Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chấm thi tại Nghệ An
Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác kiểm tra tra công tác tổ chức chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Trường THPT Lê Viết Thuật.
Công tác chấm thi được thực hiện đúng quy trình
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Nghệ An có 36.743 thí sinh dự thi tại 69 điểm thi. Trong đó phân bổ theo bài thi bao gồm, môn Ngữ văn (chấm tự luận) có 36.009 thí sinh dự thi. Các môn trắc nghiệm gồm: Toán có 36.389 thí sinh; Vật lí có 10.260 thí sinh; Hóa học 10.344 thí sinh dự thi; Sinh học 10.126 thí sinh dự thi; Lịch sử 26.072 thí sinh dự thi; Địa lí 26.023 thí sinh dự thi; Giáo dục công dân có 22.839 thí sinh dự thi; môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh có 32.644 thí sinh dự thi và các môn Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức có 81 thí sinh dự thi).
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Mỹ Hà
Sở Giáo dục và Đào tạo đã huy động hơn 400 cán bộ tham gia công tác chấm thi. Trong đó ban chấm thi tự luận có 324 người, với 280 cán bộ chấm thi, 24 cán bộ chấm kiểm tra. Tổng số cán bộ tham gia ban chấm thi trắc nghiệm là 41 người. Ngoài ra, còn có 20 người của lực lượng đảm bảo an toàn chấm thi.
Trước đó, xác định khâu chấm thi hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của Kỳ thi Tốt nghiệp THPT, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo ban chấm thi của tỉnh lựa chọn giáo viên có năng lực, làm việc trách nhiệm, trung thực. Trong quá trình chấm bài (đối với môn tự luận), bám sát đáp án, barem điểm của Bộ GD&ĐT, chấm chính xác, hết ý cho bài thi, đảm bảo kết quả tin cậy cũng như sự công bằng, khách quan cho thí sinh.
Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác cũng đến kiểm tra, trao đổi trực tiếp với các giám khảo chấm thi vòng 1, vòng 2, chấm kiểm tra, cán bộ ghép điểm bài thi… Qua trò chuyện, các giám khảo cho biết, với việc được tập huấn, quán triệt kỹ quy chế, quy trình chấm thi nên trong quá trình làm việc không gặp băn khoăn, vướng mắc hay áp lực.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, về đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm thi môn tự luận của Bộ GD&ĐT rõ ràng, khoa học, dễ hiểu đã tạo thuận lợi cho giám khảo. Ngay trong ngày đầu tiên chấm tự luận, giám khảo đã có thể “thoát ly đáp án” và chấm đều tay bài làm của thí sinh.
Theo báo cáo của ban chấm thi tự luận, tính đến chiều 15/7, qua tổng hợp có 607 bài đề xuất chấm lần 3, chưa đầy 2% so với tổng số bài thi. Tuy nhiên trong số này không có bài nào phải chấm chung, tức là chênh lệch điểm giữa các giám khảo không quá 2,5 điểm/bài thi. Sự chênh lệch giữa các giám khảo chấm thi trong giới hạn cho phép.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý với giám khảo không sợ cho thí sinh điểm 10 môn Ngữ văn. Nhưng phải đảm bảo đúng, chính xác với năng lực và bài thi của thí sinh.
Tăng cường công tác chấm kiểm tra
Làm việc tại Nghệ An, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh các ban chấm thi Tốt nghiệp THPT phải xác định rõ quan điểm chấm thi là chấm đúng, chính xác, khách quan, đảm bảo chặt chẽ quy trình theo quy chế. Việc chấm thi nhanh nhưng không vội để tránh xảy ra chênh lệch, sai sót.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Mỹ Hà
Thứ trưởng cũng yêu cầu ban chấm thi tỉnh Nghệ An tăng cường chấm kiểm tra, ngoài 5% theo yêu cầu, có thể chấm thêm số lượng, nhất là với những bài thi điểm cao, trên 9 điểm.
Môn Ngữ văn là môn duy nhất chấm tự luận tại Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022. Đối với chấm thi môn này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, chênh lệch điểm thi giữa các vòng chấm độc lập xác định là phải có. Tuy nhiên cố gắng để việc chênh lệch không quá lớn, trong khoảng cho phép là trách nhiệm, năng lực của giám khảo và có sự thống nhất.
Đối với chấm thi trắc nghiệm, đoàn kiểm tra cũng đánh giá cao công tác tổ chức của Nghệ An, từ bố trí cơ sở vật chất, huy động lực lượng chấm thi, bảo vệ bài thi, kết quả thi của thí sinh. Lực lượng công an cũng được bố trí đảm bảo an ninh trong thời gian chấm thi.
Đoàn công tác kiểm tra tại điểm chấm thi. Ảnh: Mỹ Hà
Tại buổi làm việc, đại diện đoàn thanh tra chấm thi Bộ cũng lưu ý giám khảo chấm thi bảo mật thông tin bài thi cho thí sinh. Không phát ngôn liên quan đến bài thi, hoặc thông tin chưa chính thống, chính xác, gây hoang mang trong dư luận.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng như các ban chấm thi tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đoàn kiểm tra, hứa tiếp tục tổ chức chấm thi chặt chẽ, đúng quy chế, khách quan, đảm bảo tiến độ và kết quả trung thực, chính xác với bài thi của thí sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra chấm thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Đà Nẵng
Chiều tối qua (13/7), ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT tại thành phố Đà Nẵng.
Thứ trưởng lưu ý, công tác chấm thi phải chính xác, trung thực.
Hiện nay, cán bộ chấm thi ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đang tiến hành chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Công tác chấm bài thi đang thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo an toàn trong việc chấm thi để kịp cho việc xét công nhận thi tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất ngày 26/7/2022.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Đà Nẵng.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại thành phố Đà Nẵng có hơn 12.600 thí sinh đăng ký dự thi. Khu vực làm phách được bố trí tại Ký túc xá trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cách biệt, bảo đảm an toàn, bảo mật. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, có 149 người chấm thi ở Ban thi tự luận. Đối với Ban chấm thi trắc nghiệm có 26 thành viên chia làm 3 tổ, gồm: Tổ kỹ thuật viên xử lý bài thi, Tổ giám sát và Tổ thư ký. 28 cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ bảo vệ, phục vụ, công an. Công tác thanh tra chấm thi của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố được thực hiện nghiêm túc.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý Hội đồng thi tại Đà Nẵng phải tăng cường chấm kiểm tra.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, công tác chấm thi phải ông bằng khách quan, trung thực. Cán bộ chấm thi phải chấm đúng, chính xác, công bằng. Bên cạnh đó, phải tăng cường chấm kiểm tra, tổ kiểm tra phải nâng cao hơn về trách nhiệm chấm kiểm tra thi.
"Tôi yêu cầu tổ kiểm tra năm nay phải nâng cao tinh thần trách nhiệm. Mục đích của chấm kiểm tra là giúp cho Trưởng Ban đều hành chung của cả Ban chấm. Cho nên, phải phát hiện vấn đề, xem lỗi sai thường gặp của giáo viên khi chấm thi là gì. Hai là, lý do vì sao độ chênh lệch điểm không thống nhất trong toàn hội đồng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh./.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc: Bảo đảm công tác chấm thi nghiêm túc, đúng tiến độ Sáng ngày 12/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại tỉnh Thái Bình. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc kiểm tra điểm chấm thi tại Thái Bình. Ảnh: KH. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra...