Thu nhập ’siêu’ của cô nàng 1988
Một mình cô đơn giữa đất Hà thành nhưng với tính cách mạnh mẽ, vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, Mai Phương, sinh năm 1988, tự mở trung tâm ngoại ngữ và nay đã có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng.
“Làm giàu” từ lớp 7
Bố mẹ chia tay nhau năm cô bé tên Phương lên 7. Mẹ làm công nhân ở nhà máy gang thép Thái Nguyên nhọc nhằn nuôi Phương và anh ăn học. “Hầu như tất cả mọi việc gia đình chỉ góp ý còn quyết định chính là ở mình” – Mai Phương cho biết: “Cuộc sống đã dạy cho mình cần phải tự lập, có trách nhiệm với bản thân, mạnh mẽ để không gục ngã trước khó khăn”.
Nếu Đức Dũng hay Quang Điệp, Quang Cường trong các bài viết trước lựa chọn kinh doanh ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, học chỉ lấy kiến thức, không phải niềm đam mê thì Mai Phương lại đi theo hướng khác.
Tốt nghiệp, Phương quyết định mở công ty đào tạo ngoại ngữ của riêng mình.
“Các bạn vào trường rồi mới thấy niềm đam mê của mình khi lao vào kinh doanh. Mình trước khi thi ĐH đã xác định rõ mục đích sẽ theo nghiệp kinh doanh suốt đời nên ở trường mình dành nhiều thời gian cho việc học tập thật tốt” – Mai Phương chia sẻ.
Lớp 7, Mai Phương đã là “cô giáo” dạy kèm tiếng Anh cho các em nhỏ trong khu phố mỗi dịp hè về. Lớp 11, 12 cô bạn giành giải Nhì và giải Ba tiếng Anh toàn quốc. Tiếng lành đồn xa. Lớp học ở gia đình của cô bạn mỗi ngày thêm đông học sinh tới học. Cứ đến hè là cô nàng lại kín mít lịch dạy từ sáng đến tối.
“Hồi đó, mình dạy gần như chỉ giúp đỡ các em, củng cố kiến thức. Mình thực sự trân trọng những ngày đó. Dạy các em cũng giúp mình có thêm tiền mua sách học tiếng Anh nữa” – Mai Phương cười tươi cho hay.
Thời THPT là thế, thi lên ĐH, cô gái đất gang thép cũng “ẵm” luôn danh hiệu á quân khối D với 27 điểm đầu vào. Ngoài học tập, Mai Phương luôn tích cực tham gia vào các hoạt động trong và ngoài trường.
Không quá ngạc nhiên khi cô bạn đã trải qua nhiều công việc các bạn sinh viên hằng mơ ước như: làm trợ lí của Tổng Giám đốc tổ chức GD-ĐT Apollo, đại sứ môi trường Bayer 2008, đại diện VietNam Airlines trong sê-ri phim giới thiệu “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” giới thiệu vẻ đẹp của Phan Thiết, chủ tịch CLB tiếng Anh HDC Hà Nội từ 2007-2009, đoàn viên thanh niên xuất sắc năm 2008, chứng chỉ IELTS đạt 8.5 .
Video đang HOT
Đam mê bóng đá, hồi học trong trường đội bóng của Mai Phương cũng giành được giải Nhì. Thiếu chút nữa, cô nàng tiền đạo chủ lực của đội cũng giành được danh hiệu “vua phá lưới”.
Không muốn trên nhiều người, dưới một người
Quyết định lập công ty của Phương cũng rất nhanh, không đắn đo. “Tháng 8/2009 mình tốt nghiệp ra trường mình cũng đã làm thư kí công ty Kinh Đô, công việc cũng có thể coi trên nhiều người, dưới một người. Càng làm khao khát mở công ty càng thôi thúc mình”.
Được sự cổ vũ, “truyền cảm hứng” từ người yêu, người mà theo Mai Phương: “Chính là điểm tựa lớn nhất, quan trọng nhất đã thuyết phục mình mạnh dạn mở trung tâm sau là công ty và những thành công như ngày hôm nay”.
Ngày đầu mở trung tâm của Mai Phương chỉ vỏn vẹn vài bộ bàn ghế do chính người yêu của cô, một thợ mộc lành nghề đóng cho. Số vốn, thủ tục pháp ý ban đầu Mai Phương cũng được bạn bè giúp đỡ phần lớn.
Cứ dò dẫm như thế, vừa dạy Mai Phương vừa chú trọng đầu tư tiếp về địa điểm kinh doanh, phương pháp marketting, tiếng lành đồn xa hiện công ty của cô bạn 8X đã có 500 học viên thường xuyên. 20 nhân viên, hơn 50 giáo viên nước ngoài của công ty hiện có thu nhập trung bình từ 5-10 triệu/tháng.
Công ty của bạn cũng liên kết đào tạo tiếng Anh cho sinh viên Học viện Tài chính và là đơn vị độc quyền của Học viện Tesol Mỹ (ATI) đào tạo chứng chỉ Tesol (GV nước ngoài muốn dạy tiếng Anh ở VN phải có chứng chỉ này, chứng chỉ có giá trị trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên TG).
Cô gái nhỏ, khát vọng lớn
Sắp tới, công ty của Mai Phương cũng đã có kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho các học sinh THPT thi lên ĐH. Cô bạn hiện cũng là 1 trong 3 giáo viên dạy tiếng Anh cho một trang đào tạo tiếng Anh trực tuyến có tiếng tăm ở Hà Nội.
Với đam mê thể thao, cô bạn hiện còn nhận thêm công việc biên tập viên cho kênh Thể thao VTC3 của Đài TH Kĩ thuật số VTC.
Luôn tự đặt cho mình những mục tiêu để hoàn thành, trong 5 năm tới, Mai Phương hi vọng sẽ xây dựng công ty của mình trở thành 1 trong 3 Trung tâm đào tạo ngoại ngữ lớn nhất Hà Nội và là địa chỉ học tiếng Anh trực tuyến tin cậy của những người có nhu cầu.
Công việc bộn bề nhưng cô nàng 8X này luôn dành thời gian chăm lo cho “tổ ấm bé nhỏ” của mình. Mai Phương chia sẻ: “Hơn ai hết, mình thấu hiểu được ý nghĩa quan trọng của gia đình, người thân trong cuộc sống này. Dù bận đến mấy , buổi trưa mình đều thu xếp thời gian về ăn cơm cùng gia đình (cô bạn mới cướ i) ở quận Hà Đông, Hà Nội”.
Theo VietNamNet
Nháo nhào "săn" chứng chỉ ngoại ngữ
Nhiều sinh viên năm cuối một số trường đại học đang nháo nhào tìm cách sở hữu một tấm chứng chỉ ngoại ngữ để bổ sung hồ sơ xét tốt nghiệp. Thời điểm xét tốt nghiệp đang đến gần, cuộc săn tìm vì thế nóng lên từng ngày.
Một đối tượng nhận làm giả chứng chỉ TOEIC 500 với giá 5,5 triệu đồng - Ảnh: V.Phúc
Những ngày này nhiều sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) chưa có chứng chỉ ngoại ngữ như ngồi trên lửa. Không ít sinh viên đã đăng ký thi đến lần 4, 5 tại trung tâm ngoại ngữ của trường nhưng vẫn không thể đậu. Thậm chí một số khác còn tranh thủ đăng ký "chạy sô" đi thi thêm tại vài trung tâm khác nhưng vẫn không ăn thua.
Chạy vạy khắp nơi
"Để hạn chế các trường hợp sinh viên nộp chứng chỉ tiếng Anh giả, phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra, xác minh kỹ càng các chứng chỉ TOEIC 500 của sinh viên khóa 23 (2007-2011) nộp xét tốt nghiệp trong thời gian tới" TS Phan Ngọc Minh
N.V.T., sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), thú thật: "Trong tháng vừa rồi, tôi đăng ký thi ở trung tâm ngoại ngữ của trường, Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trung tâm ngoại ngữ ĐHQG TP.HCM nhưng đều trượt cả. Tôi đang tìm mối mua luôn chứng chỉ B tiếng Anh cho chắc, chứ thi hoài thế này vừa tốn kém lại mất thời gian".
Nhiều sinh viên biết mình không đủ năng lực để thi nên tìm nhiều cách mong sở hữu một tấm chứng chỉ tiếng Anh đối phó với quy định của trường. L.T.H., sinh viên năm cuối Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho hay: "Dù đã cố gắng học tiếng Anh nhiều lần nhưng khả năng vẫn giậm chân tại chỗ. Tôi đã thuê người đi thi kèm, thay đổi hình chứng minh nhân dân để thi hộ nhưng đều thất bại. Sức học của tôi chắc chắn sẽ không vượt qua các kỳ thi lấy chứng chỉ của các trung tâm ngoại ngữ".
Trong khi đó, L.T.G., sinh viên năm cuối Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết: "Gần thời điểm xét tốt nghiệp nhưng nhiều bạn vẫn đang loay hoay không biết làm sao thi lấy chứng chỉ TOEIC 500. Một số bạn đã móc nối thành công với một đường dây nhận làm chứng chỉ giả TOEIC với giá 5,5 triệu đồng, làm luôn hồ sơ gốc".
Một sinh viên khác của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng thừa nhận mình và vài sinh viên cùng lớp đang liên lạc với một đường dây làm chứng chỉ TOEIC giả. "Họ cam kết chứng chỉ trên sẽ giống như thật, đảm bảo phòng đào tạo của trường không phát hiện"- sinh viên này nói. L.T.T.S., sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), tiết lộ: "Một số bạn vừa tìm được một đường dây cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Hiện nhiều bạn đã đặt cọc tiền và đang chờ ngày nhận chứng chỉ".
Khó qua mắt
Chứng chỉ nào cũng có Xác minh các đường dây làm chứng chỉ ngoại ngữ giả mà sinh viên các trường ĐH đang liên hệ, chúng tôi nhận thấy các đối tượng trên có những quảng cáo rất cụ thể về các loại chứng chỉ tiếng Anh, từ giá cả, thời gian đến chất lượng mỗi loại chứng chỉ. Ngã giá với chúng tôi, T. - một đối tượng rao bán chứng chỉ, cho biết: "Giá chứng chỉ B tiếng Anh 700.000 đồng, chứng chỉ C là 1,2 triệu đồng... còn chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL giá dao động 6-8 triệu đồng". Theo tìm hiểu của chúng tôi, chứng chỉ giả do các đối tượng này cung cấp được "sản xuất" bằng công nghệ sao chép. Họ chụp hình các loại chứng chỉ thật, sau đó dùng máy vi tính sao chép ra các loại chứng chỉ giả với hình thức y như các văn bằng thật, cuối cùng là in ấn, lồng ghép những thông tin cá nhân của người mua lên chứng chỉ giả.
Th.S Cổ Tấn Anh Vũ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết: "Thực tế hiện nay có một số sinh viên không thể vượt qua các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, họ chạy vạy khắp nơi, tìm mua một tấm chứng chỉ giả để bổ túc hồ sơ xét ra trường".
Theo TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), các trường hợp sinh viên cố tình nộp chứng chỉ giả cho phòng đào tạo để xét tốt nghiệp, cơ hội để qua cửa xét hồ sơ rất khó xảy ra.
Trong đợt xét tốt nghiệp sinh viên hệ chính quy tập trung khóa 2006-2010, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) đã phát hiện và đình chỉ cấp bằng tốt nghiệp một năm đối với bốn sinh viên nộp chứng chỉ B tiếng Anh giả để xét tốt nghiệp. Các sinh viên này đã nộp cho phòng đào tạo chứng chỉ B tiếng Anh do Trung tâm ngoại ngữ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cấp. Thế nhưng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xác nhận bốn chứng chỉ B tiếng Anh trên là giả mạo.
TS Phan Ngọc Minh, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết hiện giữa các trường đại học có những hợp tác với nhau trong việc xác minh các loại văn bằng, chứng chỉ.
"Đối với chúng tôi, khi phát hiện chứng chỉ đó có nghi vấn là giả sẽ gửi ngay sang nơi ra quyết định cấp để nhờ kiểm tra hồ sơ gốc, điểm thi và các giấy tờ liên quan. Nếu xác định đó là chứng chỉ giả, phòng đào tạo sẽ căn cứ theo quy định của Bộ GD-ĐT để xử lý. Trường hợp nặng nhất sẽ hủy kết quả học tập của sinh viên. Ngoài ra, các chế tài khác cũng được áp dụng để tăng tính răn đe, giáo dục đối với sinh viên" - TS Minh khẳng định. Thạc sĩ Vũ nói thêm: "Trường hợp không xác định được đơn vị cấp chứng chỉ, phòng đào tạo sẽ không nhận chứng chỉ tiếng Anh trên và yêu cầu bổ túc chứng chỉ mới để xét tốt nghiệp".
TRƯỜNG GIANG
Theo Tuổi Trẻ
Thành công nhờ may mắn được tiếp sức mùa thi p conc hoặc phải tạm dừng c mip vàc sự giúpỡ nhiệt thànha cán sinh viên tìna chnh Tiếp sức mùa thi. Trải qua 9 năm, Tiếp sức mùa th tạo một lực bẩy cả về vật chất lẫn tinh thần cho hàng triệu thí sinhể có những kỳ thi hiệu quả. Hn thế làể giúp cán trẻ có c hội tốt nhất...