Thứ trưởng Bộ Giáo dục viếng thầy giáo coi thi đột tử tại Cà Mau
Chiều 26-6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, Phó Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT đến viếng, thăm hỏi, chia buồn với gia đinh thầy giáo Phạm Quốc Tuấn (1980) không may bị đột tử khi đang thực hiện nhiệm vụ trông thi tại điểm thi Trường THPT Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chia buồn cùng gia đình thầy giáo Tuấn
Thầy Phạm Quốc Tuấn là giáo viên dạy môn An ninh – Quốc phòng được 10 năm tại Trường THPT Tắc Vân – Cà Mau. Thầy được phân công làm nhiệm vụ coi thi tại điểm thi Trường THPT Thới Bình.
Sáng ngày 25-6, trong lúc chuẩn bị tư trang để đến điểm thi làm nhiệm vụ coi thi môn ngữ Văn, thầy Tuấn bị mệt, đi lại khó khăn. Sau đó, đồng nghiệp đưa thầy đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thới Bình để cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, thầy đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 phút.
Video đang HOT
Thầy ra đi để lại người vợ cùng hai con nhỏ với điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn. Vợ thầy hiện là giáo viên Trường THPT Phúc Hưng, 2 con gái của thầy đứa lớn mới 10 tuổi và đứa nhỏ chỉ có 5 tuổi. Được biết, lúc thầy mất vợ và hai con đang ở quê ngoại (Bắc Ninh) vì trước đó 2 tuần thầy đưa vợ và các con về thăm ông bà ngoại.
Chia sẻ với vợ và các con của thầy Tuấn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc ngậm ngùi: “Thầy ra đi trong khi đang làm nhiệm vụ, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho gia đình, cho nhà trường và học trò. Ngay sau khi nhận được tin báo của Sở GD-ĐT Cà Mau, tôi đã báo cáo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Bộ trưởng đã chỉ đạo đoàn công tác của Bộ vào tận nơi hỏi thăm và động viên gia đình”.
Cá nhân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng gửi vòng hoa, gửi lời chia buồn tới gia đình thầy, đồng thời mong vợ con và người thân của thầy sớm vượt qua được nỗi đau mất mát này để ổn định cuộc sống.
Trước đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Sở GD-ĐT Cà Mau quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để vợ thầy Tuấn yên tâm công tác, các cháu được tạo điều kiện trong học tập và ổn định cuộc sống.
PV
Theo Dân trí
Xã hội học tập: Học bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào
"Với sự phát triển công nghệ thông tin, hơn bao giờ hết, nền tảng cho xã hội học tập trở nên vô cùng thuận lợi, các em có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào"- thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại lễ trao giải Violympic ngày 19-5.
Các em học sinh tại lễ trao giải Violympic 2018 - Ảnh: NGỌC HÀ
Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, lý do thế giới thời nay đều hướng đến việc xây dựng xã hội học tập vì "kiến thức không thể học một lần là đủ", kiến thức luôn được cập nhật và người học phải có tâm thế luôn sẵn sẵng học tập mọi lúc, mọi nơi.
Vì vậy, việc cuộc thi Violympic phát triển không ngừng trong 10 năm qua với hơn 20 triệu tài khoản tham gia, tạo nên phong trào học toán rộng khắp chính là điển hình xây dựng xã hội học tập.
10 năm trước, năm 2008, lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc thi giải toán trên mạng Internet hoàn toàn miễn phí. Đến nay, cuộc thi đã phát triển cả thi giải toán bằng tiếng Anh và bổ sung thêm bộ môn vật lý.
Đặc biệt, Violympic cũng đã bắt đầu được triển khai tại nước bạn Lào từ năm 2016.
Theo ban tổ chức, sắp tới, Violympic sẽ tiếp tục bổ sung thêm ứng dụng công nghệ 4.0 như ứng dụng chatbot - robot giải đáp mọi thắc mắc của thí sinh, công nghệ thực tế ảo, tương tác thực tế nhằm tạo hình thức thi trực quan, hấp dẫn.
Năm học 2017-2018, toàn quốc có hơn 10.000 học sinh đến từ 49 tỉnh, thành trên cả nước tham gia vòng chung kết cuộc thi Violympic. Trong đó, có hơn 2.000 học sinh đạt giải ở cả 3 bộ môn: toán tiếng Anh, toán tiếng Việt, vật lý.
Sau sự kiện tại Hà Nội, buổi lễ tôn vinh và trao giải tại khu vực miền Nam và miền Trung dự kiến lần lượt được diễn ra vào ngày 23-5 tại Vũng Tàu và ngày 26-5 tại Quảng Bình.
Theo tuoitre.vn
Ưu tiên nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao Các cơ sở giáo dục ĐH phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công trình có tính ứng dụng cao. Nhóm sinh viên Trường đại học Sài Gòn (TP.HCM) nghiên cứu lắp ráp hệ thống băng chuyền tự động - Ảnh: TỰ TRUNG Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn...