Thứ mọc hoang dại, trước cho không ai lấy bỗng được “săn lùng” ráo riết vì tác dụng tuyệt vời
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon. Họ thường chọn sương sâm lông bởi thạch khi đông sẽ mịn và ngon hơn sương sâm láng.
Sương sâm (còn được gọi là sương sâm trơn, dây xanh leo, xanh tam, sâm sâm) là loài thân dây, lá trơn nhẵn, leo bám vào các giá đỡ. Chúng thường được người dân trồng bằng hình thức giâm cành hoặc củ mặc dù có thể trồng bằng hạt.
Cây sương sâm có mặt ở khắp Việt Nam và trước đây, loại cây này mọc hoang dại trong rừng, phát triển dựa vào điều kiện tự nhiên. Nay hầu như nhà nào cũng có vài ba dây sương sâm leo bờ rào, vách nhà hoặc có cả một giàn sâm… Chúng có hai loại là sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông) và sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn).
Sương sâm (còn được gọi là sương sâm trơn, dây xanh leo, xanh tam, sâm sâm) là loài thân dây, lá trơn nhẵn, leo bám vào các giá đỡ.
Sương sâm sau khi trồng từ 5 – 6 tháng là bắt đầu cho thu hoạch lá. Mỗi dây sâm nếu được chăm sóc tốt có thể cho lá từ 6 – 7 năm.
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon. Họ thường chọn sương sâm lông bởi thạch khi đông sẽ mịn và ngon hơn sương sâm láng.
Theo đó, khi làm thạch, có thể sương sâm không đông lại được vì nước quá loãng (do bẻ nhiều lá quá non, quá già hoặc do để quá nhiều nước). Ngược lại, nếu đổ ít nước thì khi vò lá, nước sâm bị sệt lại nhanh chóng và đông thành thạch ngay trên rổ lược, không lọt qua ray được.
Ngoài ra, cũng có khi nước sương sâm bị bọt và dù có vớt bỏ lớp bọt bề mặt, thạch sương sâm vẫn không được màu xanh thẫm, dai và sánh như thường lệ mà lại hơi bở, ăn kém ngon. Vì thế người chế biến cần lưu ý khi chế biến món ăn ngon, mát này.
Video đang HOT
Từ lá sương sâm, người ta có thể chế biến được món thạch sương sâm ngon.
Nếu muốn mua lá sương sâm, bạn có thể tìm tại các chợ truyền thống, siêu thị hoặc trang thương mại điện tử với giá từ 60.000 đồng – 80.000 đồng/ kg.
Bên cạnh việc chế biến thành thạch, nhiều nghiên cứu cho thấy, lá sương sâm có hơn mười loại dinh dưỡng, trong đó, đáng chú ý là chất xơ, can xi, sắt, phốt pho, vitamin A, C… Đặc biệt, uống sương sâm còn làm giảm axit trong cơ thể, giúp hoocmôn insulin hoạt động bình thường và chuyển hóa đường thành năng lượng. Do vậy, sương sâm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng còn có khả năng điều trị bệnh sốt rét.
4 loại dầu ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp hạ đường huyết hiệu quả ngay cả người khỏe mạnh cũng nên tăng cường
Người bệnh tiểu đường cần phải rất chú ý tới chế độ ăn uống, đặc biệt là loại dầu ăn sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết của bạn.
Hiện nay, tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người. Theo ước tính, số lượng bệnh nhân tiểu đường đã vượt mốc 90 triệu người trong khi số bệnh nhân cao huyết áp là gần 700 triệu người.
Người bệnh tiểu đường cần phải rất chú ý tới chế độ ăn uống, đặc biệt là loại dầu ăn sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số đường huyết của bạn. Sử dụng các loại dầu ăn lành mạnh dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn:
4 loại dầu ăn tốt cho người tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường trong máu
1. Dầu đậu nành
Đậu nành là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, do đó những loại dầu được ép từ đậu nành cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. So với dầu đậu phộng, dầu đậu nành có mùi thơm nhẹ hơn nhưng lại chứa nhiều tinh chất dầu tốt hơn.
Trong thành phần dầu đậu nành chứa nhiều axit béo không no, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mạch máu và hệ thống tuần hoàn máu, tăng lipid máu nhưng không gây tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, dầu đậu nành giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và phòng ngừa bệnh tiểu đường.
2. Dầu hạt cải
Dầu hạt cải (tên gọi khác - canola) là loại dầu ăn được chiết xuất từ hạt cải, cũng là dầu thực vật được sử dụng nhiều trong nấu ăn. Dầu có màu vàng nhạt trong, mùi hương thanh, chứa nhiều dưỡng chất có lợi tương tự như dầu đậu nành, tốt cho sức khỏe, nhất là với hệ tim mạch.
Trong thành phần dầu hạt cải chứa nhiều axit béo không bão hòa, lecithin nên giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi của mạch máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong máu, ngăn ngừa và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ David Jenkins từ Đại học Toronto (Canada) cho thấy dầu hạt cải giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol xấu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
3. Dầu óc chó
Dầu óc chó có chứa nhiều chất béo trung tính là axit béo omega-3 và chất béo không bão hòa đa (PUFAs) có lợi cho tim mạch. Loại dầu này giúp tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy việc tiêu thụ dầu óc chó thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ.
4. Dầu ô liu
Theo Tiến sĩ Sunali Sharma, Chuyên gia dinh dưỡng & Dinh dưỡng, Bệnh viện Amandeep: Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho người bị tiểu đường.
Một nghiên cứu thực hiện trên 25 người tham gia, các tình nguyện viên được ăn trưa bằng chế độ ăn Địa Trung Hải. Bữa ăn đầu tiên chứa 10g dầu ô liu nguyên chất và bữa ăn thứ hai chứa 10g dầu ngô. Cùng với thói quen ăn uống, chế độ tập luyện của họ cũng được theo dõi trong một tháng.
Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng đường trong máu thấp hơn sau khi ăn bữa ăn với dầu ô liu. Mức cholesterol của những người tham gia cũng giảm đáng kể. Vì vậy, một chế độ ăn giàu dầu ô liu có thể giúp ngăn ngừa kháng insulin và kiểm soát mức cholesterol. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tác dụng tích cực của dầu ô liu đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý:
Bệnh nhân tiểu đường nên dùng hạn chế lượng dầu ăn mỗi ngày. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về mức độ dầu ăn mình có thể tiêu thụ vì mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau.
Ngoài việc lựa chọn loại dầu ăn phù hợp, người bệnh cũng nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.
- Tuân thủ chế độ ăn khoa học
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột, chất béo là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh tiểu đường. Sau khi thức ăn được nạp vào cơ thể, carbohydrate chuyển hóa thành glucose, có hại cho sức khỏe. Nếu lượng thức ăn nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần hình thành nên bệnh tiểu đường. Lời khuyên cho bạn là hãy tuân theo chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no và không nên ăn nhiều vào bữa tối.
- Tập thể dục
Tập thể dục mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Đối với bệnh nhân tiểu đường, vận động thể thao làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giảm lượng đường trong máu, do đó có lợi cho sức khỏe.
Vải thiều rất ngon và đang chính vụ nhưng nếu bạn thuộc nhóm đối tượng sau cần cân nhắc khi ăn Bạn có thể thuộc nhóm không nên ăn hoặc hạn chế ăn vải để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh bị mụn nhọt, nóng trong. Vải thiều, đặc biệt là vải thiều Bắc Giang đang vào giai đoạn chính vụ. Rẻ, ngon, nhiều lợi ích sức khỏe, thậm chí là có công dụng làm đẹp da khi dùng đúng cách, ai ai...