Thủ lĩnh đoàn dành cả tuổi thanh xuân để dựng trường cho trẻ em miền núi
Không chỉ là thủ lĩnh tài ba của huyện đoàn Bát Xát (Lào Cai), Nguyễn Xuân Hùng còn là người mang duyên gieo chữ cho các em nhỏ của vùng cao trong việc vận động tổ chức xây trường miền &’đồi trơn đất trượt’ này.
Trưởng thành từ tình nguyện
Bén duyên với công tác tình nguyện khi còn là sinh viên của trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị Hà Nội, ban đầu là việc dạy học miễn phí cho các em nhỏ ở bãi giữa sông Hồng, chàng trai năm nhất chỉ đau đáu: &’Mình còn trẻ, có sức khoẻ và nhiệt huyết nên sẽ cố gắng gắn bó lâu dài với công tác tình nguyện’.
Nguyễn Xuân Hùng tích cực tham gia tình nguyện ngay khi còn là sinh viên.
Quyết tâm này càng được khẳng định khi Hùng không ngừng thể hiện tinh thần tích cực của mình ở Câu lạc bộ tình nguyện của trường. Năm học thứ hai anh chính thức trở thành tân chủ nhiệm của CLB với sự tín nhiệm cao của các thành viên.
Cũng từ đây, anh tổ chức nhiều chương trình tình nguyện xa, đặt chân đến những miền đất khó khăn, anh chủ nhiệm trẻ được chứng kiến trẻ em ở những nơi này khát khao học chữ đến nhường nào. Thế nhưng, cung đường các em đi từ thôn bản đến điểm trường vô vàn hiểm nguy vì địa hình hiểm trở đôi lúc lại vì thời tiết khắc nghiệt. Xuân Hùng tự khẳng định với mình rằng: &’Tôi cần phải hành động nhiều hơn’.
Hai mươi hai tuổi, Hùng đứng ra thành lập Câu lạc bộ Kết nối tuổi trẻ với hoạt động giúp đỡ của các bạn tình nguyện viên chung chí hướng. Năm đầu ra đời, CLB tập trung nguồn lực hỗ trợ, dạy học miễn phí trẻ em ở làng chài ven sông Hồng và những nạn nhân chất độc da cam.
Hùng (giữa) được nhận Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2016.
Nhớ lại chương trình lớn đầu tiên tự đứng ra tổ chức, Hùng kể về đêm nhạc từ thiện &’Hạnh phúc nằm trong sự sẻ chia’ mà rơm rớm: &’Khi ấy trong tay không có tiền, tôi phải chủ động vay tiền của người thân, anh em, bạn bè. Rất may, chương trình lại nhận được sự hưởng ứng rất lớn. Ca sĩ Minh Quân nhận lời tham gia, nhóm chúng tôi vận động quyên góp được những 40 triệu’. Toàn bộ kinh phí vận động được lúc đo dùng để trao quà cho các em thiếu nhi nhân dịp ngày 1/6. &’Tôi nhận thấy mình máu liều cao nên không hề lo sợ. Tôi cũng không muốn mọi chuyện đến với mình quá dễ dàng vì khi ấy bản thân sẽ tự mãn’.
Chân bước trên rẻo cao
Năm 2013, cơ duyên chuyển công tác đưa Xuân Hùng cũng như nhóm của anh về hoạt động hẳn ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ở đây, những hình ảnh về con đường đến trường khi thì sỏi đá, khi lại bùn lầy của trẻ em năm xưa lại dội về kí ức Hùng. Và chương trình &’Góp gạch xây trường em’ ra đời.
CLB Kết nối tuổi trẻ trao quà cho trẻ em và khởi công xây dựng trường thôn Tả Suối Khâu 2.
Với kinh nghiệm dày dạn, Nguyễn Xuân Hùng và các tình nguyện của CLB Kết nối tuổi trẻ tổ chức các đêm nhạc thiện nguyện, mời gọi nhiều ca sĩ nổi tiếng chung tay góp sức. Công trình đầu tiên nhóm vận động nguồn lực tài trợ xây dựng thành công vào năm 2014 là Trường tiểu học phân hiệu thôn Tả Suối Khâu 2, xã A Lù trị giá 750 triệu đồng với các phòng học và trang thiết bị khang trang. Đáy mắt Hùng hấp háy, sáng hẳn lên: &’Vào mùa đông, các em học sinh có nơi học hành, nơi ở nội trú ấm áp. Nhiều em không còn phải nghỉ học giữa chừng khi không có người đưa đón qua suối, đoạn đường núi hiểm trở nữa’.
Video đang HOT
Anh Xuân Hùng trao trường mới cho xã Pa Cheo ả Suối Khâu 2.
Rồi đến dự án thứ hai, anh Hùng tìm đến một trong những thôn đặc biệt khó khăn của cả nước, xây trường Mầm non – Tiểu học Bản Giàng, xã Pa Cheo năm 2016 với tổng giá trị đầu tư khoảng 790 triệu đồng. Người đưa duyên gieo chữ tâm niệm: &’Mỗi tình nguyện viên đang nỗ lực trở thành những nhịp cầu kết nối những tấm lòng hảo tâm để chia sẻ, hỗ trợ trẻ em vùng cao trong lĩnh vực giáo dục, đây là cách làm thiết thực nhất ở mảnh đất vùng cao để mong có sự thay đổi phát triển trong tương lai’.
Khảo sát tiến độ xây điểm trường xã Cốc Mỳ ả Suối Khâu 2.
Đó cũng là lí do Điểm trường Tiểu học thôn Dìn Pèng, xã Cốc Mỳ được xây dựng cuối năm 2017 với giá trị trên 550 triệu đồng. Ngôi trường mới được khánh thành giúp gần 40 em nhỏ không còn phải học trong lớp học tạm bợ, tránh được cái rét trước Đông.
Chặng hành trình của Nguyễn Xuân Hùng cùng CLB Kết nối tuổi trẻ dường như chưa đến điểm dừng: &’Khi tôi vẫn còn làm đoàn, tôi vẫn sẽ xây trường cho các em’. Ngôi trường thứ tư trên vùng đất rẻo cao cũng đang được nung nấu. Anh Hùng cho biết, anh cùng nhóm của mình đang tiến hành công tác tiền trạm cho dự án xây trường tiểu học thôn Ngải Thầu, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát. Dự tính số vốn đầu tư cho dự án lên tới hơn 500 triệu đồng.
Anh Hùng đi tiền trạm cho dự án mới.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Kỳ Duyên
Theo tiin.vn
Cô giáo già từng bị cho là điên, 42 năm thầm lặng 'chở chữ' cho con em vùng vạn đò xứ Huế
Từng bị nói là điên khi ngày này qua tháng nọ dạy học miễn phí cho trẻ em vùng vạn đò, cô Hạnh chia sẻ sẽ tiếp tục công việc này đến khi nào sức khỏe không còn cho phép.
Ngoài dạy chữ cho các em, cô còn dạy hát, kể chuyện cho các em nghe.
Dành cả tuổi thanh xuân cho con em vạn đò
Mỗi tối, những bài học đánh vần và cả tiếng gõ bảng của cô giáo Bạch Thị Ngọc Hạnh (60 tuổi) đều đặn vang lên trong nhà văn hóa cộng đồng số 2 đường Nguyễn Phúc Lan, phường Kim Long, TP. Huế.
Chân dung "người lái đò thầm lặng" đưa các em nhỏ vạn đò "qua sông".
Năm 1975, cô Hạnh cùng bộ đội dạy học cho người dân theo phong trào "bình dân học vụ" lúc vừa tròn 18 tuổi. Lớp học vào ban đêm ở khu vực bến Me.
Khi khu vực Bến Me bị giải tỏa lên vùng Kim Long, cô cùng người dân lên mảnh đất này để an cư lạc nghiệp. Những tưởng sẽ bắt đầu một cuộc sống với công việc mới, thế nhưng khi chứng kiến cảnh khốn khó của người dân và con em vì nghèo mà không thể đi học, cô mạnh dạn mở lớp dạy học.
Vào những ngày đầu, lớp học chỉ có vỏn vẹn vài em. Cô Hạnh đến từng nhà vận động hơn một tháng liền. Nhiều hộ thấy là xua đuổi nhưng cô vẫn kiên trì. Trời không phụ lòng người, một thời gian sau, lớp có 30 học sinh.
Trong căn phòng chật chội của nhà kho hợp tác xã, dưới ngọn đèn dầu leo lét hằng đêm, cô cần mẫn dạy từng con chữ.
Dành cả tuổi thanh xuân để dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo vùng vạn đò, người con gái Huế những năm ấy từng nghĩ sẽ lặng lẽ ở vậy suốt đời, không bàn đến hạnh phúc riêng tư.
Năm 1984, lúc cô tròn 31 tuổi, một anh thanh niên nghèo sống trên vùng sông nước nhỏ hơn 6 tuổi vì cảm mến nên đã đem lòng yêu thương cô. Anh kiên quyết lấy cô làm vợ bất chấp sự phản đối từ hai bên gia đình.
Tình yêu chân thành đã giúp họ vượt lên tất cả. Họ được đồng ý cho tổ chức đám cưới. Chính anh là người luôn ủng hộ, động viên cô trong công việc "chở chữ" cho dân vạn đò.
Sau hơn 32 năm dạy học tự nguyện và miễn phí, vào khoảng năm 2007, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định nhận trả lương cho cô Hạnh. Cô chính thức được nhận lương cho mỗi giờ dạy là 15.000 đồng.
Những điều chưa kể của cô giáo 42 năm thầm lặng "đưa đò"
Khi bắt đầu công việc dạy học miễn phí, cô từng bị nhiều người nói là điên. Họ bảo "Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Lúc đầu, có chút hạnh lòng nhưng khi đến lớp nhìn thấy những không mặt hồn nhiên, cô bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực, tự nhủ chỉ cần hạnh phúc với việc mình làm, tương lai các em tốt hơn thì sẽ theo đến cùng.
Vì tương lai của đám trẻ vạn đò, cô quyết tâm giữ lớp.
Dạy trẻ em vùng vạn đò hay các trẻ em đặc biệt mỗi người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý riêng để có hiểu các em, từ đó mới có phương pháp dạy học hiệu quả.
Cô như là người bà, người mẹ, người bạn đối với các em.
Theo cô Hạnh, trẻ em nơi đây có tính thật thà, thẳng thắn và tự trọng. Nếu các em gặp phải lời phê bình nặng nề hoặc kết quả học tập thua kém sẽ dễ xa lánh thầy cô giáo thậm chí bỏ học.
"Có học sinh trước đây đã đi học lớp 3 ở một trường tiểu học khác sau đó vì gia đình mới chuyển tới đây nên xin vào. Em có nguyện vọng học tiếp chương trình nên tôi cho học lớp 3.
Những em học sinh còn lại nhao nhao rằng mới vào học mà cô cho học lớp 3, lẽ ra phải lớp 1. Rồi các em nói: "Bạn đó sạch sẽ nên cô bênh vực bạn đó phải không?". Các em rủ nhau nghỉ học nguyên 1 tuần. Tôi vẫn ra lớp chỉ để dạy mỗi em mới.
Sau tuần đầu, một em khác đi học với thái độ lầm lầm lì lì không nói gì. Dần dần, các em kéo nhau đi học lại và phải đến một tháng sau lớp mới đông đủ như ban đầu.
Trong buổi học hôm ấy, tôi hỏi nhẹ nhàng: "Lâu nay vì sao các em không đi học, cô buồn ghê quá. Cô không biết sai điều gì cả, các em nói ra cô mới biết mà sửa chứ?"
Các em trả lời rằng vì cô bênh bạn đó, mới vào mà cô cho học lớp 3. Tôi ân cần, nhỏ nhẹ nói với các em:
"Vì bạn đã học lớp 3 rồi, giờ cô cho học lớp 1 thì tội, với lại có những em nhỏ hơn, bạn Sành học lớp 3 mới chỉ dạy được chứ? Cái này là cô sai hay là các em sai? Sau đó các em đều nhận sai và xin lỗi."
Thấy cô Hạnh miệt mài dạy miễn phí mấy chục năm, nhiều người tỏ ra nghi ngờ. Họ cho rằng có gì đó nên cô mới theo lâu như vậy.
Một số người đưa vợ đến xin dạy học. Dạy được một thời gian ngắn, họ mon men hỏi chuyện lương bổng.
"Thoạt đầu, tôi cứ nghĩ có người tiếp bước việc làm của mình nên vui lắm. Nhưng sau thấy vậy thì cũng có chút buồn. Tôi nhắn với các cô rằng mình dạy cái tâm thiện nguyện là chính, phải thương đám trẻ thật thì mới theo được. Rồi bữa nay trung tâm phụ cấp mười mấy nghìn đồng một giờ, ngoài ra không có gì cả. Mấy hôm sau, các cô nghỉ dần".
Nhận được sự yêu thương, trân quý từ học trò, đó là niềm hạnh phúc đối với cô.
Suốt 42 năm tự nguyện đến nay tính ra "người lái đò thầm lặng" đã dìu dắt được gần 1000 học sinh "qua sông".
Chính vì những nỗ lực và cái tâm thiện nguyện, cô Hạnh nhận được nhiều sự tin yêu của người dân quanh vùng. Các bậc cha mẹ, các em học sinh nhiều thế hệ luôn nhớ đến ân tình bao năm dạy học miễn phí của cô giáo Hạnh.
Nhiều người dân ở vùng vạn đò Kim Long xem cô như người sinh con họ lần thứ 2. Họ báo đáp bằng những lời thăm hỏi, cái nhìn trìu mến và món quà là con cá, con tôm vừa đánh bắt được.
Gắn bó với "lớp học ấm áp" này hơn 22 năm, bây giờ đã 60 tuổi nhưng với cái tâm, cái tình, cô không cho mình dừng lại.
"Tôi sẽ tiếp tục công việc này đến khi nào sức khỏe không còn cho phép", cô Hạnh .
Theo Soha
Cô giáo tật nguyền 40 năm dìu dắt trẻ em nghèo ở Khánh Hòa Không có được đôi chân lành lặn nhưng cô giáo làng Trương Thị Phúc (63 tuổi, ngụ thôn Xuân Tự 2, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ mang đến con chữ mà còn trở thành điểm tựa cho nhiều trẻ em ở làng quê nghèo suốt hơn 40 năm qua... ảnh minh họa Hơn nửa đời người dạy...