Thử sức với đề thi khó nhất thế giới
Kỳ thi đầu vào của All Souls College – một trường thuộc ĐH Oxford được đánh giá là kỳ thi khó nhất thế giới.
Đó cũng là lý do tại sao các ứng viên gần như không thể ôn luyện cho bài thi này. Các câu hỏi đều rất trừu tượng và không có câu trả lời đúng hay sai.
Phần thưởng cho những người vượt qua kỳ thi này là một suất học bổng 7 năm tại ĐH Oxford. Thông thường mỗi năm học bổng này chỉ chọn 2 người xuất sắc nhất để trao. Và chỉ có 1/20 ứng viên dự thi hoàn thành bài thi.
Dưới đây là một số phần trong bài thi của All Souls College 2014:
Tòa nhà Radcliffe Camera thuộc ĐH Oxford.
Kinh tế 1
Ứng viên nên trả lời ít nhất 3 câu hỏi:
1. Đã từng có vụ kiện kinh tế nào về việc hạn chế trả tiền thưởng không vượt quá 2 lần mức lương/ năm chưa?
2. Khái niệm “trạng thái cân bằng” có ích cho việc hiểu về hành vi kinh tế trong thế giới thực hay không?
3. “Gary Becker là nhà khoa học xã hội vĩ đại nhất từng sống và làm việc trong nửa cuối thế kỷ qua”. (MILTON FRIEDMAN năm 2001). Anh/ chị có đồng ý với nhận định này không?
4. Các tổ chức tài chính vi mô có thể làm được điều gì mà các tổ chức khác không làm được?
5. Hãy bình luận về bằng chứng cho thấy kỹ thuật quản lý hiện đại giúp tăng năng suất.
6. Có cơ sở kinh tế nào cho các công ty tập đoàn không?
7. Khi nào thì các công ty phải chịu trách nhiệm về quyết định mua hàng sai lầm của khách hàng?
8. Một loại tiền tệ tự cung ứng như Bitcoin có thể tồn tại lâu dài được không?
Video đang HOT
9. Vấn đề kinh tế nào có khả năng được xử lý bằng “Big Data”?
10. Chính phủ có nên giới hạn cách người dân sử dụng tiền tiết kiệm hưu trí không?
Triết học 1
1. Giới tính của một người có phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội không?
2. Sự tức giận trong chính trị có hợp pháp không?
3. Chiến lược “status quo” (giữ nguyên hiện trạng) có đặc quyền đạo đức nào không?
4. Chúng ta có thể biết được gì về trí não bằng cách xem xét những rối loạn của nó?
5. Cảm xúc có thể là lý do của việc đưa ra quyết định hay không?
6. Những bằng chứng cao cấp có mang lại sự rõ ràng hơn không?
7. Lời xin lỗi có tác dụng như thế nào?
8. Nhận thức luận có nên được tự nhiên hóa không?
9. Có thể có sự bất đồng lớn nào mà không có cơ sở lập luận không?
Văn học Anh 2
Viết một bài bình luận so sánh 2 bài thơ sau:
Đề thi.
Nghiên cứu cổ đại
1. Tại sao cách tiếp cận nhất thể với các nhà thơ và nhà sử học Hy Lạp hiện nay thức thời hơn các nhà phân tích?
2. Thần thoại Hy Lạp liên quan tới các bằng chứng khảo cổ học như thế nào?
3. Từ khi nào và tại sao người Hy Lạp bắt đầu nhìn nhận bản thân khác với những người nước ngoài?
4. Các nhà phê bình văn học cổ điển có quyền đánh giá Bacchylides là nhà thơ hạng hai xuất sắc không?
5. Người Sparta đã từng có “sách lược trọng yếu” chưa?
6. Có lý do nào để cho rằng 7 bi kịch sống mãi của Sophokles là một ví dụ sai lầm?
7. Tiếng Hy Lạp bị ảnh hưởng bởi đế chế Athen theo cách nào?
8. Có thể có xã hội học về luật Athen không?
9. “This two-way interaction” (Sự tương tác qua lại – TAPLIN) có phải là cách hữu ích để hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật tranh lọ hoa và kịch Hy Lạp hay không?
Theo Nguyễn Thảo/Báo Vietnamnet
Sức lan tỏa của cuộc thi "Em yêu lịch sử Việt Nam"
Ban Tổ chức trao giải cho các HS đạt giải nhất, nhì, ba.
GD&TĐ - Sáng nay (5/2), tại TP Đà Nẵng diễn ra Lễ tổng kết cuộc thi "Em yêu lịch sử Việt Nam" do Bộ GD&ĐT tổ chức. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự buổi lễ; cùng dự có Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam - Vũ Văn Hùng cùng hàng nghìn đại biểu là lãnh đạo Sở GD&ĐT, CBQL, GV, HS đến từ các địa phương trong cả nước.
Cuộc thi "Em yêu lịch sử Việt Nam" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức rộng rãi cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 ở 62 tỉnh thành trong cả nước.
Sau hơn 4 tháng phát động và triển khai đã tạo hiệu ứng tích cực, từ góp phần nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm của HS đến đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, nâng cao hiệu quả GD lịch sử.
Quy trình tổ chức công phu, nghiêm túc
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành cuộc thi, nhiều Sở, trường đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trang trọng, ý nghĩa, tuyên truyền thu hút đông đảo HS tham gia từ cấp trường đến cấp Sở. Một số HS Lào đang học tại Việt Nam cũng có bài dự thi.
Công tác chấm thi và trao tặng các giải thưởng cho các tập thể và cá nhân HS có bài dự thi đạt điểm số cao đã được tiến hành nghiêm túc, qua đó động viên HS, tạo không khí hào hứng, phấn khởi đối với việc tìm hiểu lịch sử nước nhà và lịch sử quê hương: Sở GD&ĐT Hà Nội tuyên dương, khen thưởng và cấp giấy chứng nhận cho 245 HS đạt giải cấp TP; Sở GD&ĐT Quảng Ninh khen thưởng 91 HS, 15 tập thể; các Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Bình...
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi gồm các nhà khoa học của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Bộ GDĐT và Trường ĐHSP Hà Nội. Công tác chấm thi được thực hiện kỹ càng, khách quan, công bằng nhằm chọn được những bài thi xứng đáng để trao giải, quy trình hết sức chặt chẽ với 2 vòng chấm.
Ban Giám khảo cuộc thi đã chọn ra những bài thi tốt nhất của cuộc thi để trao giải cá nhân, đồng thời khen thưởng các Sở GD&ĐT, các trường THCS, THPT tổ chức tốt cuộc thi, có nhiều HS tham gia cuộc thi và nhiều bài dự thi chất lượng tốt.
Kết quả: Trong 300 bài thi (trên tổng số 2.170 bài dự thi) lọt vào vòng chung khảo, có 2 giải đặc biệt, 4 giải nhất, 10 giải nhì, 30 giải ba, 60 giải khuyến khích; 24 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức cuộc thi nhận thưởng tại lễ trao giải.
Em Ngô Thị Phương Linh - HS trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) - phát biểu cảm nghĩ tại Lễ tổng kết.
Ấn tượng từ đề thi và bài dự thi
GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi - đánh giá cao về đề thi cũng như chất lượng bài làm của các em học sinh: "4/5 câu hỏi là câu hỏi mở, có tác dụng kích thích hứng thú tìm hiểu và thức tỉnh tình yêu đối với truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước trong GV, HS. Đã đến lúc phải thay đổi, cần khơi gợi, động viên các em nói điều mình yêu thích, cảm nhận theo cách của mình.
Tôi thực sự xúc động ở câu hỏi thứ 5, sau khi yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của 2 câu thơ: "Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" thì Bộ GD&ĐT đặt ra yêu cầu: "Theo anh(chị), cần phải làm gì để HS yêu thích môn Lịch sử". Có thể nói, Bộ đã rất tâm huyết, thực sự cầu thị, lắng nghe để luôn tìm hướng đi tốt nhất trong cải thiện thực trạng dạy học lịch sử trong nhà trường phổ thông.
Điều làm tôi hết sức bất ngờ và ngỡ ngàng là qua bài làm, các em học sinh thể hiện tình yêu đất nước khá sâu đậm. Có thể nói cuộc thi đã khá thành công và tạo một "cú hích" góp phần làm chuyển biến chất lượng dạy và học lịch sử.
Theo Ban Giám khảo cuộc thi, hầu hết các bài thi đều đảm bảo đúng thể lệ, được đánh máy hoặc viết tay rất sạch đẹp. Đặc biệt, có bài thi của một học sinh khiếm thị là em Nguyễn Đăng Khoa, lớp 6A, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hải Phòng), được viết bằng chữ nổi và có cả phiên bản chữ viết thông thường.
Không thỏa mãn với 5 trang giấy bài viết, hầu hết các bài dự thi đều có tranh ảnh, tư liệu, video minh họa. Phần phụ lục của nhiều bài được đầu tư rất công phu, như cả 35 bài dự thi của tỉnh Quảng Ninh đều từ 200 trang đến gần 400 trang minh họa bằng tranh ảnh và nhiều thể loại tư liệu khác.
Các bài thi của nhiều tỉnh, thành phố khác cũng rất công phu như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng..., với những tư liệu phong phú về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương, dân tộc, những hình ảnh, tư liệu độc đáo về di sản của quê hương.
Hầu hết các bài dự thi đều thể hiện kiến thức lịch sử khá chắc chắn, cách viết, cách diễn đạt trong sáng. Đặc biệt, có nhiều bài các em còn thể hiện mong muốn có SGK, tài liệu học tập tốt hơn, đẹp hơn, có nhiều tranh ảnh, thầy cô dạy hay hơn...
Theo Giaoducthoidai.vn
Tiết lộ đề thi cho học sinh học thêm Hơn 70% nội dung đề thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 12 của trường THPT Thủ Thiêm (TP.HCM) đã bị lộ tại lớp học thêm. Các đáp án cũng được cung cấp trong buổi học thêm đó. Khoảng hai, ba ngày trước ngày thi học kỳ 1 môn vật lý lớp 12 (ngày 16/12/2014), Facebook của không ít học sinh khối...