Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: TP.HCM nên mở rộng cơ chế tín dụng cho sinh viên
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị TP.HCM cần hỗ trợ các trường đại học thông qua cơ chế hỗ trợ sinh viên, thí điểm, mở rộng cơ chế tín dụng đối với sinh viên.
Chiều 13-10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế – xã hội và kết quả thực hiện Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội.
Trao đổi với lãnh đạo TP, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, không nên xem giáo dục chỉ là một lĩnh vực xã hội.
“TP nên coi giáo dục là lĩnh vực đầu tư phát triển. Việc quan tâm hơn nữa cho giáo dục chính là quan tâm tới tăng trưởng với những mục tiêu cao cả của TP”- Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sơn cho rằng, TP.HCM là địa phương tăng dân số cơ học nhanh, vì vậy cần tiếp tục quan tâm hơn nữa tới việc hoàn thiện mạng lưới trường lớp, nhất là tại các khu công nghiệp bảo đảm sĩ số học sinh theo quy định, đồng thời tuyển dụng tốt hơn đội ngũ giáo viên.
Ông nhìn nhận, TP.HCM đã có quan tâm tới hệ thống giáo dục đại học trong thời gian qua và đặt mục tiêu TP sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu sáng tạo, thu hút nhân tài. TP.HCM cũng đã có những cơ chế hỗ trợ sinh viên đó là xây dựng ký túc xá.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng không nên xem giáo dục chỉ là một lĩnh vực xã hội. Ảnh: TTBC
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, ông đề nghị TP cần hỗ trợ các trường đại học thông qua cơ chế hỗ trợ sinh viên, thí điểm, mở rộng cơ chế tín dụng đối với sinh viên.
Hiện, Chính phủ đã ban hành cơ chế tín dụng sinh viên, tuy nhiên còn hạn chế về đối tượng, phạm vi về lĩnh vực.
Ông cũng mong muốn TP.HCM nghiên cứu kỹ để xây dựng cơ chế tốt hơn trong việc thu hút tài năng, đặc biệt là các nhà khoa học, các giáo sư ở nước ngoài.
Đặc biệt, cần có cơ chế về giấy phép lao động, nhà ở, bảo hiểm cho các nhà khoa học, chuyên gia người Việt Nam về tham gia giảng dạy và cùng nghiên cứu tại các trường đại học tại TP.
Cạnh đó, TP cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đối với giới trẻ, tài năng trẻ và hỗ trợ cơ chế kết nối với các trường đại học, qua đó giúp các trường đóng góp tốt hơn kết quả nghiên cứu ra bên ngoài.
Trên cơ sở đó, có thể hình thành các công ty, doanh nghệp mới, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc sống.
Công tác văn phòng, truyền thông năm 2022 tập trung vào 5 nội dung
Chiều 25/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác văn phòng và truyền thông khối các Sở GD&ĐT năm 2022.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự và chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn (trái) phát biểu tại hội nghị.
Theo báo cáo của Văn phòng Bộ GD&ĐT, năm học 2021 - 2022, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Trong bối cảnh trên, Văn phòng Bộ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc tham mưu và triển khai các giải pháp tổ chức dạy học an toàn, chất lượng; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; thu hút nguồn lực hỗ trợ sinh viên và các nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành khác nói chung.
Năm học vừa qua, công tác tiếp nhận, quản lý, ban hành văn bản được thực hiện đúng quy định, thẩm quyền, ngày càng chuyên nghiệp. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được tập trung quan tâm, đẩy mạnh, qua đó phục vụ tốt công việc trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp. Hoạt động quản trị công sở tại tất cả các văn phòng được đảm bảo, an toàn trước dịch bệnh.
Phó Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Cừ trình bày báo cáo tại hội nghị.
Công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai quyết liệt. Các Sở GD&ĐT đã thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh, thành phố; công khai địa chỉ, điện thoại để liên hệ tiếp nhận ý kiến của người dân; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính.
Các kết quả đạt được trong năm học 2021-2022 có sự đóng góp không nhỏ của công tác truyền thông. Văn phòng Bộ đã phối hợp với Văn phòng các Sở đẩy mạnh cung cấp thông tin kịp thời nhằm định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội đối với các hoạt động của ngành; đồng thời lan tỏa được các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Hoạt động truyền thông trong thời gian dịch bệnh bùng phát đã được một số Sở GDĐT triển khai sáng tạo, có hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, công tác văn phòng và truyền thông còn nhiều hạn chế như cung cấp thông tin, thực hiện chế độ báo cáo của một số đơn vị có lúc chưa kịp thời, chưa đúng yêu cầu. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông chưa đồng đều trong toàn ngành...
Toàn cảnh hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác văn phòng và truyền thông khối các Sở GD&ĐT trong năm học 2021 - 2022. Bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên liên quan đến công tác tham mưu, phối hợp, hỗ trợ hoạt động chuyên môn, khối văn phòng đã tích cực quan tâm, đổi mới phương thức, cách thức hoạt động nhằm thích ứng với điều kiện mới và ứng dụng công nghệ mới.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn phòng và truyền thông trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị Văn phòng Bộ và Văn phòng các Sở cần tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính. Dựa trên công nghệ thông tin, cần đổi mới cách thức điều hành, quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như đem đến cho học sinh, gia đình và xã hội dịch vụ thuận lợi, hiệu quả.
Ghi nhận những kết quả tích cực của công tác truyền thông, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị cần xác định mục tiêu của truyền thông để làm gì? Trong ngành Giáo dục, công tác truyền thông trước hết giúp xã hội biết, hiểu, chia sẻ, đồng thuận, tin tưởng và yêu quý thầy cô, nhà trường và ngành Giáo dục. Nếu nhận được sự tin tưởng, cao hơn là yêu mến, ngành Giáo dục sẽ được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, công tác truyền thông cần xác định đối tượng hướng đến là ai, nội dung là gì, phương thức như thế nào. Từ đó, chủ động, kịp thời đưa các kênh thông tin và nội dung thông tin đến với học sinh, giáo viên nhanh, chính xác nhất; định hướng dư luận và tăng cường trách nhiệm của xã hội với sự nghiệp giáo dục.
Về phía các đơn vị trong ngành Giáo dục, cần chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông nội bộ nhằm tạo sự đồng thuận, thấu hiểu và tin tưởng từ giáo viên, nhà quản lý giáo dục các cấp, ban giám hiệu các nhà trường.
Bước sang năm học 2022 - 2023, công tác văn phòng tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp; công tác rà soát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả, minh bạch. Đẩy mạnh hoạt động rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông. Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác văn phòng.
Chỉ 1/4000 sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tốt nghiệp xuất sắc Gần 4.000 học viên, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào cuối tuần sau 1 năm trì hoãn do trường khuyết hiệu trưởng. Trong số này, chỉ có 1 sinh viên đạt loại xuất sắc. Gần 4.000 học viên, sinh viên này dồn lại trong năm qua sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào...