Thu phí BOT không dừng: Nhà đầu tư trây ỳ, chủ xe cũng chưa muốn
Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến hạn (30.6) do Bộ GTVT đặt ra, nếu các trạm BOT giao thông không ký hợp đồng lắp đặt thu phí không dừng sẽ dừng thu phí. Thế nhưng việc triển khai thu phí không dừng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, do một số nhà đầu tư trây ỳ và nhiều chủ phương tiện cũng không muốn dán thẻ E-tag.
Trạm thu phí BOT. Ảnh GT
Hiện cả nước có khoảng 90 trạm thu phí BOT và phần lớn vẫn đang dụng hình thức thu phí thủ công (con người và hệ thống máy tính). Việc thu phí thủ công đã bộc lộ nhiều bất cập nhưng ùn tắc giao thông trước và sau trạm thu phí, đặc biệt là trạm cửa ngõ các thành phố lớn. Cùng đó, lực lượng lao động tham gia thu phí rất lớn, dẫn đến chi phí bị đội lên rất cao. Đặc biệt là không thể công khai, minh bạch doanh thu trên đầu phương tiện đi qua trạm thu phí. Được biết, thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc 17 sở GTVT các tỉnh thành có trạm thu phí do địa phương làm cơ quan nhà nước thẩm quyền họp để triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Hiện VETC và các nhà đầu tư BOT đã triển khai được 115 làn/28 trạm đã được vận hành hệ thống thu phí không dừng. Số còn lại do chưa ký được hợp đồng giữa nhà đầu tư BOT và VETC.
Việc thu phí tự động không dừng là điều tất yếu. Tại Quyết định 07 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu chậm nhất đến 31.12.2018 nhà đầu tư phải bàn giao toàn bộ các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang vận hành để thực hiện thu theo hình thức điện tử tự động không dừng. Nhưng đến nay việc bàn giao vẫn chưa được thực hiện xong. Tại buổi kiểm tra tại một số trạm thu phí BOT ngày 15.6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã đưa ra yêu cầu với các nhà đầu tư BOT nếu ngày 30.6 không ký hợp đồng sẽ dừng thu phí và đến 30.10.2019 phải lắp đặt xong thiết bị để vận hành.
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, đại diện Cty CP BOT Hà Nội – Bắc Giang cho rằng hiện chi phí tổ chức thu của VETC bao gồm 2 phần là chi phí thường xuyên và chi phí hoàn vốn là không hợp lý gây khó khăn cho DN, vì VETC phải lập dự toán chi phí tổ chức thu giống như nhà đầu tư BOT. Cùng đó, đại diện nhà đầu tư BOT Phả Lại cho rằng hiện đã xong thiết kế kỹ thuật sẽ hoàn thành đúng tiến độ của Bộ GTVT yêu cầu. Nhưng nhà đầu tư này lại đề xuất tạm thời cho phép lắp 2 làn thu tự động trong năm 2019. Vì hiện doanh thu trạm rất thấp so với phương án tài chính, chỉ khoảng 500 triệu đồng/ngày, nguyên nhân do có nhiều đường ngang và miễn giảm thu phí.
Cùng đó, dự án có tiến độ thu phí chậm nên ngân hàng không gia hạn cho vay và hiện Cty đang phải trích 3% trên doanh thu, tương đương với trước đây trong phương án tài chính nhà đầu tư được hưởng chi phí tổ chức thu.
Video đang HOT
Chủ phương tiện cũng chưa “mặn mà”
Một trong những điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí không dừng, theo đại diện Cty TNHH Thu phí tự động VETC hiện nhiều nhà đầu tư chưa hợp tác hoặc hợp tác cầm chừng trong việc triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí và thói quen dùng tiền mặt và sự e dè ngại sử dụng của chủ phương tiện nên số lượng khách hàng đã dán thẻ nhưng chưa nạp tiền sử dụng dịch vụ còn thấp.
Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 3,5 triệu ôtô, nhưng lượng xe dán thẻ E-Tag mới trên một triệu xe. Do đó, nếu việc triển khai lắp đặt đúng tiến độ nhưng tỉ lệ người sử dụng vẫn chưa đạt yêu cầu. Cùng đó, nhiều ý kiến cho rằng với lượng phương tiện lớn như vậy, khách hàng phải trả tiền trước nhưng không sử dụng thường xuyên vậy chủ đầu tư có trả lãi cho họ không. Cùng đó, nhiều chủ đầu tư cũng cho rằng, mỗi hàng tháng số tiến thu phí của họ rất lớn vậy ai sẽ trả cho họ phần lãi suất này.
Trước vấn đề này, Phó TGĐ Cty thu phí tự đông VETC – Hồ Trọng Vinh cho biết, lãi suất của doanh thu thu phí là của nhà đầu tư, VETC chỉ là dịch vụ thu phí hộ. Hiện VETC thanh toán ngay trong ngày, không để qua đêm, nên các trạm thu phí 6h sáng chốt doanh thu, 9h sáng chuyển tiền cho chủ đầu tư BOT.
Được biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã làm việc 17 sở GTVT các tỉnh thành có trạm thu phí do địa phương làm cơ quan nhà nước thẩm quyền họp để triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Theo đại diện Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường – Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các giải pháp thanh toán mới trong thu phí tự động không dừng, đưa ra các chế tài xử lý trong hoạt thu phí tự động không dừng đối với nhà cung cấp dịch vụ thu phí, nhà đầu tư BOT và chủ phương tiện.
ĐẶNG TIẾN
Theo PLO
Vết nứt xuất hiện chằng chịt trong hầm Hải Vân
Dù cơ quan chủ quản khẳng định là không ảnh hưởng đến an toàn nhưng tài xế và người dân vẫn tỏ ra lo ngại với việc xuất hiện ngày một nhiều các vết nứt trong hầm đường bộ Hải Vân.
Cục Quản lý đường bộ III kiểm tra hiện trường các vết nứt trong hầm Hải Vân.
An toàn?
Những ngày gần đây, tài xế xe đường dài, xe du lịch và hành khách rất quan tâm và tỏ ra lo ngại khi chứng kiến dấu hiệu tăng lên về số lượng các vết nứt trong hầm Hải Vân. Nhiều người cho rằng, ngoài những vết nứt cũ đã xuất hiện trước khi Cty CP Đèo Cả tiến hành thi công hầm số 2 thì hiện nay có thêm nhiều vết nứt mới ở các vị trí khác nhau và nhận định có thể do ảnh hưởng từ việc nổ mìn bên cạnh. Anh Nguyễn Thành Sáng, tài xế xe du lịch người Đà Nẵng cho biết: "Lâu nay thấy nó hàng ngày nên cũng không để ý lắm. Vừa rồi đang đi trên xe thấy hành khách quan tâm và cho rằng vỏ hầm có nhiều vết nứt nên nhìn lại cũng có cảm giác nhiều hơn so với trước đây, đặc biệt là gần cửa hầm phía Nam. Quả thực như vậy thì cũng đáng ngại". Theo quan sát, hai bên hầm có rất nhiều vết nứt đan nhau theo hướng từ trên xuống của vỏ hầm, một số vị trí có dấu hiệu nở ra về chiều rộng và kéo dài hơn trước đây.
Đại diện Cty Đèo Cả cho biết, vết nứt hầm Hải Vân 1 đã có từ trước khi đơn vị nhận bàn giao quản lý, vận hành từ Bộ GTVT (tháng 12-2015). Sau đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã tiến hành sửa chữa 3 vết nứt và khảo sát, đánh giá toàn bộ vỏ hầm Hải Vân 1. Kết quả cho thấy những vết nứt đã sửa chữa không xuất hiện nứt trở lại; toàn bộ vỏ hầm có 209 vết nứt với chiều rộng lớn nhất là 3mm; vỏ hầm đảm bảo khả năng chịu lực. Cũng theo chủ đầu tư, trước khi tiến hành thi công hầm Hải Vân 2, đơn vị mời Cty Tư vấn Alpin Technik của Đức thực hiện khảo sát vết nứt, đánh giá vỏ hầm bằng công nghệ Camera quét ảnh tự động và phần mềm đánh giá Atis Viewer, áp dụng tiêu chuẩn DIN 1076 của CHLB Đức. Kết quả khảo sát thống kê toàn bộ vỏ hầm có 321 vết nứt, tập trung chủ yếu ở đoạn hầm phía Nam. Trong số này có 275 vết nứt được đánh giá là an toàn với chiều rộng
Trong quá trình thi công nổ mìn đào hầm Hải Vân 2, Nhà thầu các gói thầu thi công đã hợp đồng với Hội kỹ thuật nổ mìn Viêt Nam thực hiện quan trắc tốc độ rung chấn hầm Hải Vân 1. Theo kết quả đo đạc, tốc độ rung chấn đều nằm trong phạm vi cho phép. Ngoài ra, theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu bổ sung quan trắc xem xét sự phát triển của vết nứt hầm Hải Vân 1 trong quá trình nổ mìn thi công hầm Hải Vân 2 để có các giải pháp xử lý kịp thời nếu có biểu hiện bất thường xảy ra. Hiện nay, hàng tháng Cty CP Đèo Cả đều gửi báo cáo quan trắc đến các cơ quản lý nhà nước, kết quả quan trắc cho thấy vết nứt không phát triển, chưa thấy xuất hiện vết nứt mới. Trong quá trình thi công hầm Hải Vân 2, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư giữ nguyên, không sơn lại lớp sơn đã bong tróc ở hầm Hải Vân 1 để tiếp tục quan trắc, kiểm tra giám sát.
"Nứt vỏ hầm do nổ mìn là chưa chuẩn xác"?
Trước câu hỏi trong khi phía Bắc của hầm Hải Vân 1 gần như không có vết nứt nào thì phía Nam lại có nhiều vết nứt xuất hiện vào thời gian nổ mìn thi công hầm Hải Vân 2 (cũng từ phía Nam), đại diện Cty Đèo Cả khẳng định đây chỉ là sự trùng hợp chứ không phải là hệ quả.
Theo lý giải, hạng mục mở rộng hầm Hải Vân 2 được thi công đào và gia cố bằng phương pháp NATM theo hai mũi thi công đồng thời từ hai phía Bắc và Nam vào giữa. Mũi thi công phía Bắc bắt đầu mở hầm từ tháng 12-2016 và mũi thi công phía Nam từ tháng 2-2017 theo đúng biện pháp thi công được Bộ GTVT phê duyệt. Cả hai mũi thi công đều sử dụng công nghệ, biện pháp thi công giống nhau. Vết nứt hầm Hải Vân 1 đã có từ trước khi thi công hầm Hải Vân 2 và kết quả quan trắc cho thấy vết nứt hiện nay không phát triển, chưa có xuất hiện thêm vết nứt mới. Do vậy thông tin trùng hợp vết nứt xuất hiện khi thi công nổ mìn ở phía Nam là chưa chuẩn xác. "Việc nổ mìn hầm Hải Vân 2 sẽ có ảnh hưởng rung chấn nhất định đến hầm Hải Vân 1. Tuy nhiên kết quả giám sát chấn động hầm Hải Vân 1 do nổ mìn thi công được Hội kỹ thuật nổ mìn Việt Nam, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng định kỳ kiểm tra xác nhận cho thấy tốc độ dao động đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2008/BCT", đại diện chủ đầu tư cho hay.
Về quy trình xử lý vết nứt, đơn vị cho biết: Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và các cơ quan tham mưu kiểm tra hiện trường và đã có câu trả lời chính thức. Cụ thể: Vết nứt được kiểm tra, đánh giá không có phát triển thêm, được quan trắc kỹ lưỡng, các thông số đang nằm trong giới hạn cho phép. Để theo dõi thường xuyên, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu không sơn lại các mảng sơn đã bong tróc từ các vết nứt mà phải giữ nguyên để tiếp tục quan trắc, kiểm tra giám sát trong quá trình thi công hầm Hải Vân 2. Chủ đầu tư phải báo cáo cụ thể quá trình theo dõi, quan trắc và thực tế diễn biến của vết nứt hầm Hải Vân 1 với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tại các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất.
CÔNG KHANH
Theo CADN
"Cấm cửa" 2 xe trên cao tốc: Tổng Cục đường bộ nói VEC sai, phải thu hồi quyết định Lãnh đạo Bộ GTVT vừa có ý kiến liên quan đến nội dung từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện ô tô trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý. Dòng xe nối đuôi nhau đi cao tốc trở về TP.HCM sau kỳ nghỉ...