Thư thầy gửi trò ‘Nguyện vọng 3′
Thầy nhớ, trước khi vào trường Sư phạm, thầy cũng đã trượt ĐH 1 lần…
Sáng nay, bước đến cổng trường, thầy ngạc nhiên khi một cô bé rụt rè đứng ngoài cửa, tay cầm tập hồ sơ: “Em đến nộp NV3 thầy ạ”. Ừ, bỗng dưng thầy cảm thấy có chút gì đó, hình như là lo lắng thì phải. Thầy nhớ, trước khi vào trường Sư phạm, thầy cũng đã trượt ĐH 1 lần.
Cảm giác trượt hồi đó thế nào nhỉ? Quê lắm, ngượng nghịu với tất cả mọi người. Rồi khi cái xấu hổ tạm qua đi thì nhường chỗ cho bao nhiêu lo lắng: Biết làm gì bây giờ, học tiếp hay đi làm?
Học tiếp thì học như thế nào? Ở đâu? Có thể ra trường xin việc được không? Lúc đó, thầy đã nghĩ đến NV2, NV3. Chấp nhận đi học xa nhà hàng trăm cây số, nhưng rồi, vì hoàn cảnh gia đình, thầy không thể…
Trượt 1 năm ở nhà, thầy thấy tội cho mình vô cùng. Trong khi bạn bè bên ngoài đã tung tăng khai giảng, thành đời sinh viên thì thầy chỉ biết lặng lẽ đứng nhìn, và lặng lẽ tìm mọi cách trấn an mình: “Sẽ tốt thôi, phải cố gắng lên”.
Nếu thời gian có quay trở lại…
Thầy thầm cảm ơn vì cú sốc năm 18 tuổi đó đã cho thầy quãng đường dài thêm để nhìn lại mình, nhận ra mình mạnh ở đâu, yếu ở điểm nào…
Thầy đã ghi ra giấy tất cả, từ tính tình, khả năng học tập, kỹ năng sống, sở thích, sở ghét… và đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp để lựa chọn ngành học… phù hợp nhất. Chọn nghề mình yêu thích không quan trọng bằng nghề phù hợp với mình!
Để làm tốt 1 nghề, cần phải học hỏi suốt cả cuộc đời. Nhưng trước hết, hãy học hỏi những người ở xung quanh mình: thầy cô, bạn bè, gia đình và hỏi các chuyên gia tư vấn.
Tìm hiểu cặn kẽ về nghề thông qua sách báo, mạng internet, đầu vào: cơ sở đào tạo, học phí, điểm chuẩn, tiếng tăm, sinh viên trong trường. Trong cuộc sống này, chẳng có nghề nào hơn nghề nào cả. Quan trọng là nghề đó đáp ứng được sở thích và sở trường của bản thân, có thế mới theo nghề suốt đời được.
Video đang HOT
Nhìn cô trò nhỏ rụt rè nộp NV3, thầy không biết khuyên em thế nào. Nếu may mắn đậu ĐH năm nay, hy vọng em sẽ không bỏ cuộc giữa chừng vì… chán nản. Thường, đến NV2, NV3, đa số các em đã ngán đến tận… cổ rồi, vì nghĩ rằng ngành mình yêu thích thế là đã trượt.
Nhưng các em, nghĩ rộng ra một chút đôi khi lại cần thiết, cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác mở ra, và nếu như các em hiểu rõ bản thân mình: muốn gì, hợp với cái gì, thì thành công chỉ có thể là… trì hoãn chứ chưa bao giờ là không thể. Thầy đã từng trượt… ĐH, nhưng thầy không trượt dài trong cảm xúc thất bại và buồn chán.
Thầy biết mình sinh ra để thuộc về nơi này, nơi bục giảng, viên phấn và những ánh mắt của trò dấu yêu. Ai bảo trong cuộc đời mình chưa từng chán nản là… dối trá. Nhưng đừng để niềm tin bị đánh cắp và lựa chọn sáng suốt nhé, sĩ tử NV3!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tiếp tục công bố chỉ tiêu NV3
- Ngày 16.9, các trường ĐH-CĐ tiếp tục công bố điểm trúng tuyển NV2. Trong đó, các trường ĐH vùng vẫn phải tuyển thêm nhiều chỉ tiêu (CT) NV3.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: Xét tuyển 700 CT NV3 và công bố điểm chuẩn NV2 như sau: công nghệ thông tin (CNTT): NV2: A/D1: 14, (NV3: 90 CT - 14 điểm) CN kỹ thuật điện, điện tử A: 13 (90 CT - 14 điểm) CN chế tạo máy: A: 13 (80 CT - 13 điểm) CN kỹ thuật cơ khí: A: 13 (60 CT - 13 điểm) CN kỹ thuật ô tô, CN may: A: 13, D1: 14. Sư phạm (SP) kỹ thuật công nghiệp (GV THPT): A: 13 (30 CT - 13 điểm), D1: 13 (10 CT - 13 điểm) CN kỹ thuật cơ điện tử: A: 13 (120 CT - 13 điểm) CN kỹ thuật hóa học: A: 13 (80 CT - 13 điểm) CN kỹ thuật môi trường: A: 13 (60 CT - 13 điểm) quản trị kinh doanh (QTKD): A: 13,5 D1: 14 kế toán: A/D1: 14 ngôn ngữ Anh: D1: 13 (20 CT - 14 điểm). Bậc CĐ: điểm chuẩn NV2 các ngành: 10 điểm, riêng QTKD: 11.
ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM): Điểm chuẩn NV2 các ngành bậc ĐH: toán - tin: 16,5 vật lý: 15,5 nhóm ngành CNTT: 17 sinh học: 21. Bậc CĐ ngành CNTT: 11,5.
ĐH Tài chính - Marketing: Điểm chuẩn NV2 bậc ĐH: tài chính ngân hàng - chuyên ngành thuế: 17 (A) và 17,5 (D1). Bậc CĐ gồm: marketing - chuyên ngành marketing tổng hợp: 14 tin học quản lý - chuyên ngành tin học kế toán: 11 tiếng Anh - chuyên ngành tiếng Anh kinh doanh: 13 (điểm chuẩn trên chưa nhân hệ số). Trường cũng cho biết, thí sinh đăng ký xét tuyển vào bậc CĐ chuyên ngành marketing tổng hợp đạt 13 điểm sẽ được xét trúng tuyển vào bậc CĐ các chuyên ngành: du lịch lữ hành, quản trị bán hàng, thẩm định giá và kinh doanh bất động sản thí sinh đạt 13,5 điểm được xét trúng tuyển vào bậc CĐ các chuyên ngành: kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế.
ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Các ngành bậc ĐH có điểm chuẩn NV2 là 13 gồm: điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu thủy, điện và tự động tàu thủy, thiết kế thân tàu thủy, cơ giới hóa xếp dỡ, máy xây dựng, mạng máy tính, công nghệ đóng tàu, thiết bị năng lượng tàu thủy, kỹ thuật công trình ngoài khơi. Ngành có điểm chuẩn 14,5 điểm gồm: điện công nghiệp, quy hoạch giao thông. Ngành có điểm chuẩn 15 là xây dựng công trình thủy. Bậc CĐ gồm: điều khiển tàu biển: 11,5 khai thác máy tàu thủy: 10,5 CNTT: 11,5 cơ khí ô tô: 12 kinh tế vận tải biển: 12,5.
ĐH Nông lâm TP.HCM: Bậc ĐH: Các ngành có điểm chuẩn NV2 là 13 gồm: CN kỹ thuật cơ khí CN chế biến lâm sản CNTT CN kỹ thuật nhiệt kỹ thuật điều khiển và tự động hóa CN kỹ thuật cơ điện tử CN kỹ thuật ô tô. Các ngành có điểm chuẩn là 13 (A) và 14 (B) gồm: chăn nuôi lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản SP kỹ thuật nông nghiệp kinh tế gồm 2 chuyên ngành: kinh tế nông lâm: 13 kinh tế tài nguyên môi trường: 13,5 phát triển nông thôn kinh doanh nông nghiệp (QTKD nông nghiệp): 13 quản lý đất đai (gồm chuyên ngành CN địa chính): 14.
Bậc CĐ gồm: CNTT, CN kỹ thuật cơ khí: 10 quản lý đất đai, kế toán: 12 nuôi trồng thủy sản: 10 (A) và 11 (B). Các ngành thuộc chương trình tiên tiến: bác sĩ thú y: 15 (A) và 16 (B) khoa học và CN thực phẩm: 13,5 (A) và 15,5 (B).
Phân hiệu trường ĐH Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai: Các ngành có điểm chuẩn 13 (A) và 14 (B) gồm: nông học, lâm nghiệp, quản lý môi trường, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, thú y. Các ngành có điểm chuẩn 13 gồm: kế toán, quản lý đất đai.
Phân hiệu trường ĐH Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận: quản lý đất đai: 13 quản lý môi trường (chuyên ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái): 13 (A) và 14 (B).
ĐH Sài Gòn: Điểm chuẩn NV2 bậc ĐH gồm: kỹ thuật điện tử, truyền thông: 14 khoa học thư viện: 13,5 (A, D1)-15,5 (B)-14,5 (C) SP lịch sử: 15 giáo dục chính trị: 15 quản lý giáo dục: 14,5. Các thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành kỹ thuật điện, điện tử có tổng điểm từ 14 trở lên được chuyển sang học ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
Điểm chuẩn NV1 các ngành bậc CĐ gồm: SP vật lý, tiếng Anh và SP hóa học: 13,5 SP kỹ thuật nông nghiệp và SP kinh tế gia đình:11 SP kỹ thuật công nghiệp: 10 SP sinh học: 14,5 SP ngữ văn: 14 SP lịch sử: 13 SP địa lý: 12 (A) và 13,5 (C) SP tiếng Anh: 14,5 giáo dục tiểu học: 12,5 (A) và 13,5 (D1) CNTT: 11,5 kế toán: 13 (A) và 13,5 (D1) QTKD: 13 (A) và 13,5 (D1) CN kỹ thuật môi trường: 11,5 (A) và 14 (B) Việt Nam học: 12,5 (C) và 12 (D1) quản trị văn phòng: 13,5 (C) và 11,5 (D1) thư ký văn phòng: 12,5 (C) và 11,5 (D1) khoa học thư viện: 10 (A, D1)-11 (B)-11 (C) lưu trữ học: 11 (C) và 10 (D1) SP toán học: 14,5.
Điểm chuẩn NV2 các ngành bậc CĐ gồm: SP vật lý và SP hóa học: 14 SP kỹ thuật nông nghiệp và SP kinh tế gia đình:11 SP kỹ thuật công nghiệp:10 SP sinh học: 15 SP ngữ văn: 14,5 SP lịch sử: 13,5 SP địa lý: 12,5 (A) và 14 (C) giáo dục công dân - công tác Đội: 11 SP tiếng Anh: 15 giáo dục tiểu học: 13 (A) và 14 (D1) tài chính ngân hàng: 14 CNTT: 12 kế toán: 13,5 (A) và 14 (D1) QTKD: 13,5 (A) và 14 (D1) CN kỹ thuật môi trường: 12 (A) và 14,5 (B) Việt Nam học: 13 (C) và 12,5 (D1) quản trị văn phòng: 14 (C) và 12 (D1) thư ký văn phòng: 13 (C) và 12 (D1) tiếng Anh: 14 khoa học thư viện: 10,5 (A, D1) và 11,5 (B, C) lưu trữ học: 11 (C) và 10 (D1) SP toán học: 15.
ĐH Hùng Vương TP.HCM: Điểm chuẩn NV2 bậc ĐH bằng với điểm sàn ĐH. Ở bậc CĐ, đối với thí sinh thi theo đề chung ĐH, điểm chuẩn cũng bằng với điểm sàn CĐ. Đối với thí sinh thi theo đề chung CĐ: CNTT: 13 CN sau thu hoạch (A, D: 10, B: 11) tiếng Nhật: 10. Trường dành 724 CT NV3 bậc ĐH và 125 CT bậc CĐ với điểm xét tuyển bằng với điểm chuẩn NV2 của trường.
ĐH Đà Lạt: Điểm trúng tuyển NV2 bậc ĐH: ngành luật: 17, các ngành còn lại khối A, D1: 13 khối B và C: 14. Điểm trúng tuyển bậc CĐ các ngành kế toán, CN sau thu hoạch, CNTT CN kỹ thuật điện tử, truyền thông: 10, CN sau thu hoạch (khối B): 11. Ngoại trừ 2 ngành luật học và môi trường (khối B) ở bậc ĐH và các ngành ở bậc CĐ đã tuyển đủ, với các ngành còn lại trường tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NV3 với hơn 1.000 CT.
ĐH Yersin: Xét tuyển NV3 với 610 CT, điểm xét tuyển từng ngành như sau: CN thông tin (khối A, D1: 13 điểm) khoa học môi trường (A: 13, B: 14) CN sinh học (A: 13, B: 14) điều dưỡng (A: 13, B: 14) QTKD (A, D1: 13) kiến trúc (V: 10) thiết kế nội thất (V, H: 10) và ngôn ngữ Anh (D1: 13).
ĐH Nha Trang: Điểm chuẩn NV2 như sau: các ngành kỹ thuật khai thác thủy sản, nhóm ngành khoa học hải sản, CN kỹ thuật điện - điện tử, nhóm ngành kỹ thuật tàu thủy, CN kỹ thuật cơ khí, CN cơ điện tử, CN kỹ thuật xây dựng, CNTT, CN kỹ thuật môi trường: 13 hệ thống thông tin quản lý (khối A, D1: 13) CN kỹ thuật môi trường, CN thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, kinh tế - quản trị kinh doanh, kế toán (khối B: 14) tiếng Anh (khối D: 13).
Trường chỉ xét CT NV3 đối với thí sinh ở Phân hiệu Kiên Giang, gồm: nhóm ngành CN chế biến thủy sản với mức điểm: khối A: bậc ĐH 13, CĐ: 10 điểm khối B: bậc ĐH: 14, CĐ: 11 kế toán khối A, D1, D3: bậc ĐH: 13, CĐ: 10. Mỗi ngành có 40 CT.
ĐH Kiến trúc Đà Nẵng: Điểm trúng tuyển NV2: kiến trúc 20 quy hoạch vùng và đô thị 18, kỹ thuật công trình xây dựng 13 KTCTXD giao thông 13 kỹ thuật xây dựng (khối A: 13, khối V: 16) quản lý xây dựng (khối A: 13 , khối V: 16 thiết kế đồ họa (khối A: 19, khối H: 24) thiết kế nội thất (khối A: 19, khối H: 24) kế toán, tài chính - ngân hàng, QTKD: 13.
Bậc CĐ, các ngành gồm: CN kỹ thuật công trình xây dựng (khối A: 10, khối V:13,5 ) kế toán, tài chính - ngân hàng, QTKD: 10.
ĐH Duy Tân Đà Nẵng: Điểm chuẩn vào các ngành của trường bằng điểm sàn, riêng ngành tiếng Anh là 16 (môn tiếng Anh nhân hệ số 2).
ĐH Đông Á: Điểm trúng tuyển NV2 bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT, riêng các ngành khối V bậc CĐ: 14 (không nhân hệ số).
CĐ Phương Đông Đà Nẵng, CĐ Đông Du Đà Nẵng: Điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
ĐH Cần Thơ (ĐHCT): Điểm trúng tuyển NV2: SP sinh - kỹ thuật nông nghiệp (B): 17,5 quản trị kinh doanh (A, D1): 17 khoa học đất (B), quản lý nguồn lợi thủy sản (B), giáo dục công dân (C): 16,5 quản lý công nghiệp (A), chăn nuôi (B), bệnh học thủy sản (B), nuôi trồng thủy sản (B), công nghệ rau hoa quả và cảnh quan (B): 16 quản lý nguồn lợi thủy sản (A): 15,5 toán ứng dụng (A), SP vật lý (A), kỹ thuật công trình xây dựng (xây dựng công trình thủy - A), CNTT (tin học ứng dụng - A): 15 hệ thống thông tin (A), thông tin học (D1): 14,5 SP vật lý - tin học (A), SP vật lý - công nghệ (A), kỹ thuật cơ điện tử (A), khoa học máy tính (A): 14 kỹ thuật cơ khí (cơ khí chế biến - A), kỹ thuật cơ khí (cơ khí giao thông - A), kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (A), kỹ thuật máy tính (A): 13,5 SP tiếng Pháp (D1, D3), ngôn ngữ Pháp (D1, D3): 13.
Các ngành đào tạo tại khu Hòa An (tỉnh Hậu Giang): luật (C): 16,5 luật (A): 15,5 kế toán (A, D1), QTKD (kinh doanh quốc tế - A, D1): 15 kỹ thuật công trình xây dựng (A), ngôn ngữ Anh (D1): 14. ĐHCT không xét tuyển NV3.
ĐH Tây Đô: Xét tuyển NV3 các ngành ĐH, CĐ với mức điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT. CT cụ thể các ngành bậc ĐH: kế toán (A, D1) 300, tài chính - ngân hàng (A, D1) 300, QTKD marketing (A, D1) 200, QTKD du lịch (A, D1) 200, QTKD quốc tế (A, D1) 200, CNTT (A, D1) 150, CN kỹ thuật công trình xây dựng (A) 150, kỹ thuật điện - điện tử (A) 100, nuôi trồng thủy sản (A, B) 100, ngôn ngữ Anh (D1) 100, văn học (C) 100, Việt Nam học (chuyên ngành du lịch - C, D1) 100. Các ngành CĐ: tin học ứng dụng (A, D1) 200, CN kỹ thuật công trình xây dựng (A) 200, kế toán (A, D1) 300, QTKD (A, D1) 300.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Điểm chuẩn NV2 bậc ĐH như sau: công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử, truyền thông: 16 CN chế tạo máy: 15,5 kỹ thuật công nghiệp: 15 CN kỹ thuật cơ điện tử: 15,5 CN kỹ thuật ô tô: 15,5 CN in: 14 CN kỹ thuật máy tính: 14,5 quản lý công nghiệp: 15,5 sư phạm (SP) kỹ thuật điện tử, truyền thông: 14 SP kỹ thuật cơ khí: 14 SP kỹ thuật công nghiệp: 13,5 SP kỹ thuật cơ điện tử: 15 SP kỹ thuật nhiệt: 13 SP kỹ thuật CN thông tin: 14,5. Bậc CĐ gồm: CN kỹ thuật điện tử, truyền thông: 12,5 CN kỹ thuật điện, điện tử: 13 CN chế tạo máy: 13 CN kỹ thuật ô tô: 13 CN may: 11,5. Trường không xét NV3.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: SP tin học, CN thông tin, vật lý học, văn học, Việt Nam học: 14 giáo dục chính trị: 13 (D1) và 14 (C) giáo dục đặc biệt: 13 (D1) và 14 (C, M) quản lý giáo dục:13 (A, D1) và 14 (C) tâm lý học: 13 (D1) và 14 (C) sử - giáo dục quốc phòng: 13 (A) và 14 (C) SP song ngữ Nga - Anh, ngôn ngữ Nga - Anh, SP tiếng Pháp, ngôn ngữ Pháp, SP tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật: 18 (các môn ngoại ngữ nhân hệ số). Trường không xét tuyển NV3.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính: Điểm trúng tuyển NV2 các ngành bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Trường xét tuyển 500 chỉ tiêu NV3 vào các ngành: tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, marketing, kinh doanh quốc tế, quản trị du lịch-khách sạn, kế toán kiểm toán. Điểm xét tuyển NV3 bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex: CN may, thiết kế thời trang, công nghệ kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật điện - điện tử, CN thông tin, CN kỹ thuật cơ - điện tử, tiếng Anh: 10 quản trị kinh doanh: 11,5 kế toán: 12. Trường xét NV3 các ngành: CN may, thiết kế thời trang, CN kỹ thuật cơ điện tử, CN thông tin, tiếng Anh với điểm xét tuyển là 10.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cơ hội học tập tại Trường Cao đẳng Thực hành FPT Không đỗ NV1, nhiều bạn trẻ tìm cơ hội ở NV2, NV3, nhưng cũng có không ít bạn đã chọn lựa con đường học nghề để tạo lập cuộc sống cho riêng mình. Cao đẳng thực hành FPT là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ hướng tới. Trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay, xu hướng lựa chọn học tập...