Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý: Cần làm rõ nguyên nhân HS bỏ học để có biện pháp khắc phục
Dù có nhiều nỗ lực nhưng trong học kỳ vừa qua, tỷ lệ học sinh (HS) yếu kém, số lượng HS bỏ học vẫn còn nhiều, bạo lực học đường vẫn còn xảy ra. Đó là một trong nhiều khó khăn mà ngành giáo dục của 5 thành phố trực thuộc Trung ương còn gặp phải.
Sáng ngày 18/3, tại Cần Thơ, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị giao ban công tác giáo dục lần thứ II- vùng thi đua số 7, gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Đến dự chỉ đạo và chủ trì Hội nghị có PGS.TS Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo báo cáo nhanh của ông Lê Trung Chinh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng kiêm Trưởng vùng 7, học kỳ I (năm học 2010-2011) ngành GD 5 địa phương đã triển khai tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương, tự học, sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…
Tuy nhiên, theo ông Chinh, dù đã có những cố gắng, nỗ lực nhưng ngành GD 5 địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như số lượng HS bỏ học vẫn còn nhiều, vẫn còn một bộ phận HS yếu kém một bộ phận giáo viên yếu về năng lực chuyên môn Vào đầu năm học vẫn còn tình trạng một số trường, ban đại diện tổ chức thu các khoản trái quy định tình trạng HS bạo lực, đánh nhau vẫn còn xảy ra…
Quang cảnh hội nghị giao ban công tác giáo dục 5 thành phố trực thuộc trung ương ngày 18/3/2011.
Video đang HOT
Một báo cáo cho thấy, kết quả học tập môn Toán ở HS tiểu học của 5 địa phương có trên 40% loại yếu (trong đó Hải Phòng có tỷ lệ cao nhất: 33% các địa phương còn lại từ 1,3- 1,9%).
Ỏ bậc THCS, tỷ lệ HS khá – giỏi cao nhất là Hải Phòng (gần 65%), tỷ lệ HS yếu – kém cao nhất là Cần Thơ (trên 21%). Ở bậc THPT, tỷ lệ HS khá – giỏi cao nhất cũng là Hải Phòng (gần 51%) còn tỷ lệ HS yếu- kém cao nhất cũng là Cần Thơ (gần 31%).
Về mặt hạnh kiểm, TPHCM có đến 7.295 em HS (cả bậc THCS và THPT) xếp loại yếu (3,83%). Các địa phương còn lại: Hà Nội (3.108 em), Hải Phòng (856 em), Đà Nẵng (1.103 em), Cần Thơ (1.059 em).
Về tình hình HS bỏ học, 5 địa phương cũng đã xem việc khắc phục tình trạng này là nhiệm vụ quan trọng trong các trường học.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho rằng trong thời gian tới cần chủ động thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế thấp nhất tình trạng HS bỏ học. Để làm được điều này, ngành GD các địa phương phải phân tích từng nguyên nhân cụ thể của từng HS, nguyên nhân về phía giảng dạy của giáo viên…, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
Về nhiệm vụ trong học kỳ 2 này, Thứ trưởng Trần Quang Quý đề nghị các địa phương cần quan tâm, thực hiện bồi dưỡng, phụ đạo, tạo điều kiện cho HS hoàn thành chương trình tiểu học, THCS xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập để nâng cao tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2011.
“Đặc biệt, mỗi địa phương cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức công tác thi tốt nghiệp năm 2011 đảm bảo an toàn, công bằng, nghiêm túc, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực nảy sinh”- Thứ trưởng Quý nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Khó ngăn học sinh bỏ học dịp Tết
Theo thống kê hằng năm, tỉ lệ học sinh bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số học sinh bỏ học của cả năm.
Số liệu công bố tại hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2010 - 2011 các sở GD-ĐT thuộc ĐBSCL, ngày 11-12-2010, cho biết năm học 2010 - 2011, tỉ lệ học sinh (HS) bỏ học ở các tỉnh ĐBSCL là 0,34% ở bậc tiểu học; 2,28% ở bậc THCS; 3,53% ở bậc THPT. Năm tỉnh có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Sẽ còn tăng?
Chỉ trong vòng mấy tháng của năm học 2010 - 2011 (từ tháng 9 đến tháng 11), tỉ lệ HS bỏ học đã cao như vậy thì con số này chắc chắn sẽ còn cao hơn vào dịp sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Mão.
Sở dĩ có nhận định như vậy vì theo thống kê hằng năm, tỉ lệ HS bỏ học vào khoảng thời gian sơ kết học kỳ 1 cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán thường chiếm khoảng 30% tổng số HS bỏ học trong cả năm học.
Chẳng hạn, hết học kỳ 1 năm học 2009 - 2010, tỉnh Vĩnh Long đã có hàng loạt trường có tỉ lệ HS bỏ học cao, như Trường cấp 2, 3 Trưng Vương: 14,6%; Trường THPT Tam Bình: 8,37%, Trường THPT Vĩnh Long: 6,7%; Trường THPT Vũng Liêm: 6,5%.
Giữ được sĩ số lớp học đông đủ như thế này là chuyện không dễ dàng ở nhiều trường, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán.
Ở tỉnh Thanh Hóa, các huyện Thường Xuân, Mường Lát, Quan Hóa, hết học kỳ 1 năm 2009 - 2010 có hàng trăm HS bỏ học và tiếp tục gia tăng sau Tết Nguyên đán.
Một số doanh nghiệp ngoài tỉnh, chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam, đã đưa ô tô về tận bản làng để huy động lao động trẻ. Được dịp, những HS học lực yếu kém, kinh tế gia đình còn khó khăn đã bỏ học rủ nhau đi làm.
Cuối học kỳ 1 năm học 2010 - 2011 này, thiên tai nặng nề, lũ chồng lên lũ đối với các tỉnh miền Trung khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Nguy cơ HS bỏ học ở khu vực này sẽ tăng lên là điều khó tránh khỏi.
Dân số tăng, học sinh giảm? Theo các chuyên gia về giáo dục, việc mấy năm qua Bộ GD-ĐT luôn lấy số liệu học kỳ 1 của các năm học để so sánh và công bố tỉ lệ HS bỏ học giảm là không phản ánh đúng thực trạng vì số HS bỏ học trong học kỳ 1 hằng năm là rất nhỏ nhưng sau Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ hè thì tỉ lệ này luôn tăng cao và đó mới là tỉ lệ HS bỏ học chính thức trong một năm học. Một nghịch lý thấy rất rõ là trong khi dân số nước ta những năm qua tăng bình quân 1 triệu người/năm thì số liệu thống kê chính thức của Bộ GD-ĐT lại cho thấy số lượng HS ở bậc THCS giảm liên tục. Năm học 2004 - 2005: 6.792.000 HS; năm học 2005 - 2006: 6.445.000 HS; năm học 2006 - 2007: 6.218.457 HS; năm học 2007 - 2008: 5.858.484 HS; năm học 2008 - 2009: 5.515.123 HS; năm học 2009 - 2010: khoảng 5,3 triệu HS. Chỉ trong 5 năm qua, số lượng HS ở bậc THCS đã giảm đi khoảng 1,5 triệu?
Chủ động ngăn chặn
Ông Liêu Thành Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, cho biết các khối lớp 9, 10, 11 có tỉ lệ HS bỏ học cao hơn các khối khác. Có thể có những nguyên nhân mới dẫn đến tình trạng HS bỏ học, như hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nhưng một số HS THPT lại có nhu cầu khá lớn về vật chất tiêu dùng cá nhân; phần còn do tác động từ người thân, bạn bè rủ rê đi làm ở các KCN dễ có tiền may quần áo mới, sắm điện thoại di động, xe máy nên các em bỏ học đi làm. Mặt khác, sau Tết, nhiều xí nghiệp thiếu lao động phổ thông nên tuyển cả lao động là HS chưa qua THPT, chưa được đào tạo nghề.
Để ngăn chặn tình trạng HS bỏ học trong dịp Tết Nguyên đán, kinh nghiệm cho thấy các trường và các cấp quản lý giáo dục phải căn cứ vào đặc điểm hoàn cảnh của từng địa phương, từng trường để chủ động đề ra giải pháp cụ thể, sát hợp.
Mỗi giáo viên phải nhận thức được sâu sắc trách nhiệm của mình. Quan tâm hơn đến tuyên truyền và tìm biện pháp giúp đỡ khi kết quả học tập của HS còn yếu (chẳng hạn cho HS có điểm dưới trung bình ở học kỳ 1 được nợ điểm, treo điểm để có cơ hội phấn đấu tiếp trong học kỳ 2 và đến cuối năm có thể hoàn thành được yêu cầu).
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến hoàn cảnh của HS để nhà trường, địa phương giúp các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (như trợ giúp học phí, tiền mua sách giáo khoa và các khoản đóng góp khác hoặc trợ cấp thiếu ăn cho các em HS nhà nghèo có nguy cơ bỏ học...).
Các cấp chính quyền cần có những chỉ đạo sát sao và cụ thể đối với việc ngăn chặn HS bỏ học, thu hút HS bỏ học vào học nghề hoặc được tiếp tục học tập ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, tránh tình trạng để HS bỏ học chơi bời lêu lổng, sa ngã vào tệ nạn xã hội.
(Theo Người lao động)
Teen quý sờ tộc và trào lưu nghỉ học mở công ty riêng Không tìm thấy mục đích trong việc học, ham thích việc nhanh chóng kiếm tiền dù mới chỉ học hỏi được một số kinh nghiệm, nhiều bạn đòi nghỉ học và muốn mở công ty để tự mình làm nên... những món nợ. Học thực tế nên dẹp bỏ lí thuyết? Việc học tập đối với không ít bạn là vấn đề ngán...