Thứ trưởng Giao thông yêu cầu thêm xe buýt chạy đêm ở sân bay Nội Bài
Kiểm tra công tác phục vụ hành khách tại sân bay Nội Bài, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Sở giao thông Hà Nội bố trí thêm xe buýt chạy đêm để phục vụ hành khách dịp Tết.
Ngày 19/1, Thứ trưởng Giao thông Lê Đình Thọ đã đi kiểm tra công tác phục vụ hành khách tại sân bay Nội Bài. Dịp Tết, sân bay này dự kiến đón 490 – 500 chuyến, tăng 15% so với năm trước.
Giám đốc Cảng hàng không Nội Bài Vũ Thế Phiệt cho biết, tất cả các đơn vị vận tải mặt đất đã ký cam kết bảo đảm đủ số lượng, chất lượng phương tiện vận tải phục vụ hành khách trong giai đoạn cao điểm, nhất là với chuyến bay đêm muộn.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ kiểm tra công tác giám sát an ninh tại sân bay. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Phiệt cũng kiến nghị lãnh đạo Bộ cần tăng cường xe buýt về trung tâm thành phố ban đêm để phục vụ hành khách, do dịp này khá nhiều chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội hoạt động vào khung thời gian này. Hiện có 4 tuyến xe buýt số 86, 90, 17, 07 kết nối sân bay với trung tâm TP Hà Nội để phục vụ hành khách, song các xe chỉ phục vụ đến 21h-22h, muộn nhất là xe 86 đến 23h30.
Trước kiến nghị của lãnh đạo cảng, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã yêu cầu đại diện Sở Giao thông Hà Nội khẩn trương làm việc với các đơn vị vận tải để bố trí thêm xe buýt hoạt động ban đêm, phục vụ hành khách tại sân bay Nội Bài.
Thứ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo sân bay tăng cường tối đa nhân lực tại các điểm soi chiếu để đáp ứng lượng hành khách tăng đột biến, tránh ùn tắc cục bộ ngày cao điểm, đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh.
Video đang HOT
Xe buýt sân bay Nội Bài đóng bến lúc 23h30 chiều từ sân bay về trung tâm thành phố. Ảnh: Xuân Hoa.
Cũng trong ngày 19/1, Thứ trưởng Lê Đinh Thọ kiểm tra công tác chuẩn bị tàu xe để phục vụ hành khách tại ga Hà Nội, bến xe Nước Ngầm. Ông đề nghị TP Hà Nội tăng cường xe buýt từ ga Hà Nội đi đến các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Mỹ Đình… để phục vụ lượng hành khách tăng mạnh. Cùng với đó, yêu cầu lãnh đạo đường sắt tăng cường bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ, đường sắt trên địa bàn Hà Nội cũng như các địa phương có tuyến đường sắt đi qua.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nhiều chuyên gia lo ngại về dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh
Trước việc hạ tầng giao thông quá tải, một số chuyên gia cho rằng việc cưỡng bức phân làn bằng dải phân cách cứng để ưu tiên buýt nhanh có thể dẫn đến tai nạn trên đường phố.
Nhà chờ Nguyễn Tuân là một trong 4 điểm sẽ được thí điểm lắp dải phân cách cứng. Ảnh: Bá Đô
Sở Giao thông Hà Nội vừa đồng ý thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng ở làn xe buýt nhanh, nhằm chống tình trạng các phương tiện khác cố tình lấn làn. Dai phân cach se cao khoang 60 cm, la loai hang rao nhe, di đông, dư kiên được đăt tư bên chơ đên cac điêm giao căt.
Trước mắt, Hà Nội sẽ thí điểm dải phân cách cứng ở 4 khu vực nhà chờ: Khuât Duy Tiên, Nguyên Tuân, Hoang Đao Thuy va Giang Vo.
Trao đổi với VnExpress về chủ trương trên, Đại tá Đào Vịnh Thắng (Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội) cho hay đơn vị chưa nhận được phương án nên chưa thể đưa ra đánh giá chính thức. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, việc đưa buýt nhanh vào hoạt động là chủ trương tốt, giúp giảm xe cá nhân và xe buýt cần được ưu tiên.
"Có một thực tế là hạ tầng giao thông ở Hà Nội đang quá tải, tuyến đường rộng nhất chỉ được 16 m dành cho làn xe chạy, trong khi đó một làn dành cho buýt nhanh, do vậy áp lực giao thông sẽ rất lớn, khiến lực lượng chức năng vất vả hơn", Đại tá Thắng nói.
Từ lý do trên, ông Thắng cho rằng bước đầu nên tăng cường nhắc nhở, tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành và thay đổi ý thức tham gia giao thông thay vì sớm xử phạt và dùng các biện pháp cứng.
Nhiều thời điểm, xe buýt nhanh trở thành chậm vì giao thông ùn ứ, các phương tiện lấn làn.Ảnh: Bá Đô
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc lắp dải phân cách cứng không phù hợp ở thời điểm hiện nay. Hà Nội cần tính toán hợp lý hơn để hạn chế lãng phí. "Hạ tầng, áp lực giao thông quá lớn có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc khi phân làn cưỡng bức", ông Thủy lo ngại.
Ông Thủy phân tích, xe buýt thường ở các nước mỗi giờ có thể vận chuyển 5.000 lượt khách, tuy nhiên xe buýt nhanh ở Hà Nội với hàng chục xe, mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt hành khách (đạt khoảng 30% công suất). Với con số như vậy thì chưa thu hút người dân, không nên cưỡng bức phân làn để ưu tiên loại hình vận tải này mà xem nhẹ các phương tiện khác.
"Hà Nội cần nghiên cứu kỹ và có đánh giá cụ thể, chỉ khi tuyến này hoạt động đạt công suất 70-80%, vận chuyển 30-50 ngàn lượt hành khách thì mới tiến tới phân làn cưỡng bức, ưu tiên buýt nhanh", ông Thuỷ khuyến cáo.
Khu vực nhà chờ Giảng Võ cũng sẽ thí điểm lắp dải phân cách cứng. Ảnh: Bá Đô
Cũng cho rằng việc lắp đặt dải phân cách cứng dễ khiến các phương tiện va quệt, tiềm ẩn mất an toàn giao thông, ông Lê Đỗ Mười (Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải) cho rằng cần phải làm đồng bộ hạ tầng, hiện làn đường còn lại cho các phương tiện khác khá hẹp nên phân cách cứng sẽ "khó khả thi".
Bá Đô
Theo VNE
Hà Nội sẽ có 7 tuyến buýt nhanh Lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội cho biết, số lượng hành khách đi buýt nhanh đang tăng lên hàng ngày, trung bình 40 hành khách mỗi chuyến. Ngày 10/1, trao đổi với VnExpress, ông Vũ Văn Viện (Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, theo quy hoạch giao thông đến năm 2030 đã được phê duyệt thì Thủ...