Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Điểm sàn đảm bảo nguồn tuyển đại học
Sáng 28/8, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu (điểm sàn) ở mức 15 điểm sẽ tạo điều kiện cho các trường tuyển được sinh viên.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói: Khi xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu, Bộ GD&ĐT căn cứ 3 yếu tố.
Thứ nhất, chất lượng của thí sinh dự thi. Điều này phải dựa trên điểm sàn những năm gần đây. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ GD&ĐT, cũng như Hội đồng tư vấn, xác định trung bình mỗi môn thi phải 5 điểm. Vì vậy, điểm sàn phải quanh ngưỡng 15 điểm.
Những năm thực hiện “3 chung”, điểm sàn chưa bao giờ vượt ngưỡng 15 điểm 3 môn. Phổ điểm các khối thi chủ yếu lệch trái (phần điểm thấp). Từ năm 2015, do mục đích tổ chức kỳ thi thay đổi, phổ điểm lệch nhiều về bên phải (điểm cao). Phổ điểm năm nay thuận lợi cho các trường xét tuyển, ngoại trừ môn ngoại ngữ điểm hơi lệch trái.
Tiêu chí thứ hai là chỉ tiêu của các trường đại học. Các trường cũng tự xác định chỉ tiêu theo Thông tư 57 và Thông tư 32. Đó là năng lực đào tạo tối đa của các trường. Do đó, tuyển đủ chỉ tiêu hay không đủ chỉ tiêu hiện nay không còn quan trọng.
Năm nay, cả nước có trên 100 trường đăng ký tuyển sinh riêng bằng hình thức xét học bạ với 102.000 chỉ tiêu. Các trường đại học còn lại tuyển sinh bằng lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia với 320.000 chỉ tiêu. Hội đồng điểm sàn đã phân tích để đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Tiêu chí thứ ba là phương thức xác định tổ hợp xét tuyển của các trường. Tuy nhiên, Hội đồng chủ yếu dựa vào 5 khối thi truyền thống để xác định là A, A1, B, C và D.
Video đang HOT
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT
Từ 3 tiêu chí này, Hội đồng tư vấn thống nhất điểm sàn 5 khối thi truyền thống năm nay là 15 điểm. Với mức này, hệ số dôi dư là 1.27. Đây chỉ là chỉ số dôi dư của 5 khối truyền thống. Các trường tuyển nhiều tổ hợp khác nên hệ số này còn lớn hơn rất nhiều.
- Điểm môn tiếng Anh của thí sinh không cao sẽ dẫn đến phổ điểm khối D không “đẹp” như các khối còn lại. Các trường xét tuyển khối D có gặp khó khăn về nguồn tuyển không?
Những năm trước, tiếng Anh là môn tự chọn. Từ năm 2015, đây là môn thi bắt buộc. Từ chỉ một số thí sinh phải thi đến tất cả thí sinh phải thi là bước phát triển nhanh và dài trong quyết tâm dạy học môn ngoại ngữ trong nhà trường. Do đó, phổ điểm môn tiếng Anh từ năm 2015 đến nay nhìn chung thấp.
Dù vậy, số lượng thí sinh đạt điểm trung bình từ 5 điểm trở lên cũng đông. Những em điểm cao này dự thi khối D, các trường không lo nguồn tuyển.
- Những trường đại học ở các vùng khó khăn sẽ tuyển sinh ra sao?
- Năm 2015, theo đề nghị của Ban chỉ đạo 3 Tây (Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ), Bộ GD&ĐT cho phép các trường ở vùng khó khăn khi tuyển thí sinh địa phương được hạ thấp hơn điểm sàn của Bộ 1 điểm.
Mục đích là các trường đào tạo nhân lực cho địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Năm nay, nếu Ban chỉ đạo 3 Tây tiếp tục đề nghị, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét. Còn nếu không, các trường sẽ tuyển sinh như các trường khác.
Theo Zing
Hàng nghìn thí sinh trúng tuyển đại học sớm
Chiều 27/7, TS Nguyễn Đào Tùng, Trưởng ban Đào tạo, Học viện Tài chính cho biết, 2.556 thí sinh được tuyển thẳng vào Học viện dựa trên xét kết quả học tập bậc THPT năm 2016 .
Những thí sinh này sẽ làm thủ tục nhập học vào Học viện Tài chính từ ngày 28/7 đến 31/7. Ông Tùng cũng cho biết, trường còn 2.000 chỉ tiêu để xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia.
Trước đó, Học viện Tài chính được Bộ GD&ĐT cho phép xét tuyển thẳng đối với học sinh các trường THPT trên toàn quốc.
Những học sinh được xét tuyển thẳng gồm: Người tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia có môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi về Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn.
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Anh Tuấn.
Thí sinh ở các trường THPT trên toàn quốc học lực giỏi từ 2 năm trở lên, trong đó có năm lớp 12; có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt và có kết quả điểm IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL ITP 550 điểm, TOEFL iBT 55 điểm, hoặc có giải nhất, nhì, ba cấp thành phố/cấp tỉnh trở lên các mônToán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn.
Những thí sinh có lực học loại giỏi trở lên trong cả 3 năm học tại trường THPT công lập trên phạm vi cả nước, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã công bố danh sách 195 thí sinh được tuyển thẳng.
Những em được tuyển thẳng vào trường là thành viên đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; đoạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12, tập trung ở các môn Sinh học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Toán (143 em).
52 em còn lại trong đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; đoạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 các môn như Khoa học máy tính, Kĩ thuật Điện Cơ khí, Rô bốt và máy thông minh.
Theo Zing
Nhiều đại học dự kiến điểm chuẩn thấp hơn năm ngoái Phân tích điểm thi THPT quốc gia 2016, nhiều chuyên gia tuyển sinh các trường đại học dự đoán điểm chuẩn năm nay sẽ giảm nhẹ. Sau khi công bố kết quả thi THPT quốc gia 2016, thí sinh có gần 10 ngày suy nghĩ trước khi đăng ký trường xét tuyển từ 1/8 đến 12/8. Năm nay, thí sinh đăng ký xét...