Thu thuế đến 30%, nhưng chính nhân viên Apple cũng chê bai khả năng bảo mật của cửa hàng App Store
Người đứng đầu bộ phận chống gian lận của Apple cho rằng, khả năng bảo mật của App Store giống như “cầm con dao bằng nhựa ra chiến trường.”
Trong khi Apple luôn tự hào với người dùng về sự an toàn và bảo mật trên cửa hàng ứng dụng di động App Store của mình nhưng chính một kỹ sư cấp cao của họ lại không tin tưởng vào điều này khi gọi khả năng bảo mật của dịch vụ này giống như ” mang con dao cắt bơ bằng nhựa ra chiến trường ” vậy.
Tuyên bố này được tiết lộ trong hồ sơ Epic đệ trình lên tòa án liên quan đến vụ kiện chống độc quyền với Apple diễn ra vào tháng tới. Lời bình luận này được đưa ra bởi Eric Friedman, người đứng đầu đơn vị Kỹ thuật Gian lận Thuật toán và Rủi ro của Apple.
Trong tài liệu của Epic, thậm chí ông Friedman còn so sánh quá trình đánh giá ứng dụng mới trên App Store của Apple giống như ” một cô gái xinh đẹp ra đón bạn … ở sân bay Hawaii hơn là một chú chó đánh hơi ma túy .” Ông còn bổ sung thêm rằng Apple không đủ trang bị để “đánh bật những kẻ tấn công rất tinh vi.”
Video đang HOT
Tiết lộ này có thể là một đòn giáng mạnh vào lời biện hộ của Apple cho việc thu mức thuế cao đến 30% cho mỗi giao dịch trên cửa hàng App Store. Theo Apple, mức thuế cao này là cần thiết cho việc quản lý cửa hàng và bảo vệ người tiêu dùng.
Kể từ cuối tháng 8 năm ngoái, khi Epic khởi kiện chống độc quyền đối với Apple vì ngăn công ty này ra mắt một cơ chế thanh toán trong ứng dụng của riêng mình. Apple cho rằng, việc ngăn chặn các công cụ thanh toán trong ứng dụng bên thứ ba là vì chúng sẽ làm suy yếu khả năng bảo mật của iPhone.
Trong khi đó, với hàng trăm trang tài liệu đệ trình lên tòa án, bao gồm cả các tài liệu nội bộ từ Apple, Epic cố gắng tấn công vào lời hứa bảo mật của Apple khi cho rằng người khổng lồ công nghệ này ” không có bằng chứng nào ” cho thấy quy trình đánh giá ứng dụng ” sẽ sàng lọc các vấn đề bảo mật tốt hơn các phương pháp phân phối ứng dụng khác .”
Để củng cố cho lập luận của mình, hãng sản xuất game này đã đưa ra nhiều ví dụ về các ứng dụng lừa đảo xuất hiện trên App Store, bao gồm ứng dụng đo huyết áp giả, lừa người dùng mua hàng giả, cũng như một ứng dụng Minecraft giả mạo có giá 6,99 USD vốn là một trong năm ứng dụng trả phí được tải xuống nhiều nhất.
Dù thừa nhận các trường hợp này, Apple trích dẫn các dữ liệu từ năm 2018 cho thấy, nền tảng iOS vẫn an toàn hơn đáng kể so với Android khi chỉ “có 0,85% ứng dụng nhiễm mã độc” trong khi nền tảng Android chiếm 47,2% ứng dụng nhiễm mã độc còn Windows chiếm 35,8% ứng dụng nhiễm mã độc.
Apple bất ngờ tăng cường vấn đề bảo mật ở chuỗi cung ứng để 'bảo vệ' iPhone 13
Những thay đổi về nguyên tắc bảo mật được cho là đang được thực hiện tại các nhà máy cho mọi đối tác sản xuất.
Apple từ lâu đã nổi tiếng là công ty biết cách giữ bí mật khi nói đến các sản phẩm chưa được phát hành. Nhưng bất chấp những nỗ lực này, việc rò rỉ nguồn tin vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là từ chuỗi cung ứng của họ.
Và theo một báo cáo mới từ The Information, Apple được cho là đang tìm cách thay đổi điều đó một cách triệt để, bằng cách cập nhật các nguyên tắc bảo mật mới cho các đối tác sản xuất của mình trên phạm vi toàn cầu.
Theo hướng dẫn được cập nhật, các cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra lý lịch đối với các công nhân trong dây chuyền lắp ráp có quyền truy cập vào các sản phẩm chưa được phát hành của Apple. Trước đây, việc kiểm tra lý lịch chỉ áp dụng cho một số nhân viên. Những người có tiền sử phạm tội không được phép vào bất kỳ khu vực nào của cơ sở nơi các thiết bị chưa được phát hành đang được phát triển hoặc lắp ráp.
Apple cũng đang nâng cấp hệ thống máy tính của mình để theo dõi theo thời gian thực các thành phần còn lại trên máy trạm. Nếu bộ phận ở một nơi quá lâu, máy tính sẽ đưa ra cảnh báo bảo mật. Ngoài ra, các bảo vệ được bố trí tại các trạm kiểm soát khác nhau sẽ được yêu cầu lưu giữ hồ sơ chi tiết về vị trí và sự di chuyển của bất kỳ nhân viên nào di chuyển các bộ phận "nhạy cảm" từ khu vực này sang khu vực khác.
Các quy tắc mới cũng mở rộng ra bên ngoài nhà máy. Ví dụ, bất kỳ khách nào đến thăm cơ sở phải xuất trình ID do chính phủ cấp để kiểm tra. Độ phủ của camera giám sát bên ngoài giờ đây phải có khả năng thu được cả 4 phía của các phương tiện giao thông. Ban quản lý cũng phải lưu giữ bất kỳ video nào cho thấy việc phá hủy nguyên mẫu hoặc các thành phần bị lỗi trong ít nhất 180 ngày.
Công nhân nhà máy phải vượt qua quá trình kiểm tra sinh trắc học nhưng nhân viên của Apple thì không.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy một trong những quy tắc khá kỳ lạ và gây tranh cãi. Đó là các nhà máy không còn có thể thu thập thông tin sinh trắc học từ bất kỳ nhân viên Apple nào đến thăm cơ sở. Tuy nhiên, công ty vẫn yêu cầu lấy dấu vân tay và quét khuôn mặt của các nhân viên nhà máy. Điều này không chỉ tạo ra một tiêu chuẩn kép trong môi trường làm việc và khiến mọi thứ không có nhiều ý nghĩa từ quan điểm bảo mật.
Bởi nếu có bất cứ điều gì xảy ra, công nhân nhà máy vẫn luôn ở trong cơ sở này hàng ngày và được ban giám đốc và đồng nghiệp công nhận. Họ rõ ràng không phải là mối đe dọa tiềm ẩn nhiều hơn so với một số nhân viên ngẫu nhiên của Apple được cử đến lần đầu tiên. Phù hiệu ID có thể bị làm giả và kiểm tra sinh trắc học là một chốt phòng thủ cuối cùng tốt để chống lại sự xâm nhập vật lý.
Apple chưa xác nhận các thay đổi chính sách và trên thực tế, cho dù điều này có xảy ra, công ty cũng chưa bao giờ có tiền lệ xác nhận chúng.
Năm 2020 xác lập kỷ lục cho các ứng dụng và trò chơi Năm 2020 là một năm xác lập kỷ lục cho các ứng dụng và trò chơi khi lần đầu tiên hơn 100 tỉ USD đã được chi vào các cửa hàng ứng dụng trên toàn thế giới. Apple thắng lớn với App Store trong dịp Giáng sinh năm nay Dữ liệu sơ bộ từ công ty nghiên cứu ứng dụng Sensor Tower cho...