‘Thủ phạm bạo lực học đường toàn từ các gia đình có tiền’
Những vấn nạn bạo lực học đường ở Việt Nam, thủ phạm thường thuộc loại gia đình có tiền, có ảnh hưởng với trường học và nhiều vụ bạo lực nhưng không được đưa ra ánh sáng.
Vấn nạn bạo lực tại học đường đang thu hút sự chú ý của xã hội trong và người nước, chỉ cần tra cụm từ “Bạo lực học đường” vào Google hoặc Youtube chúng ta sẽ khủng hoảng và bất bình với số lượng hình ảnh bạo lực học đường đã và đang xảy ra. Bạo lực học đường không những chỉ giữa học sinh mà còn là vấn nạn giữa thầy cô và học sinh. Văn hoá Việt Nam vẫn cho phép thầy cô dùng bạo lực để giáo dục con em, và các em từ bé đã ngộ nhận bạo lực là động tác bình thường để bài tỏ thái độ khi có sự bất đồng. Theo thống kê cho thấy trẻ em lớn lên trong môi trường, gia đình có nhiều bạo lực (bố mẹ bạo lực nhau hoặc con cái) thường ảnh hưởng đến tinh thần và chúng áp dụng nó vào đời sống của chúng. Văn hóa “thương cho roi cho vọt” và dùng bạo lực để giáo dục con đã đến lúc cần phải xem lại. Công thức nào kết quả đó. Nếu chúng ta muốn thay đổi kết quả thì cần phải căn chỉnh lại công thức.
Xã hội Mỹ cũng không thiếu chuyện bạo lực học đường, thường xảy ra với những trẻ gia đình có vấn đề hoặc tâm thần trẻ có vấn đề. Bạo lực học đường ở Mỹ thường đưa đến tử vong vì thủ phạm thường dùng súng làm vũ khí. Mỹ là quốc gia sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới và vì hiến pháp của Mỹ đảm bảo mọi người công dân cái quyền làm chủ vũ khí với mục tiêu tự vệ. Nhiều người làm dụng cái quyền này để xâm phạm quyền của người khác. Hội NRA (Hội người bảo vệ quyền sở hữu súng) tại Mỹ là một trong hội mạnh nhất và có tầm ảnh hưởng chính trị lớn nhất của Mỹ cho thấy từ thời lập quốc người Mỹ luôn gắn liền đời sống với khẩu súng. Đây là một đề tài mình sẽ đi sâu trong tương lai. Hôm nay mình chỉ muốn nói về vấn nạn bạo lực học đường tại Việt Nam tuy thủ phạm không sử dụng vũ khí tàn sát thế nhưng những vết thương thủ phạm để lại ảnh hưởng cả đời cho nạn nhân.
Video đang HOT
Xã hội Mỹ và ngành giáo dục Mỹ là cấu tạo giữa trường và gia đình, thầy cô, hiệu trưởng và hiệu phó luôn khuyến khích phụ huynh học sinh và học sinh đóng góp ý kiến cho các bộ môn giáo dục các em và nền giáo dục, họ thường có những buổi họp phụ huynh học sinh thường xuyên. Con trai của mình, cháu mới học mẫu giáo mà mỗi tuần mang về nhà một tập tài liệu, bao gồm thông tin của trường quá trình cháu đã học, đã sinh hoạt những gì trong tuần qua, những gì sẽ học trong tuần tới. Cô giáo yêu cầu bố mẹ kiểm tra bài làm của cháu rồi ký vào đơn và nộp lại cho cô giáo vào hàng tuần, đây là cách bố mẹ và nhà trường liên tục theo dõi và kiểm soát quá trình, học trình của con em. Nhà trường thông báo từ việc nhỏ đến việc lớn liên quan đến từng hành động bình thường hoặc bất thường về con em chúng ta (tốt và xấu) để cùng bố mẹ và gia đình giúp các em khắc phục khuyết điểm từ lúc còn bé. Nếu sự việc tái diễn họ sẽ gởi email yêu cầu gặp phụ huynh cùng với học sinh ba mặt một lời để giải quyết vấn đề. Quan điểm của ngành giáo dục Mỹ rằng “bố mẹ và gia đình” là một đóng góp lớn trong việc phát triển và giáo dục con em.
Theo tiềm thức của mình thì nền giáo dục của Việt Nam đề cao quan điểm “thầy cô là cha mẹ” nên chúng ta không có quyền chất vấn thầy cô, hiệu trưởng hoặc hiệu phó… Nói tóm lại giữa nhà trường và gia đình không đối thoại hai chiều từ lúc các em còn bé. Phần lớn phụ huynh ở Việt Nam than phiền quá bận rộn với đời sống và phải kiếm tiền bỏ “phong bì” cho thầy cô nếu muốn con mình được giáo dục đến nơi đến chốn, ngoài tiền học phí ở trường bố mẹ còn phải tốn thêm tiền cho con học thêm. Chúng ta thấy những vấn nạn bạo lực học đường ở Việt Nam, những thủ phạm thường thuộc loại gia đình có tiền, có ảnh hưởng với trường học và khi phát hiện thì thủ phạm đã gây ra nhiều vụ bạo lực nhưng không được đưa ra ánh sáng.
Có thể vì quá bận rộn lo cơm áo, gạo tiền mà bố mẹ đã không còn thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mà hầu như hoàn toàn dựa vào nhà trường cho việc giáo dục các em. Theo mình thì bổn phận của nhà trường và thầy cô là việc giáo dục Văn – Sử – Toán – Lý – Hoá, còn việc đạo đức, văn hóa và ứng xử thuộc bổn phận và trách nhiệm của bố mẹ, gia đình và môi trường. Thầy cô không có bằng cấp giáo dục đạo đức và ứng xử cho con em chúng ta. Nếu các em xem nhiều mạng, TV, chơi nhiều game bạo lực từ bé, nói tóm lại là đời sống các em từ bé được bao phủ bởi môi trường độc hại ở lứa tuổi các em chưa đủ thông minh để phân biệt đúng sai thì cho dù sống ở đâu các em cũng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu hơn là những điều tốt.
“Hy sinh đời bố để cũng cố đời con” không phải là một lý thuyết hay, tốt mà đó là một sự quyết tâm, lối sinh hoạt, suy nghĩ của không những người bố mà của mẹ, ông bà và gia đình. Nếu chúng ta quá bận rộn vì cơm áo gạo tiền thì dĩ nhiên chúng ta phải hy sinh điều khác, được điều này sẽ mất điều khác là quy luật từ xưa. Hy vọng rằng những hình ảnh đau lòng, thương tâm của nạn nhân bạo lực học đường sẽ là bài học để chúng ta không chỉ chia sẻ mà căn chỉnh đời sống, suy nghĩ và hành động của chúng ta để con em chúng ta sống, học trong một xã hội và môi trường tốt hơn. Các em là lãnh đạo tương lai, nếu không căn chỉnh lại thì hậu quả và tệ nạn xã hội sẽ không đo lường được.
Theo VNE
Nữ sinh kéo nhóm vào lớp đánh bạn vì bị liếc nhiều lần
Thấy bạn nhiều lần liếc mình, nữ sinh Duyên kéo cả nhóm xông vào tận lớp đánh bạn, tát tới tấp.
Sáng 31/3, Phòng Giáo dục - đào tạo huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, đơn vị này vừa có thông báo kỷ luật đối với thầy cô và học sinh liên quan đến vụ đánh bạn ở trường THCS Phú Long.
Do nhiều lần bị liếc, ngày 17/3, sau giờ học thể dục, Duyên (lớp 9A2, Trường THCS Phú Long) rủ Nha (đã nghỉ học) chặn đường đánh 2 nữ sinh cùng trường Đan Phương và Ngọc Mai.
Nha đòi đánh Phương nhưng Mai can ngăn. Vì vậy, Duyên bạt tai Phương 3 cái, cấm không được tiết lộ sự việc.
Tuy nhiên, Mai đã trình bày lại vụ việc với giáo viên chủ nhiệm và chia sẻ lên Facebook. Sáng 20/3, Duyên cùng với Nha và "đàn chị" khối 10 vào tận lớp đánh hai nữ sinh trên. Sự việc được các thầy cô phát hiện và đưa Mai đi bệnh viện.
Sau vụ bạo lực trong lớp, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nhận lỗi với gia đình Mai. Người nhà của Duyên nhận lỗi và chịu hoàn toàn chi phí khám bệnh.
Mai được người thân chăm sóc khi nằm điều trị tại bệnh viện.
Theo đại diện phòng Giáo dục, để xảy ra tình trạng trên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và bảo vệ của trường THCS Phú Long chịu hình thức kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm và tìm hướng khắc phục trước hội đồng sư phạm nhà trường.
Nữ sinh Trần Thị Mỹ Duyên bị khiển trách trước toàn trường, xếp loại hạnh kiểm yếu trong tháng 3. Riêng Nha được giao cho công an xã để địa phương có hình thức giáo dục xử lý.
Ông Phạm Minh Tấn - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Châu Thành cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo các trường THCS trong huyện nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tình trạng tương tự xảy ra.
Theo Zing
Nữ sinh bị đánh tự tin hòa nhập ở trường mới Gần 1 tuần sau khi clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng tung lên mạng, Phương rời Trà Vinh lên TP HCM học. Ở môi trường mới, em được bạn bè vui vẻ đón nhận. Trường Quốc tế Canada là ngôi nhà mới của em. Trường có hai lớp 7. Phương học lớp 7.2, nơi em có thể học ngoại ngữ tốt...