Thử thách viên pin khủng của Galaxy M20 với phim nhiều tập
Thử một lần “chơi lớn” với tựa phim “Minh Lan Truyện” đang gây sốt trên màn ảnh nhỏ, liệu Galaxy M20 sẽ chinh phục thời gian “luyện phim” liên tiếp của người dùng?
Galaxy M20 là “tân binh” của Samsung tại phân khúc điện thoại tầm trung. Máy gây chú ý với viên pin dung lượng lớn, lên đến 5000 mAh, vượt trội hoàn toàn các sản phẩm khác nằm trong nhóm trung cấp. Bên cạnh đó, Samsung cũng trang bị cho máy công nghệ sạc nhanh với bộ sạc sẵn có. Theo công bố của nhà sản xuất, người dùng có thể thoải mái sử dụng Galaxy M20 trong 24 giờ đàm thoại, 24 giờ xem video hoặc 100 giờ nghe nhạc liên tục.
Vậy còn thử nghiệm thực tế thì sao? Hãy xem liệu viên pin Galaxy M20 có bền bỉ như lời đồn trong bài kiểm tra thời lượng phát video liên tục, cụ thể ở đây là bộ phim đình đám “Minh Lan Truyện” đang gây sốt hiện nay. Để có cái nhìn khái quát hơn, Galaxy M20 sẽ được kiểm nghiệm cùng một sản phẩm khác với mức dung lượng pin khá phổ biến hiện nay.
Có thể thấy, viên pin 5.000 mAh trên Galaxy M20 đã không làm người xem phải thất vọng. Với việc phát video liên tục thông qua trình duyệt web với kết nối Wi-Fi, “siêu pin” của Samsung vẫn còn đến 38% dung lượng sau khi phải hoạt động liên tục trong suốt 3 giờ đồng hồ. Có nghĩa là sau khi đã giải trí thả ga, người dùng có thể yên tâm mang máy ra ngoài mà không lo điện thoại bị hết pin hoặc phải mất kết nối giữa chừng.
Ở phía đối diện, dung lượng pin khoảng 2.000 mAh của đối thủ là quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế của người dùng. Với chỉ khoảng 7% còn lại sau khi đã xem xong bộ phim “Minh Lan Truyện”, chắc chắn máy sẽ sớm rơi vào tình trạng “sập nguồn”. Những lúc như thế này, người dùng phải ôm khư khư cục sạc dự phòng theo bên mình, hoặc bắt buộc phải ngồi chờ máy sạc đầy trở lại, nếu như không muốn rơi vào những tình huống dở khóc dở cười khi ra ngoài.
Như vậy, Galaxy M20 xứng đáng với biệt danh “siêu pin” bất bại mà người dùng đang tán thưởng hiện nay. Máy không chỉ mang đến thời lượng sử dụng trong xuyên suốt ngày dài, mà còn đảm bảo được trải nghiệm giải trí, xem phim trên màn hình lớn với độ phân giải cao. Hơn thế nữa, trong các tình huống khẩn cấp, kể cả khi máy sắp hết pin thì người dùng vẫn có công nghệ sạc nhanh làm “cứu cánh”. Kiểm tra cho thấy, Galaxy M20 chỉ mất khoảng chưa đầy 15 phút là đã có thể sạc đầy từ 0% lên 15%, và thêm 10 phút nữa để đạt được mốc 32%.
Theo Dan Tri
Đánh giá Galaxy M20: Dù là game thủ, hội cày phim hay "tám" xuyên ngày đêm, ai cũng tìm thấy thứ mình cần
Quả không sai khi Galaxy M20 lại được khen ngợi nhiều đến vậy, khi mà máy đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của người dùng dù chỉ có mức giá chưa đến 5 triệu đồng.
Sau nhiều năm liền tưởng như bỏ quên phân khúc smartphone giá rẻ, Samsung cuối cùng cũng ra mắt một mẫu máy mới mà khiến người dùng phải chú ý ngay từ khi lộ diện. Thiết bị này có tên là Galaxy M20, mở đầu cho dòng máy M series, đánh mạnh vào những giá trị thiết thực nhất với người dùng mà không bị độn giá quá cao.
Nhiều người còn khẳng định, Galaxy M20 chính là đòn đáp trả trực diện của Samsung với các nhà sản xuất smartphone giá rẻ từ Trung Quốc như Xiaomi, Honor hay Realme. Vậy thì, chiếc máy này thực sự có gì hay ho như lời đồn không, hãy cùng xem nào!
Dành cho game thủ: Đủ chơi PUBG, đua Asphalt 9 thoải mái
Điều mà nhiều người quan tâm nhất trong tầm giá dưới 5 triệu có lẽ là cấu hình. Galaxy M20 sở hữu con chip Exynos 7904 8 nhân, GPU Mali-G71 2 nhân cùng RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB kèm khe cắm thẻ nhớ. Mức cấu hình này có thể nói là nằm ở khoảng giữa, không quá khủng mà cũng không phải hạng xoàng.
Điểm benchmark của Galaxy M20 khi chấm qua AnTuTu.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là con chip Exynos 7904 vốn lần đầu tiên xuất hiện nên chưa khiến người dùng tin tưởng ngay. Qua các thử nghiệm chơi game với PUBG và Asphalt 9, Galaxy M20 có thể chiến tốt ở mức cài đặt đồ họa trung bình ở cả hai trò.
Với Asphalt 9, Galaxy M20 thể hiện tốt đến bất ngờ với tốc độ khung hình cao, ít độ trễ khi điều khiển xe bẻ lái/tăng tốc và rất ít khi bị khựng hình. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên bật mức cài đặt đồ họa cao nhất vì hiện tượng lag chắc chắn sẽ xuất hiện khi chạy tới những đoạn đường rộng, có quá nhiều chi tiết ở nền.
Video đang HOT
Chiến game trên M20 khá ổn, miễn là bạn đừng cố tăng mức độ họa lên cao.
Với PUBG cũng tương tự, bạn có thể chơi thoải mái nếu như không đặt mức đồ họa cao, dù đôi khi sẽ gặp vấn đề nếu dịch chuyển khung hình quá nhanh.
Dành cho hội đam mê cày phim: Màn hình tràn viền lớn, sắc nét, sáng đẹp
Trên M20, Samsung đã chuyển sang sử dụng tấm nền LCD IPS fullHD thông thường thay vì Super AMOLED. Samsung gọi đây là màn hình Infinity-V với khía chữ V ở viền trên, chỉ đủ chỗ cho camera selfie và loa thoại. Kiểu màn hình này thực ra lại rất được ưa thích vì không ảnh hưởng nhiều tới khả năng hiển thị mà lại vừa mắt, không xấu xí như tai thỏ.
Khía chữ V của Galaxy M20 gần như không ảnh hưởng gì tới khả năng hiển thị.
Tấm nền kích thước tới 6.3 inch của M20 cho độ sáng cao, độ sắc nét tốt nhưng màu sắc và tương phản thiên về tông nhạt hơn, không đậm đà kiểu "đập vào mắt" như các dòng máy dùng màn super AMOLED khác của Samsung.
Tuy nhiên, đây không hẳn là một điểm trừ, bởi không phải ai cũng thích những tông màu quá rực rỡ. Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị màn hình LCD thì việc chuyển sang dùng Galaxy M20 sẽ dễ chịu hơn về cả màu sắc và độ chi tiết.
Chốt lại thì, hội mê cày phim chắc chắn vẫn thấy hài lòng với màn hình của Galaxy M20 vì các khía cạnh còn lại. Ngoài ra, nếu bạn thích chỉnh sửa ảnh trên smartphone để đăng lên mạng xã hội thì màn hình LCD như của M20 cũng là lựa chọn mang tính an toàn hơn là các tấm nền OLED/AMOLED giá rẻ khác vì cho màu sắc trung thực, chính xác hơn.
Dành cho các "bà tám": Pin dùng 2 ngày, sạc hơn 2 tiếng là đầy
Với nhu cầu sử dụng thông thường, bao gồm duyệt web, chơi game, nghe nhạc, xem phim và lướt mạng xã hội của giới trẻ thì Galaxy M20 hoàn toàn đủ khả năng hoạt động từ sáng sớm tới tối muộn mới cạn pin.
Nếu dùng máy với nhu cầu nhẹ nhàng hơn, chỉ nhắn tin, chat chit qua Zalo, Messenger hay WhatsApp là chính, thi thoảng mới check email, Facebook thì cứ yên tâm là M20 có thể dễ dàng trụ được tới 2 ngày sử dụng cho mỗi lần sạc. Hội chị em chắc chắn sẽ rất thích vì đỡ phải lỉnh kỉnh mang theo cục pin dự phòng trong túi xách hàng ngày!
Dùng Galaxy M20 từ sáng tới tối muộn mà vẫn còn dư hơn 20% pin.
Ngoài ra, Galaxy M20 còn đi kèm củ sạc nhanh với cáp USB-C, cho phép sạc đầy viên pin 5000mAh chỉ trong khoảng 2 giờ 20 phút. Nếu thường xuyên phải cắm sạc qua đêm, Samsung cũng tích hợp sẵn công tắc bật tắt chế độ sạc nhanh trong Cài đặt> Bảo trì thiết bị> Pin> để tối ưu hóa tuổi thọ, tránh hiện tượng chai, phồng pin khi cắm sạc quá lâu.
Camera thì sao?
Với Galaxy M20, hệ thống camera không hẳn là một điểm sáng. Chất lượng ảnh từ camera chính chỉ dừng ở mức vừa đủ dùng, camera selfie đủ tốt và ảnh xóa phông không mấy ưng mắt. Tuy nhiên, Samsung đã trang bị thêm một ống kính góc siêu rộng, hỗ trợ chụp phong cảnh tốt hơn.
Như đã nhắc ở trên, chất lượng ảnh từ camera chính của Galaxy M20 không tồi, nhưng cũng không thể khen được. Những tấm hình thường thiên về xu hướng hơi nhạt, tương phản thấp, cân bằng trắng không ổn định, lúc thì ấm, lúc thì lạnh.
Ảnh chụp đủ sáng từ M20 cho chi tiết tốt nhưng màu sắc và tương phản nhạt nhòa.
Ảnh chụp đêm cần tinh chỉnh lại độ sáng thì mới đẹp.
Nếu chụp tự động, ảnh thường sẽ hơi dư sáng như thế này.
Bù lại, độ chi tiết và khả năng xử lý nhiễu của ảnh lại khá tốt, trông tự nhiên và có thể zoom lên tới khoảng 2x mà vẫn đủ dùng.
Ống kính phụ của Galaxy M20 cho góc chụp vào khoảng gần 120 độ, bao phủ được thêm khoảng 50% khung hình so với ống kính góc thường. Nhờ đó, bạn có thể ghi lại những khung hình mang tính sáng tạo hơn, đồng thời rất có lợi khi chụp ảnh phong cảnh hay trong những căn phòng hẹp.
Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu thiệt thòi về độ chi tiết và nhạy sáng khi dùng ống kính góc rộng, dù chất lượng màu sắc, khả năng khử nhiễu hạt và xử lý HDR thì vẫn tốt tương đương camera chính.
Điểm trừ lớn nhất của hệ thống camera của M20 có lẽ là ở khả năng xóa phông ảo. Vì máy chỉ dùng thuật toán nhận diện khuôn mặt để "đoán" hình dáng chủ thể nên bạn không thể xóa phông với những bức ảnh không có người. Đồng thời, viền của chủ thể cũng bị xóa một cách lem nhem, hoàn toàn không chính xác.
Ảnh chụp xóa phông ảo từ M20 còn rất nhiều lỗi và chỉ chụp được chân dung rõ mặt người.
Ảnh selfie của Galaxy M20 cho ra tông màu da rất dễ chịu, không bị ám vàng hay ám đỏ. Chế độ làm đẹp thông minh xử lý da vừa phải, không gây cảm giác giả tạo.
Chế độ chụp thường (trái) và làm đẹp thông minh (phải).
Điều lạ là khả năng xóa phông ảo của camera selfie trên Galaxy M20 lại tốt hơn hẳn so với camera chính. Những phần tóc, cổ và vai áo bị lẹm vào một chút nhưng trông vẫn rất ổn, hoàn toàn dùng được.
Ngoài ra, Galaxy M20 còn giữ nguyên những tính năng phụ khác như chụp ảnh với sticker dễ thương, flash màn hình và các bộ lọc màu.
Những tính năng khác thế nào?
Galaxy M20 mới chỉ chạy Android 8.1 Oreo với giao diện Samsung Experience cũ.
Galaxy M20 đáng tiếc chỉ được chạy sẵn Android 8.1 Oreo và giao diện Samsung Experience cũ chứ không phải Android 9.0 Pie và giao diện OneUI như của Galaxy S10 series. Ngoài ra, có một vài tính năng nhỏ đã bị cắt giảm, ví dụ như cài đặt hẹn giờ bật/tắt chế độ giảm ánh sáng xanh hay các tùy chọn chế độ màu sắc cho màn hình.
Vậy có đáng mua không?
Câu trả lời là có, nếu bạn đang sử dụng một thiết bị giá rẻ cũ của Samsung như Galaxy J4, J6..., hoặc đang muốn nâng cấp lên chiếc máy nào đó có pin thật "trâu", màn hình lớn và cấu hình vừa đủ để chơi được những tựa game phổ biến.
Theo Tri Thuc Tre
Thử thách "hành" pin Galaxy M20: xem phim, chơi game, làm việc bao lâu thì cạn? "Hành trang mỗi ngày không chỉ nhẹ hơn mà điều thích nhất là giải phóng mình khỏi những cái liếc mắt lên cột báo pin như trước kia", một người dùng chia sẻ chiếc Galaxy M20. Với Thanh, cậu sinh viên năm hai một trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyện lập team để leo rank trong Liên Quân Mobile...