Thu nhập 65 triệu/tháng, có 7 cây vàng, 500 triệu tiết kiệm vẫn không dám “sống thoải mái” chỉ vì 1 lý do
Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay…
Nếu không có sự hỗ trợ của hai bên gia đình, phần lớn các cặp đôi mới cưới đều xác định sẽ phải đi thuê nhà vài năm, rồi cùng nhau cố gắng “cày cuốc” để kiếm ít tiền mua nhà. Tuy nhiên trong bối cảnh giá BĐS đang tăng chóng mặt, cộng thêm những khó khăn trong việc kinh doanh – buôn bán nói chung hậu đại dịch, nhiều người chỉ biết thở dài khi nghĩ tới chuyện mua nhà.
1 tỷ tưởng chừng là số tiền lớn, nhưng đặt cạnh mục tiêu mua nhà ở Hà Nội lại thành ra “mi nhon” ngay được…
Thu nhập ổn, tài sản và tiền tích lũy cũng ở mức khá mà vẫn đau đáu tìm cách cắt giảm từng đồng chi tiêu
Mới đây, trong một cộng đồng chuyên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân, một cô vợ sinh năm 1997 đã “cầu cứu” CĐM gợi ý cách cắt giảm chi tiêu, để tiết kiệm được nhiều tiền hơn mỗi tháng. Dù thu nhập ở mức khá tốt, tài sản tích lũy cũng “hòm hòm” gần 1 tỷ nhưng nghĩ tới việc mua nhà ở Hà Nội lúc này, vợ chồng cô vẫn chẳng có 1 chút tự tin.
Nguyên văn chia sẻ của cô vợ sinh năm 1997
Các khoản chi của cặp vợ chồng trẻ này trong 1 tháng
Tình hình tài chính và chi tiêu của gia đình này có thể tóm tắt như sau:
Thu nhập hàng tháng: 65.000.000 đồng.
Tổng chi tiêu hàng tháng: 44.220.000 triệu đồng.
Tiết kiệm: 20.780.000 triệu đồng.
Tài sản tích lũy gồm có: 7 cây vàng, 500.000.000 gửi tiết kiệm.
Với mức thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm như hiện tại, cộng thêm việc gia đình hai bên gần như không thể hỗ trợ tài chính trong việc mua nhà, cô vợ đành “cầu cứu” CĐM cách cắt giảm từng khoản chi.
Video đang HOT
Trong phần bình luận, cô vợ 9x này cũng chia sẻ phương án cắt giảm chi tiêu mà bản thân dự định thực hiện, cụ thể:
Mỗi khoản “cắt” một ít để tiết kiệm được 33 triệu/tháng – Tăng hơn 12 triệu so với hiện tại
Với hoàn cảnh và nền tảng tài chính của cặp vợ chồng này, có người cho rằng gia đình cô đang chi tiêu có phần chưa hợp lý, cũng có người cảm thông và thấu hiểu bởi nuôi 1 em bé đã tốn kém, đằng này cô lại sinh đôi, tổng chi tiêu lên tới hơn 44 triệu/tháng cũng là điều dễ hiểu.
Phải thuê nhà ở Hà Nội, đồng thời nuôi 1 cặp sinh đôi, việc gói gọn chi tiêu trong khoảng 20-25 triệu/tháng liệu có khả thi?
Nhiều người khuyên cô nên giảm bớt tiền chi tiêu cá nhân của 2 vợ chồng, tiền giúp việc theo giờ và cả tiền biếu ông bà 2 bên
Muốn mua nhà ở Hà Nội, cắt giảm chi tiêu cá nhân để giảm bớt khoản vay trả góp dường như là cách duy nhất…
Đợi tiết kiệm đủ tiền mới mua nhà thì có khi lúc ấy giá BĐS đã “bỏ xa” số tiền mình đang có mất rồi
Vay tiền mua nhà, phải tính toán ra sao để nợ nần không vượt quá khả năng chi trả?
Công tâm mà nói, việc vay tiền mua nhà/mua nhà trả góp ở thời điểm này là quyết định khá hợp lý mà các cặp vợ chồng trẻ nên cân nhắc, khi đã có trong tay vài trăm triệu – 1 tỷ, bởi lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng đều đã và đang có xu hướng giảm trong năm nay.
Để đảm bảo số tiền vay mua nhà không ảnh hưởng tới chi phí sinh hoạt thường ngày và không vượt quá khả năng chi trả, bạn có thể tham khảo quy tắc 28/36.
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ảnh minh họa
Ví dụ như trong trường hợp của cặp vợ chồng trẻ phía trên: Thu nhập hàng tháng của họ là 65.000.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng:
- Số tiền tối đa mà họ nên dành cho khoản vay mua nhà là: 65.000.000 x 28% = 18.200.000.
- Số tiền tối đa mà họ nên dành cho tất cả các khoản nợ khác nếu có (đã bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 65.000.000 x 36% = 23.400.000.
Nếu ngoài khoản vay mua nhà, bạn không có khoản vay nào khác cần trả, bạn có thể cân nhắc tăng tỷ lệ vay mua nhà lên thành 36%/tổng thu nhập hàng tháng.
Ngược lại, giả sử nếu bạn cần chi trả 20 triệu/tháng cho khoản vay mua nhà và 4 triệu/tháng cho các khoản vay còn lại, tổng nợ phải trả hàng tháng của bạn là 24 triệu. Vậy mức thu nhập bạn cần có để đảm bảo “độ an toàn” khi trả khoản nợ 24 triệu này là: 24.000.000/28% = 85.800.000.
Với quy tắc 28/36, bạn có thể tìm ra khoản vay “trong vòng an toàn” với mức thu nhập của gia đình. Từ đó, chất lượng cuộc sống và mức sống của gia đình sẽ được đảm bảo. Chứ mua nhà xong mà ăn không dám ăn, mặc không dám mặc và lúc nào tinh thần cũng căng như dây đàn vì áp lực trả nợ thì quả là không đáng, đúng không?
Phương pháp tiết kiệm tôi ước mình đã biết lúc 20, để đến bây giờ khi mới hơn 30 tôi không phải chật vật từng đồng
Hãy tiết kiệm càng sớm càng tốt nếu bạn không muốn số tiền kiếm được ở những năm tuổi trẻ vào ví của người khác.
Ở độ tuổi 20, tôi đã làm rất nhiều việc ngu ngốc, đặc biệt là cách sử dụng về mặt tiền nong. Ở độ tuổi 23, tôi từng kiếm được hàng chục triệu đồng, có mức lương lý tưởng trong mắt bạn bè.
Ai cũng nghĩ, một người như tôi, ắt hẳn phải tiết kiệm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tôi luôn tiêu hết số tiền kiếm được, từ đó khiến quỹ tiết kiệm của mình luôn chạm đáy.
Phải cho đến khi tôi nghỉ việc và vật lộn suốt 1 năm, tôi mới nhận ra được tầm quan trọng của việc tiết kiệm ít tiền và chịu trách nhiệm cho tình hình tài chính của bản thân.
Và dành cho những bạn trẻ đang ở độ tuổi 20, đây là những điều tôi sẽ làm để tiết kiệm được nhiều hơn khi bằng tuổi các bạn. Đây đều là chân lý mà tôi mới nhận ra chỉ vài năm gần đây, nhưng đã giúp quỹ tiết kiệm của mình gia tăng nhanh chóng.
Bước 1: Đặt mục tiêu tiết kiệm
Đầu tiên là bạn cần xem lại tình hình của mình bằng những câu hỏi sau: "Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?", "Tình hình chi tiêu ra sao?,... sau đó đặt mục tiêu tiết kiệm cho riêng mình.
Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy lập kế hoạch bằng cách tiết kiệm vài triệu đồng trên tổng thu nhập của bạn. Con số này có thể điều chỉnh tăng dần, hoặc giảm xuống, tuỳ theo mức thu nhập của bạn. Đừng lo lắng, nếu bạn vẫn chưa thể tiết kiệm được nhiều tiền ở thời gian đầu. Tuy nhiên, nguyên tắc cần nhớ là duy trì thói quen tiết kiệm về lâu dài, đồng thời hạn chế tiêu hết tháng lương của mình vào những khoản tiêu xài vô bổ.
Ảnh minh hoạ
Bước 2: Giảm chi tiêu
Để quỹ tiết kiệm gia tăng, chúng ta có 2 cách, bao gồm gia tăng thu nhập và giảm chi. Với những người có thu nhập đứng yên hoặc thậm chí giảm xuống, cách thứ hai dễ dàng và phù hợp với họ hơn.
Dưới đây là một vài cách có thể khiến bạn giảm chi tiêu nhanh chóng.
- Tự nấu tại nhà: Trừ khi bạn nhận đươc ưu đãi từ nhà hàng, quán ăn,... thì thời gian còn lại hãy cố gắng nấu ăn tại nhà. Khi đó, bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn ăn uống lành mạnh.
- Huỷ bớt dịch vụ tự động trả phí: Tôi từng bàng hoàng phát hiện mình chi đến 2 triệu đồng cho các dịch vụ tự động trả phí. Tôi đã phải cắt giảm khoản chi này xuống còn 500 ngàn đồng và nhận ra, tôi không cần bỏ nhiều tiền cho khoản này đến như thế để có thể cảm nhận sự thoải mái.
- Uống ít trà sữa và cafe được order bên ngoài: Tất nhiên, tôi sẽ không bảo bạn phải ngừng order cafe và trà sữa, cho đến khi bạn đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thỉnh thoảng uống chúng, để vừa có thể tiết kiệm ít tiền và tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, thử chuyển qua các loại đồ uống pha tại nhà, như thế sẽ có lợi cho ví tiền của bạn hơn.
- Mua ít đồ hơn: Tôi nhận ra bản thân từng thích mua sắm khi buồn chán. Điều này sẽ mang lại nhiều chi phí không cần thiết. Nếu có thể, bạn hãy tránh giảu trí bằng cách đến các cửa hàng hoặc trang mua sắm trực tuyến, để không bị cám dỗ mua sắm.
Đồng thời, trước khi mua sắm, bạn cần lên danh sạch cho riêng mình. Như thế, bạn sẽ tránh tình trạng mua đồ không đúng nhu cầu và xài tiền vô tội vạ.
Ảnh minh hoạ
- Tạo không gian tập thể dục tại nhà: Tập thể dục rất quan trọng để xây dựng cuộc sống khoẻ mạnh nhưng cũng có thể tốn kém vô cùng, nếu bạn đi đến các phòng tập thể hình. Với tôi, tôi lựa chọn mua một số thiết bị thể thao và tự tập thể dục tối giản tại nhà. Nhờ đó, tôi tiết kiệm được một khoản phí đăng ký thành viên đắt đỏ, mà vẫn đạt hiệu quả để có vóc dáng mơ ước.
- Giảm chi phí thuê nhà: Giá tiền thuê nhà ở thành phố lớn ngày càng đắt đỏ. Do đó, tôi đã chọn thuê căn phòng nhỏ hơn, đi kèm với giá thành giảm và mức sống hạ xuống. Tuy nhiên, chúng giúp tôi tiết kiệm được nhiều tiền.
Tôi nhận ra, mình không cần tốn quá nhiều tiền để thuê một căn phòng chỉ để ở vài tiếng đồng hồ sau khi làm cả ngày dài ở cơ quan. Một chiếc phòng xinh xắn, được chia sẻ cùng 2 người bạn khác để tiết kiệm chi phí có thể giúp tôi nhanh chóng tiết kiệm ít tiền, giảm thời gian làm việc và mua được căn hộ cho riêng mình.
Sau 4 năm mua nhà vẫn tiết kiệm được 2,5 tỷ nhờ áp dụng 5 cách sau Muốn biết đó là gì, hãy đọc ngay bài viết này nhé! 1. Đảm bảo bạn không bị mất việc Có việc làm là điều kiện cơ bản nhất. Rõ ràng, bạn không thể tiết kiệm ít tiền nếu không có thu nhập. Tuy nhiên, có việc làm không có nghĩa là chúng ta phải đi làm. Nhiều người không đi làm mà...