Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin 8 biện pháp trọng tâm để hạn chế ca tử vong do dịch COVID-19
Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thông tin về 8 biện pháp trọng tâm để hạn chế số ca tử vong do dịch COVID-19.
Chiều 2/12/2021, Văn phòng Chính Phủ đã tổ chức buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021, buổi họp báo được chủ trì bởi Bộ trưởng – Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã trả lời một số câu hỏi của báo chí liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
8 nhiệm vụ trọng tâm để giảm ca tử vong
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, hiện tại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao, số ca tử vong cũng có chiều hướng tăng lên. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin, qua phân tích, hầu hết các ca tử vong đều ở nhóm người trên 50 tuổi và có bệnh nền.
Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp cụ thể để giảm số ca tử vong, cụ thể:
1/ Quan tâm, theo dõi người bệnh ở độ tuổi có nguy cơ cao nhằm điều chỉnh, phân tầng điều trị.
2/ Các bệnh viện theo dõi, giám sát ngay từ khi bệnh nhân nhập viện.
3/ Tiếp tục hỗ trợ nhân lực cho các địa phương có ca chuyển nặng cao.
4/ Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường.
5/ Kích hoạt lại trung tâm hỗ trợ từ xa.
6/ Các địa phương cử người có năng lực kiểm soát, chuyển tầng phù hợp.
7/ Xây dựng hệ thống giám sát.
Video đang HOT
8/ Bộ Y tế có biện pháp về giảm thiểu ca tử vong gửi các bệnh viện, tỉnh, thành phố.
Tiêm vaccine nhắc lại được thực hiện thế nào?
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thông tin về việc tiêm mũi vaccine bổ sung (mũi 3) mà các cơ quan báo chí quan tâm.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, tính đến ngày 1/12, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 120 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi, trong đó đã có hơn 94% người được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và gần 68% người tiêm đủ 2 liều; một số tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80- 90% số người trên 18 tuổi trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin đến báo chí về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 1/12, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế (Bộ Công an); Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, theo khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm sử dụng vaccine của các nước, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Loại vaccine: Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Khoảng cách: Tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Theo Bộ Y tế, vaccine sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
Gia hạn vaccine được áp dụng chung trên toàn cầu
Liên quan đến câu hỏi của các cơ quan báo chí về việc gia hạn vaccine phòng COVID-19, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin, ngày 22/8/2021, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và ngày 10/9/2021 Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) đã thông qua hạn sử dụng của vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Ngày 20/9/2021, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có thư gửi UNICEF thông báo về việc tăng hạn sử dụng vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng.
Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.
Từ thời điểm FDA và EMA phê duyệt nói trên, các lô vaccine Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vaccine theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vaccine lên 9 tháng.
Việc gia hạn vaccine Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn.
Trong thời gian tới, Nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, Nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vaccine đến 12, 18 tháng.
TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, vaccine Pfizer-BioNTech là vaccine COVID-19 đầu tiên được WHO phê duyệt vào ngày 31/12/2020 và đưa vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp của WHO.
Ngày 8/01/2021, WHO đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng và các yêu cầu bảo quản đối với vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 dựa trên dữ liệu khoa học có được vào thời điểm đó. Nhà sản xuất đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển sau giai đoạn phê duyệt ban đầu.
Các cơ quan quản lý vaccine quốc gia đã cập nhật các điều kiện phê duyệt sau khi xem xét các bằng chứng và dữ liệu khoa học mới do nhà sản xuất cung cấp, gồm có: mở rộng nhóm tuổi tiêm từ 12 tuổi trở lên và tăng hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng.
Vào tháng 8 năm 2021, WHO đã phê duyệt các điều kiện cập nhật này, bao gồm việc tăng hạn sử dụng lên 9 tháng áp dụng với tất cả vaccine Pfizer đã được sản xuất kể cả trước thời điểm tháng 8 năm 2021.
Trong quá trình vận chuyển vaccine từ nhà sản xuất đến Việt Nam, vaccine luôn được bảo quản ở nhiệt độ -90C đến -60C bằng các thiết bị chuyên dụng của nhà sản xuất. Vaccine có thể được bảo quản trong buồng lạnh/tủ lạnh dương từ 2C đến 8C tối đa 1 tháng (31 ngày).
Tất cả các lô vaccine trước khi sử dụng tại Việt Nam đều được Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đánh giá chất lượng và cấp giấy phép xuất xưởng. Do vậy, việc tăng thời hạn vaccine thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vaccine.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng nhắc lại ý kiến của GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế, đó là: “Việc gia hạn vaccine Pfizer thực hiện theo thông lệ của quốc tế, Việt Nam không tự động gia hạn. Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân”.
WHO: Châu Âu lại thành tâm dịch Covid-19
WHO đánh giá châu Âu lại trở thành tâm điểm bùng phát Covid-19 khi ca nhiễm tăng ở mọi lứa tuổi và tốc độ lây "cực kỳ đáng lo ngại".
"Một lần nữa, chúng ta lại trở thành tâm điểm đại dịch", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge nói tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm nay.
Khu vực châu Âu của WHO, gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện ghi nhận hơn 78 triệu ca Covid-19, cao hơn tổng ca nhiễm tại Đông Nam Á, khu vực Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại.
Trong tuần trước, châu Âu và Trung Á báo cáo gần 1,8 triệu ca nhiễm mới, chiếm 59% ca toàn cầu. Số ca tử vong trong khu vực tuần trước là 24.000, chiếm 48% ca tử vong toàn cầu.
Kluge lưu ý "tốc độ lây nhiễm hiện nay ở 53 quốc gia cực kỳ đáng lo ngại" với ca nhiễm hàng ngày gần mức kỷ lục do biến chủng Delta. "Nếu theo quỹ đạo này, chúng ta có thể chứng kiến thêm nửa triệu người chết do Covid-19 ở châu Âu và Trung Á từ nay đến ngày 1/2/2022", ông cảnh báo.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một bệnh viện ở Moskva, Nga tháng trước. Ảnh: Reuters.
"Ca nhiễm gia tăng ở tất cả nhóm tuổi", ông cho hay. "Ngày nay, mọi quốc gia ở châu Âu và Trung Á đang phải đối mặt với mối đe dọa thực sự về sự trỗi dậy trở lại của Covid-19 hoặc đang phải chiến đấu với sự trỗi dậy đó".
Kluge cho rằng ca Covid-19 tăng vọt và tỷ lệ nhập viện ở châu Âu cao hơn các khu vực khác do không đủ độ phủ tiêm chủng và "nới lỏng các biện pháp xã hội, y tế công cộng".
Theo quan chức WHO, các biện pháp như xét nghiệm, truy vết, duy trì khoảng cách và sử dụng khẩu trang vẫn là một phần của "kho vũ khí" chống Covid-19. "Chúng ta phải thay đổi chiến thuật, từ phản ứng với sự gia tăng ca Covid-19 sang ngăn chặn bùng phát ngay từ đầu", ông nhấn mạnh.
Ca Covid-19 hàng ngày ở châu Âu đã tăng gần 6 tuần liên tiếp, trong khi ca tử vong tăng hơn 7 tuần liên tiếp, với khoảng 250.000 ca nhiễm và 3.600 ca tử vong mỗi ngày. Trong 7 ngày qua, Nga ghi nhận số người chết cao nhất với 8.162 người chết, tiếp theo là Ukraine với 3.819 và Romania với 3.100.
Latvia ban bố tình trạng khẩn cấp Latvia đã ban bố tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong 3 tháng, bắt đầu từ ngày 8/11, sau khi số ca mắc mới COVID-19 tại nước này tăng lên các mức cao kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm chủng tại Latvia nằm trong số thấp nhất Liên minh châu Âu (EU). Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ventspils,...