Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi người dân TPHCM tự test nhanh Covid-19
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, dân số TPHCM đông nên để loại bỏ triệt để mầm bệnh rất cần người dân tự xét nghiệm thường xuyên cho bản thân, gia đình, đồng thời cập nhật kết quả cho cơ quan y tế.
Trong thư gửi tới người dân TPHCM mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết TP đã trải qua hơn 100 ngày hết sức khó khăn trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm của biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2.
Hiện tại, công tác phòng, chống dịch đã đạt được một số kết quả bước đầu và đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng kiểm soát được bệnh dịch. Với sự lây truyền nhanh và mạnh của biến chủng Delta, công tác xét nghiệm là chìa khóa để xác định nguồn lây nhiễm, bóc tách, cách ly và điều trị kịp thời. Đây cũng là mắt xích đầu tiên, rất quan trọng trong chiến lược phòng chống virus SARS- CoV-2 của Việt Nam cũng như các nước khác trên toàn thế giới.
Ảnh minh họa: Hải Long.
TP đã và đang áp dụng chiến lược xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân. Các nhân viên y tế, người tình nguyện và các lực lượng hỗ trợ đã ngày đêm thực hiện công tác xét nghiệm, không ngại khó khăn, gian khổ.
Tuy nhiên do dân số TP đông, nguồn nhân lực có hạn nên khả năng lặp lại xét nghiệm để loại bỏ triệt để nguồn lây nhiễm mạnh còn hạn chế. Đặc biệt tại một số nơi, điểm lấy mẫu xét nghiệm chưa đảm bảo an toàn sinh học có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm cho cả người lấy mẫu và người được lấy mẫu.
Vì thế, để chủ động phòng bệnh cho chính bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng dân cư khi biến thể Delta vẫn còn lưu hành, Thứ trưởng khuyến khích người dân tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho bản thân và cho gia đình.
Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM đã xây dựng các hướng dẫn bằng hình ảnh và video clip. Người dân có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn khi lần đầu thực hiện hoặc tham khảo hướng dẫn trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ sở y tế địa phương và nhân viên lấy mẫu xét nghiệm chủ động đề xuất và giúp người dân tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên.
“Kiểm soát và sớm đẩy lùi dịch bệnh là mong muốn, ước vọng không những của người dân TP, mà còn của nhân dân cả nước. Với trách nhiệm cá nhân, với tình yêu thương bản thân, gia đình và tri ân các lực lượng y tế đang nỗ lực hết sức để điều trị và bảo toàn sinh mệnh cho các bệnh nhân Covid-19, tôi hiểu rằng người dân sẽ sẵn lòng tự xét nghiệm thường xuyên”, Thứ trưởng Sơn viết trong thư.
Thứ trưởng cũng tin rằng kết quả xét nghiệm nhanh sẽ luôn được cập nhật tới cơ quan y tế địa phương. Đây là những thông tin có giá trị để đánh giá tình hình dịch bệnh và cũng là những viên gạch góp phần xây nên “pháo đài” chống dịch của các phường, xã trong TP.
Video đang HOT
Tất cả các biện pháp chống dịch đang được thực hiện quyết liệt và khẩn trương, việc thực hiện tự xét nghiệm bằng test nhanh của người dân cùng với các phương thức phòng chống dịch Covid-19 của TP sẽ là trận tấn công tổng lực.
“Khi chúng ta cùng đồng lòng thực hiện, chúng tôi tin chắc TP sẽ nhanh chóng bình yên”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Người dân TPHCM được hướng dẫn cách tự test nhanh (Ảnh: Hà Văn Đạo)
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM hướng dẫn người dân 7 bước tự test nhanh Covid-19:
Bước 1: Chuẩn bị túyp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.
Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong túyp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).
Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên túyp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy túyp.
Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong túyp bằng tay (5 lần).
Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện một vạch C): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.
Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.
Cuối cùng, người dân sẽ báo cáo kết quả và nộp lại khay test cho cán bộ y tế để tổng hợp.
Lập 4 trung tâm hồi sức COVID-19 trong 1 tuần: Phép màu từ nỗ lực không mệt mỏi
20 ngày triển khai xây dựng 3 Bệnh viện Dã chiến, 7 ngày thiết lập 4 Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại TP.HCM, là phép màu từ sự nỗ lực không mệt mỏi.
Tại lễ khánh thành các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 do các bệnh viện tuyến Trung ương chịu trách nhiệm vận hành, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, trong vòng 20 ngày thành phố đã xây dựng xong 3 bệnh viện dã chiến và chỉ sau 7 ngày, 4 trung tâm hồi sức COVID-19 được hình thành.
Lập 4 trung tâm hồi sức COVID-19 trong 1 tuần
Chủ tịch TP.HCM cho rằng, hiện nay thành phố đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Hơn 3 tháng qua cả hệ thống chính trị, các lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TP với sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương trên cả nước vẫn đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.
Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng các lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế tại buổi khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực chiều 7/8.
Theo ông Phong, mục tiêu hàng đầu của thành phố hiện nay là giảm tối đa số ca F0 chuyển nặng, tử vong. Do đó, việc đưa vào hoạt động các bệnh viện dã chiến, các trung tâm hồi sức tích cực, cùng sự vận hành của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành của Trung ương, TP.HCM và các địa phương, cùng trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả các bệnh viện trong tháp điều trị 5 tầng.
4 trung tâm được đặt tại các bệnh viện dã chiến, cụ thể:
Tại Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 13 (Đào Trí, quận 7), 500 giường đang được Trung tâm Hồi sức tích cực trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quản lý vận hành.
Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 14 (Tân Phú) có 500 giường hồi sức do Trung tâm Hồi sức trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế quản lý.
Để vận hành 3 trung tâm hồi sức này, Bộ Y tế điều động nhân lực, vật lực chưa từng có từ 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt ở Huế và Hà Nội. Tất cả đều chung sức, đồng lòng giúp TP.HCM sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 16 có 500 giường do Trung tâm hồi sức trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai chịu trách nhiệm.
Ngoài 3 bệnh viện chi viện từ Hà Nội, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM quản lý vận hành Trung tâm Hồi sức COVID-19 quy mô 250 giường. Trung tâm này đặt tại tầng 5 của Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân).
"Phép màu" từ sự nỗ lực không mệt mỏi
Là một trong những chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia vận hành, quản lý các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, BS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16 chia sẻ, chỉ trong một thời gian ngắn với sự sát sao trong công tác chỉ đạo của Bộ Y tế, lãnh đạo TP.HCM cùng sự quyết liệt và nỗ lực không mệt mỏi của các đơn vị, đội ngũ y tế các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 đã được hình thành.
" Với quyết tâm cao, Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được hình thành như một phép màu từ rừng dừa đước bên sông Nhà Bè để trở thành một Trung tâm hồi sức tích cực hiện đại ", BS Tuấn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại lễ khánh thành.
Chia sẻ trong buổi lễ khánh thành, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM gửi lời cảm ơn và cảm kích đến các lực lượng đã không ngại khó, ngại khổ để cùng chung sức ngăn chặn, chấm dứt dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM nói riêng và trên 19 tỉnh thành khu vực phía Nam nói chung.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, trên cơ sở bộ khung của các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cùng sự phối kết hợp với các lực lượng từ TP.HCM, các tỉnh thành trên cả nước để tạo điều kiện tốt nhất cho TP.HCM.
Ông đề nghị 3 bệnh viện tuyến Trung ương, với vai trò là "đàn anh, đầu tàu", phải đoàn kết, đồng thuận, đồng bộ, chia sẻ hoạt động chuyên môn, tạo cơ hội tốt nhất cho việc phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Thạnh Đầu giờ sáng 15/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 đã kiểm tra công tác triển khai lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng tại quận Bình Thạnh, nơi có điểm phong tỏa gần Chợ Văn Thánh. Thứ...