Thứ trưởng Y tế Italia mắc Covid-19
Nhiều quan chức cấp cao của Italia, trong đó có Thứ trưởng y tế, đã nhiễm virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp Covid-19 trong bối cảnh Italia trở thành quốc gia bùng phát dịch mạnh nhất châu Âu.
Thứ trưởng Y tế Italia Pierpaolo Sileri (Ảnh: Metro)
Hãng tin CGTN dẫn các nguồn tin truyền thông địa phương cho biết, Thứ trưởng Y tế Italia Pierpaolo Sileri ngày 14/3 thông báo, ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh viêm phổi cấp Covid-19 và đang được cách ly.
“Tôi đã lập tức tuân thủ các quy định của Bộ Y tế. Hiện sức khỏe của vợ con tôi vẫn ổn, dù ở cùng nhà nhưng chúng tôi ở riêng phòng”, ông Sileri cho biết trên tài khoản Facebook cá nhân và nói thêm rằng ông vẫn điều hành công việc từ xa.
Ông Sileri là một trong nhiều quan chức cấp cao của Italia mắc bệnh, trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Y tế vùng Lazio kiêm người đứng đầu Đảng Dân chủ Nicola Zingaretti, lãnh đạo vùng Piedmont Alberto Cirio, Tư lệnh lục quân Salvatore Farina và Thu trưởng Bộ Giáo dục Anna Ascani.
Italia hiện là quốc gia bùng phát dịch mạnh nhất châu Âu với 1.441 ca tử vong và hơn 21.000 ca mắc bệnh. Từ đầu tuần này, Italia đã ban bố lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước với hơn 60 triệu dân. Chính phủ Italia yêu cầu người dân hạn chế đi lại, ở yên trong nhà, không tụ tập đông người. Toàn bộ quán bar, nhà hàng, trừ cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc, bị đóng cửa đến đầu tháng 4, trong khi học sinh, sinh viên tiếp tục được nghỉ học.
Minh Phương
Theo dantri.com.vn Reuters
Đại dịch Covid-19 và những điểm yếu khó ngờ của hệ thống y tế các nước phương Tây
Một số quốc gia như Mỹ và các nước thuộc EU được xem là có hệ thống y tế hàng đầu thế giới nhưng dường như đang thiếu sự chuẩn bị kỹ càng cho "cuộc chiến" chống đại dịch Covid-19.
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh tại châu Âu và Mỹ đang cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong khả năng ứng phó với đại dịch của hệ thống y tế các nước.
Hệ thống y tế có nguy cơ quá tải
Video đang HOT
Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) hôm 12/3 vừa qua cảnh báo "nguy cơ cao" hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh bị quá tải do dịch bệnh Covid-19. Theo đánh giá của ECDC, khả năng các hệ thống chăm sóc sức khỏe của EU, Iceland, Lichtenstein và Anh bị quá tải rất dễ xảy ra trong những tuần tới.
Đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Italia chỉ chiếm 6,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong khi đó, Italia - tâm dịch lớn nhất tại châu Âu đang ghi nhận tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới vì dịch bệnh Covid-19, một phần cũng vì lý do hệ thống y tế quá tải nghiêm trọng.
Italia đã xây dựng SSN - dịch vụ y tế quốc gia vào năm 1978 theo mô hình Beveridge (hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập). Đây là một hệ thống y tế thống nhất và tập trung, trong đó tất cả bệnh nhân đều có quyền truy cập.
"Trong trường hợp có dịch, đây là mô hình tốt nhất vì nó giúp ngăn chặn và điều trị tất cả các trường hợp nhiễm bệnh", chuyên gia Francesco Longo - phụ trách lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Tổng đài Quan sát thuộc Đại học Bocconi (OASI) cho biết.
Tuy nhiên, đã có nhiều lo ngại về khả năng chống chịu của SSN trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19. "Chính phủ cam kết rằng tất cả các khu vực khác nhau đều được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ mới, chẳng hạn như khẩu trang, nhưng chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo về sự thiếu hụt", ông Filippo Anelli - Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Quốc gia Italia cho biết. Trong khi đó, Hiệp hội các Giám đốc Y tế Italia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thiếu giường chăm sóc đặc biệt tại vùng Lombardy - tâm điểm dịch bệnh, nằm ở phía Bắc nước này.
Theo báo cáo mới nhất của OASI, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Italia chỉ chiếm 6,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tờ Business Insider cho biết, trạng thiếu giường và vật tư y tế khiến các bác sĩ phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19 đang lây lan tại nước này với tốc độ chóng mặt.
Một số bác sĩ chia sẻ, họ đã phải "chọn lựa bệnh nhân để điều trị" vì số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng không ngừng. Những bác sĩ làm việc theo ca thậm chí còn phải gánh cả phần việc của các đồng nghiệp không may mắc bệnh, khiến họ phải chịu áp lực lớn.
Không bảo hiểm y tế, không dám khám chữa bệnh
Hệ thống y tế và đội ngũ y bác sĩ Mỹ được đánh giá là có trình độ hàng đầu thế giới, nhưng không thích hợp để đối phó với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh như dịch Covid-19.
Đúng 15 giờ ngày 13/3 (2 giờ sáng 14/3 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện cho việc cung cấp thêm viện trợ liên bang trị giá hàng tỷ USD nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tính đến ngày 13/3, tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Mỹ đã vượt mốc 2.000 người với 42 trường hợp tử vong. Trước đó, nhiều bang và địa phương đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ngành y tế Mỹ đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị xử lý các ca nhiễm bệnh Covid-19. Giới quan sát đánh giá đại dịch Covid-19 giờ là quả bom nổ chậm với ngành y tế Mỹ vì chi phí khám chữa bệnh quá đắt đỏ và tình trạng thiếu hụt vật tư.
Hệ thống y tế và đội ngũ y bác sĩ Mỹ được đánh giá là có trình độ hàng đầu thế giới, nhưng không thích hợp để đối phó với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh như dịch Covid-19.
Trên thực tế, Mỹ luôn được đánh giá là sở hữu các bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ chất lượng hàng đầu thế giới. Nhưng những người thu nhập thấp hoặc không có bảo hiểm y tế sẽ bị loại khỏi hệ thống y tế tiên tiến này. Theo Washington Post, nhiều người Mỹ có các triệu chứng bệnh cúm không dám đi xét nghiệm bởi họ không có bảo hiểm y tế hoặc sợ phải trả một khoản phí quá cao.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ hiện vẫn chưa đưa ra thông báo nào về việc người dân cần xét nghiệm ở đâu và các hãng bảo hiểm sẽ chi trả mức nào. "Hệ thống chăm sóc y tế Mỹ và hợp đồng bảo hiểm của nhiều người lao động không phù hợp để đối phó với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh", tờ Washington Post dẫn lời giáo sư Sabrina Corlette thuộc Đại học Georgetown nhận định.
Theo số liệu của chính phủ, năm 2018, có đến gần 27,5 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế. Con số này chưa tính đến khoảng 11 triệu người di cư không có giấy tờ hợp pháp nên không dám đến bệnh viện. Nếu không có bảo hiểm y tế, một bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm đến hàng nghìn USD cho mỗi lần khám bệnh.
Khi dịch Covid-19 lan mạnh tại Mỹ, người dân gia tăng lo ngại khác, đó là những trường hợp đi xét nghiệm virus SARS-CoV-2, hoặc bị cách ly sẽ phải trả viện phí đắt đỏ. Ông Frank Wucinski và con gái 3 tuổi Annabel được chính quyền Mỹ đưa từ tỉnh Vũ Hán - tâm chấn của dịch về Mỹ và được cách ly. Sau khi hoàn thành cách ly, ông Wucinski và con gái bất ngờ nhận được khoản hóa đơn y tế lên đến 3.918 USD từ bệnh viện và công ty bảo hiểm y tế.
Tờ Washington Post dẫn chứng một trường hợp khác là anh Osmel Martinez Azcue - một kỹ sư ở Miami (bang Florida) từng đến Trung Quốc, trở về Mỹ rồi đến Italia. Khi quay lại Mỹ, anh tới bệnh viện công Jackson Memorial để làm xét nghiệm virus SARS-CoV, nhưng bác sĩ yêu cầu trả trước 5.000 USD.
Lỗ hổng khiến Mỹ khó kiểm soát dịch Covid-19
Dịch Covid-19 cũng làm lộ ra những lỗ hổng trong hệ thống y tế của nước Mỹ. Quốc gia đứng top đầu thế giới trong bảng xếp hạng an ninh y tế toàn cầu này sẽ thiếu hụt máy thở nếu đại dịch xảy ra.
Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, nước Mỹ có thể đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, thiếu nhân lực, giường bệnh, khẩu trang và nhiều thiết bị bảo hộ quan trọng khác. Hầu hết máy thở, vật tư y tế dự trữ như quần áo bảo hộ hay khẩu trang hoặc phòng chăm sóc đặc biệt chỉ có ở các bệnh viện lớn hoặc trung tâm y tế ở TP và có giới hạn.
Theo New York Times, hồi năm 2005, chính phủ liên bang ước tính nước Mỹ sẽ cần đến 740.000 máy thở nếu một đại dịch nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp xảy ra. Nhưng chỉ có khoảng 200.000 máy tại các cơ sở y tế và một số ít trong kho dự trữ quốc gia của Mỹ, theo các chuyên gia.
Máy thở và phòng chăm sóc đặc biệt là những thiết bị cần cho những ca nhiễm nặng. Tuy nhiên, những thiết bị này phần lớn giới hạn ở các bệnh viện lớn hơn và các trung tâm y tế ở các TP.
Ở các vùng nông thôn của Texas và các nơi khác, các bệnh viện nhỏ không có bộ dụng cụ xét nghiệm và các phòng thí nghiệm có thể làm việc này cách đó hàng giờ. Các bệnh viện sẽ không thể xác định liệu có người nhiễm Covid-19 trong số các bệnh nhân mắc cúm theo mùa thông thường hay không.
Tổng thống Trump đã cam kết cải tổ cách tiếp cận xét nghiệm virus SARS-Cov tại Mỹ với các lựa chọn dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện.
Ngân sách của chính phủ Mỹ cho y tế giảm trong 15 năm qua cũng là nguyên nhân khiến cơ sở y tế nhỏ và các viện dưỡng lão không có đủ năng lực khám, chữa bệnh. Ông John Henderson, người đứng đầu hiệp hội các bệnh viện nông thôn ở Texas nói với Washington Post: "Không có đủ bộ dụng cụ để xét nghiệm, cách ly hoặc kiểm soát tất cả những bệnh nhân này".
Các nhà cung cấp thiết bị đang dùng lại các quy chuẩn được áp dụng trong việc xử lý dịch SARS, MERS, H1N1 và Ebola. Tuy nhiên, loại virus corona mới đang lây lan rất nhanh chóng và khó phát hiện hơn vì người bệnh có những triệu chứng giống bệnh cúm thông thường.
Nỗi lo về việc thiếu giường bệnh để cách ly và điều trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh Covid-19 đang gia tăng ở Mỹ do các trung tâm y tế lớn thường trong tình trạng thiếu giường ngay cả khi không có dịch.
"Bệnh viện và hệ thống y tế của chúng ta không đủ khả năng tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân và cách ly họ", ông Gerard Anderson - giáo sư chính sách y tế và quản lý tại Đại học Johns Hopkins cho biết.
Mặc dù đã chuẩn bị nhiều tuần, các quan chức y tế vẫn lo lắng về tình trạng thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ cho nhân viên bệnh viện cũng như máy thở cho bệnh nhân mắc bệnh nặng. "Chúng ta cần khẩu trang, chúng ta cần máy thở và chúng ta cần chúng ngay bây giờ", thượng nghị sĩ Patty Murray của bang Washington, nơi có nhiều ca nhiễm nhất tại Mỹ hiện nay cho biết.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 13/3, Tổng thống Trump đã cam kết cải tổ cách tiếp cận xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ với các lựa chọn dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump trong nhiều tuần qua phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ của các thành viên quốc hội, các nhân viên y tế cộng đồng về tốc độ chậm chạp trong tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do thiếu bộ dụng cụ xét nghiệm. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 1 đến nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và các phòng thí nghiệm y tế cộng đồng của Mỹ mới tiến hành 13.600 xét nghiệm.
Theo kinhtedothi.vn
Dịch Covid-19: Trung Quốc có robot thông minh lấy dịch xét nghiệm virus Ở Trung Quốc vừa xuất hiện một loại robot thông minh có thể lấy dịch từ cổ họng để chẩn đoán nhiễm virus corona (Covid-19) chủng mới, phát triển này sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế, theo trang web của Rospotrebnadzor. Ảnh minh họa. "Trung Quốc đã phát triển một robot thông minh để lấy dịch...