Thư Odessa: 34 năm sang Ukraine, ngày trở về Việt Nam tay trắng
Sang Ukraine sinh sống làm ăn và xây dựng gia đình yên bình từ năm 1988 đến nay, giờ đây tất cả đa phần cộng đồng người Việt phải chạy loạn vì chiến tranh, tìm cách ra khỏi Ukraine bằng nhiều cách là một điều không bao giờ nghĩ và lường trước được.
Người Việt Ukraine di tản đến chùa Nhân Hòa, Ba Lan. Ảnh Phương Anh- CTV Dân Việt gửi về từ Ba Lan
Gia đình tôi là đợt người Việt cuối cùng di tản rời khỏi Ukraine sang Moldova rồi đến Rumani. Chúng tôi vốn đã định phó thác cho số phận khi kiên quyết bám trụ ở lại thành phố Odessa, nhưng áp lực từ người thân ở Việt Nam, mẹ tôi đã già, bà suốt ngày phải khóc vì lo lắng cho chúng tôi, nên vợ chồng tôi đã quyết định trở về. Trên đường đi, tôi đã khóc suốt vì bỏ lại tất cả sau lưng là tất cả tuổi trẻ, ký ức tươi đẹp và mọi tài sản mà bao nhiêu năm tần tảo gầy dựng.
Tư trang mang theo chỉ mấy bộ quần áo gọn nhẹ nhất vì phải đi bộ từ 15 đến 20km mới đến được trạm biên phòng của Moldova. Những ngày đầu còn ít người di tản đến đây thì Hội chữ thập đỏ còn ra đón, sau đó hỗ trợ làm thủ tục và cho người di tản tá túc 7 ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống. Nhưng sau đó người di tản đến nhiều, đông quá họ không lo xuể nên mọi người phải tự túc.
Video đang HOT
Người Việt ở Ukraine di tản sang Rumani. Ảnh Lệ Thúy
Gia đình tôi nằm trong nhóm 50 người có tổ chức hội người Việt liên hệ trước hỗ trợ xe ca sang tận nơi thì đỡ hơn những đoàn đi lẻ khác. Nhưng khi khu tập trung quá đông người, chúng tôi và một vài gia đình tự bắt xe ra khách sạn để bớt gánh nặng cho những người từ thiện đồ ăn. Những ai đi xe ô tô riêng, khi sang Moldova hoặc Rumani phải vứt bỏ ô tô lại để về tìm đường về Việt Nam hoặc đi tiếp…
Gia đình tôi đã cùng với hàng ngàn người Việt qua Moldova và đi tiếp sang Rumani. Vì Moldova cũng bị đóng không phận. Từ đây mọi người đi di tản sang các nước Châu Âu nếu muốn. Hiện gia đình tôi đang ở chỗ tập trung và chờ để được trở về Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn người đang sống cùng nhau ở những chỗ tập trung do cộng đồng người Việt tại Rumani liên hệ với địa phương để sắp xếp.
Hàng ngày có đội tình nguyện viên chủ yếu là người Việt đang sống tại Rumani và một số người địa phương tiếp tế thức ăn và các thứ thiết yếu để chờ chuyến bay cứu trợ.
Trong số đó có rất nhiều người không có nổi ngàn đô tiền mặt, vì chuẩn bị vào vụ xuân hè nên tiền của bà con mình nằm hết trong hàng hóa. Hôm chúng tôi đi gặp lại một người bạn của chồng tôi, trước làm cùng nhà máy, anh ấy bảo giờ trong tay chỉ có 500 đô la, không thể di tản đến nơi nào nên sống chết gì anh ấy cũng bám trụ ở lại Ukraine. Nhiều người khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, tài sản, cơ nghiệp của chúng tôi ở Ukraine bỗng chốc tan theo mây khói của chiến tranh.
Nụ cười hồn nhiên của những em bé người Việt theo cha mẹ đi di tản mà không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh Lệ Thúy
“Ra đi cũng tay trắng, giờ trở về tay không” là cảnh ngộ chung của rất nhiều người như chúng tôi.
Nếu không có chuyến bay cứu trợ về quê hương Việt Nam thì không biết người Việt ở Ukraine sẽ xoay xở ra sao vì người Việt tại Rumani cũng không thể hỗ trợ lâu dài được với lượng người di tản đông hàng ngàn người như vậy.
Cầu mong chiến tranh thật nhanh chấm dứt! Và những người Việt từ Ukraine đang chờ tại Rumani sớm được trở về quê hương.
Hôm nay, tôi đã cùng con trai ra phố ghi lại vài hình ảnh làm kỷ niệm trong đời khó quên này!
Gruzia, Moldova chính thức nộp đơn xin gia nhập EU
Thủ tướng Gruzia, ông Irakli Garibashvili, cho biết ngày 3/3, nước này đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi Nghị viện châu Âu bày tỏ sự ủng hộ đối với một động thái tương tự của Ukraine, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels (Bỉ). Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Irakli Garibashvili phát biểu sau khi ký đơn rằng Gruzia là một quốc gia châu Âu và tiếp tục có những đóng góp giá trị trong việc bảo vệ và phát triển châu Âu.
Trước đó, ngày 2/3, Chủ tịch đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia, ông Irakli Kobakhidze, đã kêu gọi các cơ quan EU "khẩn cấp" xem xét đề nghị gia nhập EU của nước này.
Cũng trong ngày 3/3, Tổng thống Moldova, ông Maia Sandu, đã ký đơn nước này chính thức xin gia nhập EU và lá đơn sẽ được gửi tới Brussels trong những ngày tới. Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Chisinau, Tổng thống Maia Sandu khẳng định Moldova mong muốn được sống trong hòa bình, dân chủ và tự do.
EU là một liên minh chính trị và kinh tế, hiện bao gồm 27 quốc gia thành viên. EU được thành lập theo Hiệp ước Maastricht vào ngày 1/1/1993 trên cơ sở Cộng đồng châu Âu (EC). EU đã phát triển thị trường chung trên cơ sở hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự tự do đi lại và lưu thông hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU cũng duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Tổng dân số của EU vào khoảng hơn 459,7 triệu người.
Nhiều nước châu Âu 'mở cửa biên giới' đón người tị nạn Ukraine Nhiều quốc gia tại châu Âu đã công bố kế hoạch đón người tị nạn từ Ukraine. Trong số này có nhiều nước vốn giữ lập trường cứng rắn với người nhập cư từ Syria và Afghanistan. Người dân Ukraine chờ đợi tại một nhà ga ở Zahony-thị biên giới giữa Hungary và Ukraine. Ảnh: AP Kênh Al Jazeera ngày 26/2 đưa tin...