Thứ trưởng Bộ GDĐT ‘mách nước’ làm bài thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một số thay đổi so với năm 2013. Để có kết quả thi tốt nhất, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển khuyên các em học sinh nên lựa chọn môn thi theo năng lực và định hướng nghề nghiệp chứ không nên chọn theo phong trào.
Thưa Thứ trưởng, với cách thi tốt nghiệp mới, áp lực đối với giáo viên và các trường sẽ lớn hơn?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Đúng vậy, áp lực cho các thầy, cô và trường sẽ nặng hơn do số lượng môn thi được tổ chức thực tế là 8 môn chứ không phải là 4 môn. Cách tổ chức dạy học sẽ phức tạp hơn vì có môn đông người học, có môn ít người học. Tuy nhiên, theo tôi về tổng thể thì không vất vả thêm nhiều lắm. Giáo viên vẫn sẵn đấy rồi, và việc dạy học sẽ đỡ vất vả hơn vì các em sẽ tập trung vào ôn thi môn nào thích học chứ không bị ép học như trước.
Việc Bộ cho phép học sinh tự chọn môn thi tốt nghiệp liệu có xảy ra tình trạng sẽ có những môn học đông học sinh chọn sẽ khiến giáo viên hướng dẫn ôn thi bị quá tải?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tôi thấy vấn đề này đơn giản vì bây giờ chúng ta mới tự chọn thi chưa tự chọn dạy và học, các trường sẽ tự điều tiết việc phân bổ giáo viên ôn thi sao cho đảm bảo tốt nhất. Chẳng hạn nếu thầy cô nào phải dạy nhiều, dạy đông học sinh thì sẽ bớt việc khác. Việc đổi mới thi lần này mới chỉ là những tập dượt ban đầu, chưa có gì khó khăn phức tạp quá.
Sau này khi chúng ta triển khai học tự chọn thì điều hành việc dạy sẽ phức tạp khó khăn hơn. Tuy nhiên, khó mà cần thiết thì vẫn phải làm. Còn làm như thế nào mỗi trường phải có phương án cụ thể, cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn, tập huấn chứ không thể làm hết những việc cụ thể hộ trường.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Với những đổi mới trong cách thi cử, đánh giá năm nay, định hướng đề thi có gì khác, và thí sinh nên chuẩn bị như thế nào để có kết quả thi tốt nhất?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Đề thi năm nay về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn. Mặc dù môn ngoại ngữ sẽ có thêm phần tự luận, các đề thi môn khoa học xã hội sẽ tăng khả năng mở, liên hệ nhiều đến thực tế và mang dấu ấn cá nhân của các em, những yêu cầu đó đã được quán triệt ngay từ trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ từ đầu năm học.
Video đang HOT
Còn để có kết quả thi tốt nhất, các em nên học hiểu bản chất vấn đề chứ không chỉ là học thuộc lòng. Một trong những cách tốt nhất là vận dụng kiến thức vào làm bài tập, giải quyết các vấn đề, hiện tượng trong học tập và trong thực tế.
Đặc biệt những môn như lịch sử, ngữ văn thì các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình; môn ngoại ngữ cũng cần biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng của mình. Vì vậy phải học hiểu, nắm cốt lõi vấn đề để mà diễn đạt. Trong quá trình dạy giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp đỡ các em nắm được bản chất vấn đề.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là bỏ hẳn học thuộc bởi không có kiến thức thì lấy gì mà tư duy. Ví dụ, đề thi môn lịch sử sẽ không quá chú trọng vào chi tiết, tuy nhiên những nội dung chính, những mốc lịch sử quan trọng vẫn cần phải nhớ, chẳng lẽ lại không nhớ Quốc khánh (2/9/1945); Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Thống nhất đất nước (30/4/1975)…
Không chọn môn thi theo phong trào
Thứ trưởng có lời khuyên nào cho các em học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trước hết, các em học sinh cần tùy theo năng lực sở trường, việc chọn ngành nghề sau này để chọn môn thi cho phù hợp. Hoặc nếu thích môn nào thì các em chọn môn đó, đừng chọn theo “phong trào” , thấy bạn chọn gì thì chọn nấy, mà phải suy nghĩ kỹ.
Việc ôn thi tốt nghiệp cũng là dịp để các em học sinh rèn luyện một số kỹ năng sau này phục vụ cho cuộc sống, nghề nghiệp của bản thân, và đây cũng là một cơ hội để tiếp cận với nghề nghiệp, tiếp cận với xã hội. Tôi khuyên các em không nên bỏ qua cơ hội này.
Cũng cần ôn đều, đừng học lệch, học tủ để có bài kiểm tra đánh giá kết thúc năm học cho tốt. Vì kết quả học các môn đóng góp 50% đánh giá việc hoàn thành tốt nghiệp của các em, những môn thi TN thì ôn sâu hơn. Cần coi trọng tự học là chính. Kiến thức các thầy đã dạy trên lớp, những nội dung có trong sách giáo khoa là đủ cho các em đi thi; cái gì chưa hiểu, cần đào sâu suy nghĩ, hỏi bạn, mà khó quá thì hỏi thầy. Đồng thời, tự mình cũng nên rèn luyện như thử làm 1 bài, tự mình diễn đạt trình bày 1 vấn đề xem sao.
Còn các thầy cô nên làm thế nào để giúp các em có kết quả thi tốt nghiệp tốt nhất, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Các trường và thầy, cô cũng nên hướng dẫn các em học sinh chọn môn thi theo bản thân mình, (năng lực, nguyện vọng, mục đích nghề nghiệp của mình) thì mới thi được kết quả tốt.
Giáo viên cần định hướng, tư vấn cho các em học sinh đăng ký chọn môn và hướng dẫn dạy các em kiến thức cơ bản, bổ khuyết những gì còn thiếu.
Sẽ xóa tâm lý môn chính, môn phụ
Với việc sử dụng kết hợp kết quả học tập phổ thông để đánh giá tốt nghiệp sẽ có tác động như thế nào tới học sinh?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tôi cho rằng cách làm này sẽ xóa đi được tâm lý về môn chính môn phụ. Trước đây khi tính điểm tổng kết năm học có qui định nhân hệ số một số môn nhưng 2 năm gần đây đã bỏ, không nhân hệ số các môn đó nữa, tôi thấy mọi người vui vẻ. Đến bây giờ xét chọn thi tốt nghiệp tất cả các môn thì mọi người thấy hài lòng hơn. Học sinh chủ động học đều hơn, không còn chuyện chờ đến ngày 31/3 Bộ công bố môn thi thì các em mới lao vào học các môn đó để đi thi và sau đó thì kiến thức giữ lại được không được bao nhiêu. Bây giờ các em học và thi đã đỡ đối phó và dần đi vào thực chất.
Theo TNO
Chọn môn tốt nghiệp theo khối thi đại học
Ghi nhận của Thanh Niên trong những ngày học sinh lớp 12 đăng ký môn tự chọn thi tốt nghiệp không nằm ngoài dự đoán: học sinh có xu hướng chọn môn thi tương ứng với môn thi đại học.
Học sinh Trường trung học thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM đăng ký môn thi tốt nghiệp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chỉ học sinh khối C chọn sử, địa
Đại diện Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định, cho biết: "Nhìn chung, học sinh (HS) chuyên toán, tin, lý, hóa thì 2 môn thi tự chọn là lý và hóa. HS chuyên sinh và các khối B chọn hóa và sinh. HS khối chuyên văn, Anh, Pháp và HS thi khối A1 chọn môn lý và tiếng Anh...". Cụ thể, môn lý có nhiều HS lựa chọn nhất, ước tính 61,4%; môn hóa 56,5%; ngoại ngữ 41,6%; sinh 13,5%; địa 14,7% và lịch sử 9,4%. Ngoài 2 lớp chuyên sử và địa, không có HS nào của các khối chuyên khác lựa chọn môn lịch sử.
Kết quả thăm dò trên tổng số 741 HS lớp 12 Trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có tới 525 chọn thi môn lý, 452 HS chọn tiếng Anh, 324 môn hóa; 121 môn địa, 31 chọn lịch sử và 29 chọn sinh.
401/610 HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội chọn môn vật lý, 354 chọn môn tiếng Anh, 241 chọn hóa học, 30 chọn sinh và 3 thi sử.
Tương tự như vậy, 66% HS Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) chọn môn lý, 56% môn hóa, hơn 1,6% chọn môn sử. Trường THPT Hồ Tùng Mậu cũng có tới 76% HS đăng ký môn lý, 50% chọn hóa và 40% chọn tiếng Anh. Chỉ một HS chọn thi môn sử. Tuy nhiên theo lãnh đạo trường này, do đây chỉ là khảo sát ban đầu nên không dám chắc HS này có tiếp tục "bám trụ" đến hạn chót đăng ký hay không.
Lãnh đạo Trường THPT Tây Tiền Hải (H.Tiền Hải, Thái Bình) cho biết: Có 7/599 HS lớp 12 đăng ký thi môn lịch sử. Kết quả này cũng tương ứng với khối thi ĐH khi mà các năm trước đây chỉ có khoảng gần 10 HS thi ĐH khối C, 80% số HS còn lại đăng ký các môn thi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên tương ứng với khối thi A và D.
Thông tin đến địa phương quá trễ Theo lãnh đạo các trường THPT và sở GD-ĐT nhiều tỉnh, đến nay nhiều nơi vẫn chưa nhận được công văn chính thức của Bộ GD-ĐT hướng dẫn về việc đăng ký môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Tuy nhiên, qua các nguồn thông tin và kết luận của chính phủ, các trường và sở đã chủ động cho HS chọn môn thi và làm thống kê sơ bộ về tình hình HS đăng ký môn tự chọn.
Thiên về các môn tự nhiên
Thực tế này diễn ra đều khắp các địa phương. Tính đến chiều ngày 19.3, Trường THPT Long Trường, Q.9, TP.HCM thống kê trong số gần 300 HS lớp 12 có khoảng 20 người đăng ký môn lịch sử, 40 chọn địa lý, gần 90 cùng chọn ngoại ngữ, sinh học và khoảng 160 cùng chọn môn vật lý, hóa học.
Trường THPT dân lập Trí Đức (Q.Tân Phú) khảo sát 3 lần đều có số liệu như nhau: 299/380 HS đăng ký môn hóa học, kế đến là môn vật lý 180, địa lý 118, ngoại ngữ 83, sinh học 64, lịch sử 16.
Chưa có thống kê chính thức nhưng lãnh đạo Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7) quả quyết các môn HS chọn thi nhiều là hóa, lý, tiếng Anh, sinh học, khoảng 10% đăng ký môn sử, địa. Đến 450/650 HS của Trường THPT Trường Chinh (Q.12) chọn môn hóa, kế đến là lý, ngoại ngữ, sinh học, địa lý và cuối cùng môn lịch sử.
Đa phần HS Trường trung học thực hành (thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chọn thi các môn: lý, hóa, Anh văn. Ông Lê Thành Thái, Hiệu trưởng trường này cho biết: "65% HS chọn thi môn lý, khoảng 44% môn hóa, 1% đăng ký môn sử, 4% môn địa". Theo ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Nhân Việt (Q.Tân Phú), 98% HS chọn thi môn hóa, 54% lý.
Hiệu trưởng các trường nhận định rằng nếu dựa vào thực tế này mà khẳng định HS "quay mặt" với môn lịch sử, địa lý thì hoàn toàn không chính xác. Ông Nguyễn Hào Hiệp, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), phân tích: "Đã cho quyền lựa chọn môn thi thì tất nhiên các em sẽ chọn môn sở trường để giúp mình tự tin đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, ngành xã hội nhân văn có ít trường thi, ít sự lựa chọn nên ngay từ lớp 10 các em đã định hướng cho mình con đường vào ĐH chứ không phải bây giờ mới có sự lựa chọn này".
Theo VNE
Các môn tự nhiên thắng thế Ghi nhân cua phong viên Tuôi Trẻ trên ca nươc trong ngay đâu tiên đăng ky môn thi tôt nghiêp THPT cho thây vât ly, hoa hoc la nhưng môn đươc nhiêu hoc sinh lưa chon. Trong khi đo, "hâm hiu" nhât vân la môn lich sư. Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10, TP.HCM) đăng ký môn thi tốt nghiệp...