20 lần, và Aichi tăng gấp 65 lần.
Video đang HOT
Nagasaki tổ chức tưởng niệm 75 năm thảm họa bom nguyên tử
Ngày 9-8, thành phố Nagasaki (Nhật Bản) tổ chức lễ tưởng niệm 75 năm ngày Mỹ thả trái bom nguyên tử cuối cùng được sử dụng trong chiến tranh xuống đây.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dâng hoa tưởng niệm các nạn nhân thảm họa bom nguyên tử tại Nagasaki - Ảnh: AFP
Những người sống sót, người thân của họ và một số quan chức nước ngoài đã có mặt tại buổi lễ tưởng niệm, cùng lên tiếng kêu gọi hòa bình thế giới.
Những người tham gia cầu nguyện trong im lặng vào đúng 11h02 sáng ngày 9-8, theo giờ địa phương. Đây là thời gian trái bom nguyên tử thứ 2 và cuối cùng sử dụng trong thời chiến được thả xuống thành phố này, theo hãng tin AFP.
Số lượng người tham gia lễ tưởng niệm năm nay chỉ còn 1/10 so với những năm trước vì dịch bệnh COVID-19. Toàn bộ buổi lễ được trực tiếp bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
Tượng đài tưởng niệm nạn nhân thảm họa bom nguyên tử Nagasaki - Ảnh: AFP
Thị trưởng Nagasaki, ông Tomihisa Taue, tuyên bố "sự kinh hoàng thật sự của vũ khí hạt nhân vẫn chưa được truyền tải đủ đến toàn thế giới", mặc cho nỗ lực của những người sống sót trong nhiều thập kỷ qua.
Trong bức thư gửi đến buổi lễ kỷ niệm, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (UN) Antonio Guterres cũng nhấn mạnh rằng "viễn cảnh vũ khí hạt nhân được sử dụng có chủ đích, kể cả do vô tình hoặc do tính toán sai lầm, đều rất nguy hiểm".
"Tiến bộ lịch sử trong giải trừ vũ khí hạt nhân đang gặp nguy hiểm... Xu hướng đáng báo động này phải được đảo ngược", ông Guterres cảnh báo.
Các học sinh trình diễn trước đài tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì bom nguyên tử của Nagasaki - Ảnh: AFP
Vào thời điểm Nagasaki bị đánh bom, ông Terumi Tanaka, nay 88 tuổi, chỉ mới 13 tuổi và đang ở nhà. Ông hồi tưởng lại thời khắc mọi thứ trở nên sáng lóa và rồi cảnh tượng sau đó.
"Tôi thấy nhiều người bị thương và bị bỏng nặng khủng khiếp chạy đi sơ tán", ông Tanaka kể lại. Cụ ông này khẳng định tất cả những người sống sót mong muốn thể giới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, vì "chúng ta không bao giờ muốn thế hệ trẻ trải qua điều tương tự".
Người tham gia dâng nước để tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử của Nagasaki - Ảnh: AFP
Buổi tưởng niệm diễn ra trong bối cảnh mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đang hiển hiện và căng thẳng Mỹ - Trung ngày một leo thang trên trường quốc tế.
"Tôi quyết tâm tiếp tục kêu gọi thế giới để Nagasaki là thành phố cuối cùng hứng chịu bom hạt nhân. Tôi hi vọng thế hệ trẻ sẽ nhận lấy biểu tượng hòa bình này và tiếp tục tiến lên", ông Shigemi Fukahori, 88 tuổi, người sống sót sau vụ đánh bom, phát biểu tại buổi tưởng niệm.
Người đại diện trao tay cuốn sổ ghi lại tên toàn bộ nạn nhân trong thảm họa bom nguyên tử Nagasaki - Ảnh: AFP
Trái bom nguyên tử đầu tiên được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6-8-1945, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người. Số người chết đã bao gồm cả những người sống sót sau vụ nổ nhưng sau đó qua đời vì nhiễm phóng xạ.
Ba ngày sau, Mỹ thả trái bom thứ 2 xuống Nagasaki, khiến 74.000 người thiệt mạng.
Sau 2 sự kiện trên, Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng Chiến tranh Thế giới thứ hai vào ngày 15-8-1945.
Người tham gia lễ tưởng niệm tại Nagasaki ngày 9-8 - Ảnh: AFP
Mỹ chưa từng chấp nhận lời yêu cầu xin lỗi của Nhật Bản về sinh mạng của những người vô tội mất đi trong 2 vụ đánh bom.
Nhiều nhà lịch sử phương Tây tin rằng 2 vụ đánh bom là việc làm cần thiết để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Nhiều người khác xem đây là hành động không cần thiết, thậm chí là tàn bạo.
Quan chức chính phủ Nhật tham gia lễ tưởng niệm ngày 9-8 - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cúi đầu chào tưởng niệm các nạn nhân - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định không cần ban bố tình trạng khẩn cấp một lần nữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6/8 khẳng định không cần thiết phải ban bố một lần nữa tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh COVID-19 ở nước này. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/ TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6/8 khẳng định không...