Thu nhập bình quân giáo viên TPHCM 9 triệu đồng/tháng
TPHCM đã đưa ra những nghị quyết cũng như tạo điều kiện để giáo viên có thêm thu nhập. Bình quân tổng thu nhập của giáo viên trên địa bàn thành phố xấp xỉ 9 triệu đồng/tháng ở tất cả các bậc học.
Trong buổi làm việc với đoàn công tác Trung ương về khảo sát kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết thành phố có nhiều giải pháp để nâng thu nhập cho đội ngũ giáo viên.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM báo cáo kết quả 5 năm TPHCM thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Theo ông Lê Hồng Sơn: “Tình hình chung trong nhiều năm liền đối với giáo viên các cấp nói chung thì giáo viên Mầm non, Tiểu học có thu nhập thấp hơn so với giáo viên trung học. Do đó, để cải thiện và thu hút đội ngũ này, TPHCM có Nghị quyết 01 và 04 để hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên mầm non, qua các năm kinh phí thực hiện từ năm 2014 là hơn 57,2 triệu đồng đến nay là 219 triệu đồng từ ngân sách thành phố để hỗ trợ cho rất nhiều vấn đề như công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kinh phí quản lý, hỗ trợ giáo viên khuyết tật, hợp đồng giáo viên… Hiện nay, sau khi áp dụng theo hai nghị quyết trên thì bình quân giáo viên mầm non là 6,1 triệu/tháng.
Đối với giáo viên tiểu học, cộng tất cả hệ số lương bình quân, mức lương cơ sở, tiền lương tháng, phụ cấp ưu đãi, thâm niên…có thu nhập khoảng 7,6 triệu đồng/tháng. Đối với bậc THCS và THPT, giáo viên có thu nhập bình quân là 7,1 triệu đồng/tháng. Trên cơ sở các trường có thể tạo điều kiện để giáo viên có thêm thu nhập, từ việc tiết kiệm được từ lương khoán trong số 20% của ngân sách để lại, các hoạt động khác. Bình quân tổng thu nhập của giáo viên trên địa bàn thành phố xấp xỉ 9 triệu đồng ở tất cả các bậc học”.
Theo báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW của giáo dục TPHCM, từ năm 2016, thành phố đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đang công tác tại các đơn vị trường phổ thông trên địa bàn. Tổng cộng đã tổ chức 23 lớp bồi dưỡng cho 2.722 lượt người.
Video đang HOT
TPHCM đã đưa ra những nghị quyết cũng như tạo điều kiện để giáo viên có thêm thu nhập (ảnh minh hoạ)
Trong năm 2017 và 2018, tổng số giáo viên tham gia bồi dưỡng giảng dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là 600 người, cử 35 người tham gia bồi dưỡng tiếng Anh tại Hoa Kỳ. Hiện đang tổ chức lớp đào tạo giáo viên giảng dạy các môn toán, khoa học bằng tiếng Anh cho 100 người.
Nói về kết quả đạt được khi thực hiện nghị quyết, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, bậc học mầm non giáo dục mầm non đã đạt nhiều kết quả với 99% số trẻ 5 tuổi đi học. Thành phố cũng có nhiều nghị quyết, hỗ trợ thu nhập cho giáo viên ở bậc mầm non, triển khai nhận trẻ từ 6-18 tháng. Ở bậc phổ thông đang chuyển theo hướng chuẩn hóa, đặc biệt giáo viên 100% đạt chuẩn và tỷ lệ giáo viên vượt chuẩn cũng rất cao, 90% học sinh tiểu học được học tiếng Anh.
Tại buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đánh giá, TPHCM đã triển khai thực hiện Nghị quyết 29 – NQ/TW khá nghiêm túc, góp phần nâng cao nhận thức của Đảng viên, sự đồng thuận của xã hội và quyết tâm triển khai thực hiện Nghị quyết.
Ông Võ Văn Thưởng đề nghị, thời gian tới, TPHCM cần quan tâm hơn nữa cho giáo dục mầm non. Cơ quan quản lý phải thể hiện vai trò trong xây dựng tiêu chuẩn, quản lý kiểm tra, giám sát để những vấn đề đã xảy ra sai sót không lặp lại. Thành phố cũng cần phối hợp Bộ GD-ĐT để phát huy hiệu quả các chương trình liên kết quốc tế, các chương trình đào tạo nước ngoài, các trường đại học nước ngoài hoạt động tại TPHCM.
Ông Thưởng cũng lưu ý, thành phố cần quan tâm đầu tư hơn nữa đội ngũ cán bộ nhà giáo, đội ngũ quản lý; việc chuẩn hóa giáo viên phải gắn với chất lượng tương ứng. Trong kết nối giữa TPHCM và các trường đại học để nghiên cứu chính sách vĩ mô, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của TP, vùng và cả nước, cần nỗ lực hơn nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghị quyết, mạnh dạn thí điểm theo thẩm quyền của thành phố đối với các vấn đề mới.
Lê Phương
Theo Dân trí
TP.HCM: Giáo viên không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho hay giáo viên muốn dạy thêm phải xin phép hiệu trưởng trường và quan trọng không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình.
Ông Lê Hồng Sơn phát biểu tại cuộc họp - ẢNH: TRUNG HIẾU
Ngày 7.8, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng dẫn đầu đoàn công tác T.Ư khảo sát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã làm việc với Thành ủy TP.HCM.
Tham dự đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, về phía TP.HCM có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Sau khi phân tích một số khó khăn của giáo dục TP.HCM, nhất là vấn đề kinh phí dành cho giáo dục, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn cho hay với giáo viên tiểu học tổng mức lương khoảng 7,6 triệu đồng/tháng, giáo viên THCS và THPT lương bình quân khoảng 7,1 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, các trường tạo thêm điều kiện để cho giáo viên có thêm thu nhập bằng cách tiết kiệm lương khoán (20% ngân sách dành cho giáo dục), công việc, hoạt động khác. Thành ra bình quân thu nhập của giáo viên ở TP.HCM khoảng 9 triệu đồng ở các cấp học. Con số này tuy chưa cao nhưng cũng giúp cho thầy cô yên tâm thực hiện trách nhiệm của mình.
Ngoài ra, theo ông Sơn giáo viên THPT còn tham gia các trung tâm dạy văn hóa, trước đây thường gọi là trung tâm dạy thêm, học thêm để có thêm thu nhập.
Nhân đây ông Sơn cũng thông tin những năm vừa qua, Thành ủy TP.HCM chỉ đạo sát sao không được xảy ra tiêu cực trong dạy thêm, học thêm gây bức xúc trong dư luận.
Tuy nhiên, với giáo viên tiểu học, phụ huynh có nhu cầu gửi con để rèn thêm chữ, dạy thêm toán; bậc THCS và THPT thì phụ huynh có nhu cầu dạy kèm môn yếu hay nhu cầu học thi theo khối.
Ông Sơn cho hay hiện không có việc dạy thêm, học thêm tại trường. Các đơn vị, trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ phải đăng ký, được Sở GD-ĐT cấp phép, còn giáo viên muốn dạy thêm ở các trung tâm này phải được sự cho phép của trường.
Ngoài ra, còn có nội dung ràng buộc là giáo viên không được dạy thêm chính học sinh của mình tại lớp. Hiện các học sinh có tâm lý đăng ký học thêm chính thầy cô đã dạy mình ở trường.
Theo thanhnien.vn
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Chúng ta phải xem lại vấn đề chuẩn và vượt chuẩn giáo dục "Chúng ta phải xem lại vấn đề chuẩn và vượt chuẩn chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì khi đã khẳng định đủ chuẩn và vượt chuẩn, nhưng chất lượng giáo dục lại không được nâng lên tương xứng thì cái chuẩn có vấn đề, hoặc chuẩn của chúng ta quy định thấp" - ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ...