Thủ tục ‘ngáng chân’ nhà đầu tư giáo dục
Bộ GD-ĐT đưa ra phương án cắt giảm, đơn giản hóa 51% điều kiện kinh doanh, nhưng nhiều đại biểu đề nghị cắt giảm thêm vì hiện vẫn còn quá nhiều thủ tục rườm rà.
Một tiết học của học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
10 năm trước mở trường chỉ mất 9 tháng, nay lập phân hiệu cho chính trường đó thì để vượt qua rừng thủ tục phải “đốt” thời gian ít nhất ba năm. Có trường số hóa rồi chép lại vào sổ sách bằng giấy…
Một loạt vướng mắc trong quy định hiện hành đã được các nhà đầu tư giáo dục chia sẻ tại hội thảo về cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 15-5.
“Còn quan điểm kế hoạch hóa”
“Cách đây 10 năm, từ lúc được phê duyệt chủ trương thành lập ĐH FPT đến khi khai giảng khóa đầu tiên chỉ mất 9 tháng. Còn hiện tại, hoàn tất các thủ tục để thành lập phân hiệu của trường chúng tôi đã mất 3 năm” – ông Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, nêu dẫn chứng.
Theo ông Tùng, dù Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều thủ tục không cần thiết phải được cắt giảm nữa.
Ví dụ quy định mở ngành yêu cầu các trường phải sẵn sàng đủ cả trang thiết bị, nhân sự từ tháng 12 năm trước, nhưng thực tế việc tuyển sinh sau đó mới thực hiện và đến tháng 9 năm sau mới bắt đầu khai giảng, đào tạo.
Chưa kể có môn học đến năm thứ 3-4 sinh viên mới học… Trường phải trả lương cho giảng viên một cách rất “không kinh tế”. Với những trường như ĐH FPT, cả năm đầu sinh viên chỉ học tiếng Anh thì việc này càng lãng phí. Rốt cuộc những chi phí đó lại đổ lên đầu sinh viên.
“Ở FPT, những giảng viên trong hồ sơ này nếu chưa đến môn giảng dạy thì có thể được bố trí tạm thời làm các công việc khác ở tập đoàn. Nhưng ở các trường khác không có công việc khác để làm thì bố trí ra sao? Có cảm giác tư duy quản lý như vậy vẫn còn quan điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây” – ông Tùng phân tích.
Tương tự quan điểm của ông Tùng, nhiều đại biểu cho rằng việc Bộ GD-ĐT đưa ra phương án sắp tới sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 51% điều kiện kinh doanh thì càng thấy hiện lĩnh vực này đã tồn tại quá nhiều thủ tục rườm rà. Nếu không bị áp lực quá mức về thời gian, bộ nên rà lại để cắt giảm thêm những thủ tục vẫn còn gây phiền hà, lại ít tác dụng về mặt quản lý.
Ông Đặng Quang Vinh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và đầu tư) – cho rằng phương án cắt giảm của Bộ GD-ĐT chưa thể hiện tinh thần “kiến tạo” của Thủ tướng.
Video đang HOT
Nhiều quy định vẫn chỉ tạo ra gánh nặng cho xã hội nói chung, cho nhà đầu tư nói riêng. Trong đó có những quy định không thể thực hiện, mà chỉ làm các cơ sở tìm cách đối phó, dễ tạo kẽ hở cho việc nhũng nhiễu…
“Nhà nước không nên làm mọi thứ thay thị trường. Chúng ta ai cũng là phụ huynh, đều có năng lực đánh giá chất lượng một trường học, xem nơi học đó có phù hợp và đảm bảo an toàn cho con mình không. Hãy để phụ huynh và xã hội làm việc này…” – ông Vinh nói.
Ông Vinh dẫn chứng những quy định như lớp học phải có bàn cho học sinh, một bàn có hai ghế cho hai cháu, rồi bảng, rồi bàn ghế cho giáo viên. Nếu trường, lớp không có những điều kiện này, phụ huynh liệu có gửi con cái đi học không?
“Các quy định của bộ vẫn mang nặng tinh thần “tiền kiểm”, trước khi sửa cũng vậy và nay sau khi có phương án sửa thì tinh thần đó vẫn còn” – ông Vinh nhận định.
Trong khi đó, đại diện một số cơ sở đào tạo mầm non và phổ thông kêu ca về những quy định rườm rà, nặng về sổ sách, đi ngược với chủ trương chung về tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, giảm sổ sách, giấy tờ.
Điều này dẫn đến chuyện có trường vừa phải bỏ tiền mua phần mềm để số hóa (phục vụ cho quản trị), vừa bắt giáo viên ngồi chép lại những nội dung đã được số hóa (để đối phó quy định của bộ)…
Hay quy định về tủ hồ sơ trong lớp học cũng không còn phù hợp khi nhiều trường đã áp dụng việc lưu trữ hồ sơ bằng số hóa và chỉ in ra khi cần thiết, thay vì việc làm hồ sơ bản cứng theo một số sổ sách mẫu, bất tiện trong quản lý…
Chưa dừng cắt giảm
Trước các ý kiến phản biện chính sách, bà Mai Thị Anh, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD-ĐT), cho biết sẽ tiếp tục rà soát để có phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh hợp lý, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư vừa tạo hành lang thông thoáng cho các cơ sở giáo dục phát triển mà vẫn đảm bảo được việc kiểm soát chất lượng.
Với tinh thần đó, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức một hội thảo tiếp theo lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà đầu tư.
Ông Đặng Quang Việt, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT, cho rằng dù Thủ tướng giao nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh nhưng “không có nghĩa là cứ cố làm bằng được mà không cần đảm bảo chất lượng”, không thể “cố đấm ăn xôi”, còn chất lượng bỏ lửng.
Tuy nhiên, ông Việt thừa nhận từ ý kiến hội thảo thì thấy mình tham mưu với lãnh đạo bộ chưa đủ, mà sẽ bổ sung một số điều để tham mưu cắt giảm thêm, chứ không dừng ở con số cắt giảm 51% điều kiện kinh doanh. Trong đó có những quy định do yếu tố lịch sử để lại.
Riêng việc yêu cầu điều kiện mở ngành phải chuẩn bị đủ nhân sự, trang thiết bị, trong khi có những môn của ngành y đến năm thứ 6 mới học, chưa kể khi đó trang thiết bị chuẩn bị từ trước có thể đã lạc hậu… là những quy định cần xem xét kỹ và đối chiếu với các quy định liên quan để tìm lời giải phù hợp.
Còn bà Nguyễn Thị Hiếu, lãnh đạo Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng thực tế ở góc độ nhà đầu tư thường chỉ nhìn theo hướng giản tiện nhất cho hoạt động đầu tư, còn cơ quan quản lý phải hướng đến đảm bảo chất lượng giáo dục. “Không thể vì cắt giảm tối đa mà làm ảnh hưởng đến quản lý chất lượng giáo dục”.
Xã hội có đủ khả năng giám sát không?
Trước nhiều ý kiến cho rằng “hãy để phụ huynh, xã hội giám sát”, bà Nguyễn Thị Hiếu cho rằng với 15.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập, “liệu xã hội có đủ khả năng giám sát không?” và khi đó “vai trò cơ quan quản lý nhà nước sẽ thể hiện ra sao?”.
Theo bà Hiếu, nếu cứ quy định mở, các trường muốn làm thế nào cũng được thì khó đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ. Vì vậy, nếu không có quy định cứng thì không thể thực hiện được việc đảm bảo chất lượng và an toàn, nhất là trong bối cảnh hiện đang có nhiều nhóm lớp, cơ sở giáo dục nhỏ lẻ…
Theo tuoitre.vn
Chính phủ kiến tạo không nên đặt thêm điều kiện đầu tư kinh doanh mới
Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm như vậy khi nói về dự thảo luật Chăn nuôi trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/4.
Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường giải thích, luật đưa ra những quy định để quản lý trên 4 lĩnh vực: đăng ký chăn nuôi, sản xuất thức ăng chăn nuôi, giám sát môi trường, thực hiện an toàn sinh học
Nêu sự cần thiết ban hành luật, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành chăn nuôi đã thay đổi cơ bản về quy mô, phương thức chăn nuôi, ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nông nghiệp. Đồng thời, phát sinh nhiều hệ lụy phức tạp, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật tương ứng để quản lý hiệu quả hơn.
Dự thảo luật gồm 8 chương, 65 điều, có nhiều nội dung mới so với Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004.
Một trong các nội dung mới là quy định cụ thể các điều kiện sản xuất, kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, dự thảo đã cụ thể hoá các yêu cầu, điều kiện của một cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi để đảm bảo có thể quản lý trên 4 lĩnh vực: quản lý đăng ký chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng giống vật nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi; giám sát đảm bảo về môi trường; thực hiện an toàn sinh học và phát triển theo quy hoạch.
Các điều kiện này tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giống vật nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi, xây dựng, phát triển có quy hoạch, có kiểm soát và phát triển bền vững ngành chăn nuôi, Bộ trưởng trình bày.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký, kê khai với cơ quan quản lý khi kinh doanh giống vật nuôi, sản xuất chăn nuôi giúp các cơ quan quản lý thống kê, giám sát, quản lý và là cơ sở để từng bước quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.
Trong nội dung mới này có khá nhiều điều kiện đặt ra với cơ sở chăn nuôi và người chăn nuôi như về vị trí xây dựng trang trại phải được ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý bằng văn bản, điều kiện Chủ tịch UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chi tiết các khu vực thuộc nội thành, nội thị của địa phương không được phép chăn nuôi; quy định các khu đông dân cư không được chăn nuôi trang trại.
Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất quy định cá nhân hành nghề chăn nuôi phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện được cấp chứng chỉ với người hành nghề lấy mẫu thức ăn chăn nuôi và hành nghề thụ tinh nhân tạo là phải có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi, thú y, công nghệ sinh học...
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm góp ý luật
Thẩm tra sơ bộ dự án luật, UB Khoa học công nghệ và môi trường cho rằng, cần xem xét tính khả thi của quy định về điều kiện đối với cá nhân hành nghề chăn nuôi và quy định về chuyên ngành được đào tạo của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rà soát, bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm cho rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp hơn, như quy định cấm "chăn nuôi trong nội thành, nội thị, trừ nuôi động vật cảnh và chăn nuôi nhỏ lẻ không vì mục đích thương mại .."; "chăn nuôi trang trại trong khu dân cư" cần có lộ trình để thực hiện.
Thống kê những điều, khoản đặt ra các điều kiện mới, thủ tục mới trong đầu tư, kinh doanh tại dự thảo, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị cần rà soát lại. Muốn có thêm điều kiện thì Chính phủ phải trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư, mà luật này thì cũng mới được sửa.
Ông Định cảnh báo, đặt ra quá nhiều điều kiện có thể thuận lợi cho quản lý nhưng hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Đề nghị ban soạn thảo tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo luật để trình Quốc hội kỳ họp tới, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý dự thảo còn hơn 30 điều, khoản giao Chính phủ và Bộ quy định cụ thể là quá nhiều, cần rà soát để càng cụ thể hoá tại luật càng tốt.
P.Thảo
Theo Dantri
"Cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa là mở toang cánh cửa" Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không có nghĩa là mở toang cửa, mà vẫn phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường... Ngày 26/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ...