Thử nghiệm & Đánh giá Ikonik Optimus 1200+: Vỏ máy đến từ… ngoài hành tinh
Chắc hẳn hiếm có game thủ nào lại không mơ ước được sở hữu một thùng máy “ngầu” mang phong cách robot hoặc xe tăng chiến hạm hầm hố. Ngặt nỗi với hầu bao eo hẹp, việc trang trải cho các linh kiện đã quá khó khăn chứ đừng nói gì đến chiếc áo giáp đắt tiền. Nếu đang lâm vào tình huống tương tự, Ikonik Optimus 1200 là một lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.
Chỉ mới đổ bộ vào Việt Nam thời gian gần đây, cái tên Ikonik có thể còn khá xa lạ đối với số đông người dùng. Các dòng sản phẩm của hãng chủ yếu hướng đến giới game thủ với thiết kế hầm hố lấy cảm hứng từ các robot chiến đấu. Ngoài hình thức cực “chiến”, vỏ case Ikonik nói chung đều có thiết kế tản nhiệt rất tốt, cho phép lắp đặt nhiều quạt. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả Optimus 1200 – sản phẩm cực bắt mắt với chất lượng cao cấp, giá phù hợp.
Thông số kỹ thuật
Optimus 1200 thuộc dòng mid-tower phổ biến nhất, tương thích các bo mạch chủ chuẩn ATX và micro ATX. Nhà sản xuất Ikonik cung cấp 3 lựa chọn: mặt hông lưới, mặt hông có cửa sổ mica không lưới và cửa sổ mica có lưới. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm thấy phiên bản cửa sổ mica không lưới – rất thuận tiện để khoe linh kiện. Các nút power, reset và các cổng kết nối với thiết bị ngoại vi như USB, eSATA, micro, headphone được dời lên phía nóc thùng máy. Chân đế lớn làm bằng nhựa và bọc đế cao su giúp thùng máy có khả năng đứng cực vững vàng.
a sổ mica bóng có thể… soi gương được.
Nút Power, Reset hay đèn xe Ferrari?
Khả năng hỗ trợ phần cứng của vị Prime phải nói cực kì đáng nể. Mặt trước của thùng máy có tới 4 khoang gắn ổ đĩa 5,25 inch và 6 khoang 2,5/3,5 inch. Tuy chỉ mang kích thước mid-tower, game thủ vẫn có thể thoải mái gắn 2 card đồ họa 5970 (dài nhất hiện nay), có điều lúc đó phải hi sinh bớt 3 khoang ổ cứng 2,5/3,5 inch.
Khoang ổ cứng tháo lắp dạng module, không cần rườm rà bắt ốc.
Khả năng thông gió hoàn toàn không có gì phải nghi ngờ. Bạn có thể gắn tổng cộng 3 quạt 14 cm (2 trên nóc, 1 ở mặt trước) và 1 quạt 12 cm. Toàn bộ mặt trước của case cũng được thiết kế dạng lưới giúp các linh kiện bên trong được thông thoáng tối đa.
Nếu từng “phát hoảng” với bãi chiến trường loằng ngoằng rối rắm sau mỗi lần lắp đặt, bạn sẽ không cần phải lo lắng nữa. Giống như mọi thùng máy cao cấp, Optimus 1200 được trang bị hẳn 1 khoang phía bên hông trái dành riêng cho việc đi dây. Bộ nguồn cũng được thiết kế đặt dưới đáy, giúp tản nhiệt tốt hơn và không phả hơi nóng vào bên trong case như thiết kế nguồn đặt trên. Bạn cũng không còn phải khó chịu với các “lỗ thủng” sau thùng máy mỗi khi tháo bỏ thiết bị PCI nữa bởi chúng được lắp đặt dạng module bắt ốc.
Có hẳn 1 khoang để đi dây.
Kích thước: Mid Tower (rộng x cao x dài = 200 x 480 x502 mm)
Chiều dày vỏ: 0,6 mm
Lắp đặt quạt tản nhiệt:
Mặt trước: 14cm fan x 1 (fan LED đi theo case)
Mặt sau: 12 cm fan x 1 (fan đi theo case)
Nóc: 9/12/14 cm fan x 2 (tự lắp thêm)
Video đang HOT
Ưu:
- Hình thức tuyệt vời.
- Cửa sổ mica “khoe hàng”.
- Có khoang giấu dây.
- Đen “ngầu” từ đầu đến chân.
- Nguồn nằm dưới.
- Tương thích phần cứng tốt.
- Gắn được nhiều quạt.
- Cách âm tốt.
- Giá rẻ so với thiết kế.
Khuyết: Hầu như không có.
Sản phẩm có giá 1.350.000 VNĐ.
Hình ảnh chi tiết sản phẩm
Sau đây là hình ảnh chi tiết từ đập hộp đến “soi hàng”, lắp đặt.
Hình ảnh mô tả kiêm hướng dẫn sử dụng được in ở mặt sau của vỏ.
Vỏ case khi… chưa khui.
Đen bóng từ đầu đến chân.
Mặt trước thiết kế dạng lưới
Các cổng ngoại vi: USB x 2, eSATA, micro, headphone. Phía nóc có thể lắp được 2 quạt 9/12/14 cm.
Mặt sau của case.
Có 2 lỗ đi dây cho tản nhiệt nước.
Nguồn được thiết kế đặt dưới, có cả lưới lọc bụi.
Quạt 12 cm ở mặt sau (đi kèm case).
Khe dành cho các thiết bị PCI dạng module, có thể bắt ốc lắp lại khi cần.
Khoang đi dây.
Bắt tay vào lắp đặt.
Nhưng bên trong thì cực kì gọn gàng.
Optimus 1200 – Quá chiến!
Fan LED 14 phía trước. Quá xá đã!
Lắp thêm fan 14 LED xanh nữa xem sao.
Theo Bưu Điện VN
Đập hộp và mổ xẻ MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC - VGA hot nhất hiện nay
Chúng tôi vừa bắt được MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC - thủ phạm náo loạn thị trường card đồ họa và đứng đầu danh sách truy nã của game thủ trong thời gian qua.
Tuy xuất hiện đã được gần nửa năm nhưng vào thời điểm ra mắt, GTX 560 Ti không thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam. Lý do là khi đối chiếu hiệu năng với các card đồ họa khác, người dùng kinh nghiệm đều dự đoán chiếc card sẽ có giá khá cao khoảng 7-8 triệu VND - ngoài tầm của đa số game thủ nước nhà. Không hiểu do trục trặc gì đó mà phải đến tận tháng 3 năm nay sản phẩm mới về đến Việt Nam.
Ngay lập tức GTX 560 Ti tạo nên cơn sốt với mức giá dao động trong khoảng 5,3 đến 6 triệu VND (tùy hãng) - thấp hơn nhiều so với tiên liệu của các "Gia Cát Dự" trước đó. Kết quả là 1 loạt những GTX 460, HD 5850 và HD 6850... liên tiếp bị chủ nhân "cho đi ở" để rước về tình yêu mới.
Phần quan trọng nhất làm nên độ hot của chiếc card chính là hiệu năng/giá thành. So sánh một chút với một vài card đồ họa có hiệu năng/giá thành tốt nhất hiện nay:
So với HD 5670: mạnh gấp 2,6 lần và đắt gấp 2,6 lần.
So với GTS 250: mạnh gấp 2,13 lần và đắt gấp 2,4 lần.
So với HD 5770: mạnh gấp 1,6 lần và đắt gấp 1,6 lần.
So với HD 6850: mạnh gấp 1,2 lần và đắt gấp 1,3 lần.
Hiệu năng tỉ lệ thuận với giá thành là điều cực hiếm thấy ở các sản phẩm cao cấp, đặc biệt khi đem so sánh với các card đồ họa có giá tốt nhất hiện nay như GTS 250 hay HD 5770.
Về đánh giá chi tiết và nhận định về hiệu năng sản phẩm, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện sớm và gửi đến độc giả ngay khi có thể. Còn hôm nay là hình ảnh đập hộp, mổ xẻ và một vài nhận xét sơ bộ về linh kiện.
Vỏ hộp đẹp và bắt mắt với hình ảnh sản phẩm in ngay trên mặt trước.
Hỗ trợ đầy đủ các công nghệ mới nhất: DirectX 11, SLI, PhysX và 3D Vision.
Mặt sau là thông số sản phẩm viết bằng nhiều thứ tiếng.
Lật mặt trước lên là phần giới thiệu các linh kiện như tụ điện, cuộn cảm, tản nhiệt...
Linh kiện cao cấp chuẩn quân đội (Military Class).
Phụ kiện đi kèm khá đầy đủ bao gồm: 2 chuyển molex-6pin cho các bộ nguồn thiếu nguồn phụ 6pin (tất nhiên phải đủ tiêu chuẩn công suất), 1 chuyển mini HDMI-HDMI, 1 chuyển DVI-VGA, sách hướng dẫn và đĩa driver.
Chiếc card phải nói trông khá bóng bẩy và hầm hố với thiết kế tản nhiệt đặc biệt khác hẳn các card đồ họa thông thường. Tuy nhiên nhìn nhận khách quan thì ngoài đời trông không lung linh bằng hình mẫu trên trang chủ của MSI.
3 cổng tín hiệu: 2 DVI-Dual Link và 1 mini HDMI.
Yêu cầu 2 nguồn phụ 6 pin.
Bắt đầu mổ xẻ.
Tản nhiệt Twin Frozr II được trang bị 4 ống dẫn nhiệt: 2 ống đường kính 6 mm và 2 ống đường kính 8 mm dẫn nhiệt đến các lá tản nhiệt (số lượng cực nhiều). Toàn bộ tản nhiệt đều được mạ niken chống oxi hóa và tăng hình thức. Ngoài ra, MSI quyết định sử dụng 2 quạt nhỏ 11 cánh, đường kính 8 cm để giảm độ ồn mà vẫn đảm bảo lưu lượng gió làm mát.
Tuy là tản nhiệt khí hiệu quả bậc nhất hiện nay nhưng Twin Frozr II cũng chỉ chiếm 2 khe cắm card đồ họa trên bo mạch chủ.
Chi chít lá tản nhiệt ở mặt sau.
GPU GF114 kích thước khá lớn nên... tốn keo tản nhiệt. Chúng tôi chùi sạch lớp keo này để độc giả có thể quan sát kĩ được kĩ hơn. 8 chip nhớ Samsung 128 MB 0,4 ns xếp quanh GPU, tạo thành bộ nhớ 1 GB - "xịn" hơn chip nhớ Samsung 0,5 ns dùng trên đàn em GTX 460 Hawk đình đám trước đó.
8 chip nhớ xếp quanh GPU. Vẫn còn đề-can MSI Hawk.
GTX 560 Ti Twin Frozr II OC sử dụng nguyên si bo mạch của GTX 460 Hawk, với 7 1 phase điện (so với 3 1 trên bản chuẩn của Nvidia). Rõ ràng khả năng ép xung của chiếc card là không phải nghi ngờ. Do đây không phải phiên bản GTX 560 Ti Hawk nên đề-can MSI Hawk được dán đè lên một lớp băng dính đen. Rất tiếc tôi quá hăng hái nên bóc ra ngay khi đập hộp, quên mất không chụp ảnh lại.
Mặt sau của bo mạch. Chân kết nối SLI (phía dưới bên trái).
Theo Genk
Đánh giá chi tiết GTX 560 non Ti: Mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện binh đoàn GTX 500? Sự ra mắt của GTX 560 càng góp phần khiến bữa tiệc VGA hiệu năng cao giá tốt diễn ra từ cuối năm 2010 đến giờ càng thêm nhộn nhịp. Điểm qua về thị trường Có thể nói, cuộc chiến giữa GTX 500 và HD 6000 có lẽ đã gần như ngã ngũ. Cả 2 bên đều đã tung ra hầu hết quân...