Thủ lĩnh HTS tiết lộ kế hoạch cải cách kinh tế và an ninh toàn diện tại Syria
Ahmad al-Shara, còn được biết đến với tên Abu Mohammed al-Julani, thủ lĩnh nhóm đối lập tại Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), đã công bố kế hoạch cải cách lớn nhằm tái thiết Syria sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Thủ lĩnh lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Syria, ông Ahmad al-Shara phát biểu tại nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus, ngày 8/12/2024. Ản: Syrianobserver.com/TTXVN
Kế hoạch cải cách được thủ lĩnh HTS tiết lộ trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng truyền hình nhà nước Syria ngày 15/12 (giờ địa phương).
Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là kế hoạch tăng lương lên 400% nhằm giảm bớt khó khăn kinh tế mà người dân Syria phải đối mặt. Tuy nhiên, ông al-Shara chưa đưa ra thời gian cụ thể cho việc thực hiện.
Bên cạnh đó, ông cũng tuyên bố phát hành một loại tiề.n tệ mới, chỉ sau khi giá trị của đồng bảng Syria hiện tại được ổn định.
Video đang HOT
Động thái này diễn ra trong bối cảnh đồng tiề.n Syria đã tăng 50% giá trị so với USD kể từ khi chế độ Assad sụp đổ, nhờ dòng người Syria trở về từ Liban và Jordan.
Ông al-Shara nhấn mạnh việc giải giáp toàn bộ các phe phái vũ trang, đặt mọi loại vũ khí dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Ông tuyên bố: “Không có phe phái hay vũ khí nào nằm ngoài thẩm quyền của chính quyền”.
Việc tái thiết các khu vực bị tàn phá và đưa những người phải di dời trở về là ưu tiên hàng đầu. Ông al-Shara cam kết xây dựng lại các ngôi nhà bị phá hủy, đảm bảo mọi người dân Syria đều có thể trở về quê hương.
Một điểm thay đổi đáng chú ý khác là việc sửa đổi quy định về nghĩa vụ quân sự. Theo ông al-Shara, nghĩa vụ quân sự bắt buộc sẽ được giới hạn trong một số chuyên môn nhất định và áp dụng trong thời gian cụ thể.
Những cải cách này được đưa ra sau chiến dịch quân sự kéo dài 12 ngày, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Assad vào ngày 8/12. Đây là nỗ lực nhằm củng cố quyền lực của HTS và định hình lại trật tự xã hội tại Syria.
Mặc dù những kế hoạch trên mang lại hy vọng, nhưng việc thực thi và tác động thực sự đến người dân vẫn là điều cần theo dõi.
Liệu các biện pháp này có đủ để khắc phục những tổn thương sâu sắc mà chiến tranh để lại hay không, sẽ phụ thuộc vào cách chúng được triển khai trong thực tế.
Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Geir Pedersen trả lời phỏng vấn báo chí tại Damascus, ngày 17/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng trong ngày 15/12, thủ lĩnh al-Shara và Đặc phái viên Liên hợp quốc Geir Pedersen đã có cuộc hội đàm tại Damacus, tập trung vào “những thay đổi đã xảy ra trên chính trường Syria”, theo tuyên bố của HTS.
Lãnh đạo nhóm này đã kêu gọi cập nhật Nghị quyết 2254 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm phản ánh những diễn biến mới của tình hình.
Trong cuộc gặp, thủ lĩnh HTS al-Shara đồng thời nhấn mạnh một số ưu tiên để tái thiết và phát triển Syria, bao gồm: Cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Đề xuất các biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn một thập kỷ nội chiến. Kêu gọi cung cấp hỗ trợ chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo người tị nạn có thể trở về quê hương trong điều kiện an toàn.
Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria mở cửa trở lại sau 12 năm gián đoạn
Sau 12 năm gián đoạn, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã chính thức hoạt động trở lại vào ngày 14/12, đán.h dấu bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định và quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan phát biểu tại Ankara. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện này diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, khép lại giai đoạn cầm quyền kéo dài gần 25 năm của Đảng Baath tại Syria.
Lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã được kéo lên trên tòa nhà Đại sứ quán nằm ở khu vực Quảng trường Rawda, nơi tập trung nhiều phái bộ ngoại giao tại thủ đô Syria. Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ từng ngừng hoạt động vào năm 2012, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước do cuộc nội chiến Syria và các diễn biến chính trị phức tạp. Với việc mở cửa trở lại, Thổ Nhĩ Kỳ đã bổ nhiệm ông Burhan Koroglu - cựu Đại sứ tại Mauritania, làm Quyền Đại biện lâm thời để đảm nhận vai trò mới.
Trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ hy vọng rằng sự hiện diện của đại sứ quán sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực hòa bình, ổn định và tái thiết Syria.
Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz cũng nhấn mạnh rằng việc mở lại đại sứ quán không chỉ phản ánh cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ đối với sự ổn định của Syria mà còn là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực hỗ trợ người dân Syria phục hồi cuộc sống sau những năm tháng xung đột. Ông Yilmaz cũng kỳ vọng các hoạt động ngoại giao được nối lại sẽ đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống, khôi phục thể chế và cơ sở hạ tầng của Syria.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị tại Syria thay đổi sâu sắc. Ngày 8/12, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã chính thức sụp đổ khi các nhóm đối lập dành quyền kiểm soát Damascus. Đây là dấu mốc chấm dứt sự thống trị kéo dài của Đảng Baath, lực lượng chính trị đã lãnh đạo Syria từ năm 1963. Sự thay đổi này không chỉ tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử Syria mà còn mở ra hy vọng về một tương lai hòa bình và ổn định cho quốc gia này.
Thổ Nhĩ Kỳ với vai trò là một trong những quốc gia có ảnh hưởng lớn tại khu vực đã khẳng định lập trường mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Syria tái thiết. Ngoại trưởng Hakan Fidan tái khẳng định mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tiê.u diệ.t các tổ chức khủn.g b.ố, đặc biệt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), lực lượng được Mỹ hậu thuẫn nhưng bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là mối đ.e dọ.a an ninh quốc gia do liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Với bước đi này, Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng không chỉ củng cố quan hệ song phương mà còn tạo điều kiện cho hàng triệu người Syria tị nạn tại nước này có thể trở về quê hương. Đồng thời, Phó Tổng thống Yilmaz tin tưởng vào sự hợp tác giữa hai nước sẽ góp phần bình thường hóa cuộc sống người dân Syria và hỗ trợ quá trình tái thiết nền tảng kinh tế, xã hội của quốc gia này. Những nỗ lực ngoại giao này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Syria trong thời gian tới.
Góc nhìn từ Iran về lý do chính quyền Assad từ bỏ quyền lực ở Syria Chính quyền Assad ở Syria đã sụp đổ do phớt lờ cảnh báo từ Iran về mối đ.e dọ.a ngày càng gia tăng từ lực lượng đối lập ở Idlib, cùng với những tính toán sai lầm và sự dụ dỗ bởi những lời hứa suông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Các thành viên lực lượng đối lập Syria SDF sau...