Thử làm đề thi Sinh học về thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ – từ khóa tìm kiếm được nhiều người quan tâm thời gian qua- đã vào đề thi Sinh học của thầy giáo Nguyễn Thành Công.
Mới đây, thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên được nhiều học sinh yêu mến trên Facebook – ra bộ đề thi môn Sinh học dành cho các bạn trẻ lớp 10. Những câu hỏi đề cập hiện tượng thủy triều đỏ.
Thầy Công cho biết, nếu học sinh chỉ vận dụng kiến thức trong SGK và các bài đọc thêm có thể trả lời được 5-6 câu. Phần còn lại, các em phải cập nhật thông tin thời sự.
Theo thầy giáo dạy Sinh học này, mấy ngày qua, thuật ngữ “thủy triều đỏ” xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng hiểu rõ hiện tượng này. Do đó, thầy Công ra đề thi liên quan chủ đề trên, nhằm giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức về thủy triều đỏ.
Thầy Thành Công được nhiều học trò yêu mến trên mạng xã hội.
Bộ đề của thầy Thành Công như sau:
Câu 1. Tảo là đối tượng sinh vật mà các tế bào của chúng thuộc:
A. Tế bào nhân thực
B. Tế bào nhân sơ
C. Virus
D. Thực vật
Câu 2. Thủy triều đỏ là hiện tượng gây ra chủ yếu bởi đối tượng sinh vật nào?
A. Động vật phù du
B. Tảo
C. Vi khuẩn
D. Virus
Câu 3. Thủy triều đỏ có thể tác động có hại lên các đối tượng sinh vật:
A. Cá xương
Video đang HOT
B. Cá sụn
C. Giáp xác
D. Con người
- Số nhóm đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp khi tiếp xúc với nước biển có thủy triều đỏ:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 4. Màu sắc của nước biển khi có hiện tượng thủy triều đỏ thường phổ biến nhất là:
A. Đỏ hoặc đen
B. Đỏ hoặc xanh lá cây, màu sắc đa dạng
C. Xanh lá cây hoặc tím
D. Trắng hoặc vàng
Câu 5. Trong hệ thống phân loại 5 giới của Whitaker, tảo được xếp vào giới:
A. Khởi sinh
B. Nấm
C. Nguyên sinh
D. Thực vật
Câu 6. Thuật ngữ nào sau đây gần gũi nhất với thuật ngữ “thủy triều đỏ”?
A. Nước nở hoa
B. Nước ra quả
C. Nước tạo bọt
D. Nước thối
Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây thường không gắn liền với hiện tượng thủy triều đỏ?
A. Cá và giáp xác chết hàng loạt
B. Tăng hàm lượng oxy trong nước
C. Tăng mạnh mật độ và sinh khối tảo
D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm gia tăng
Câu 8. Tại sao thuật ngữ “thủy triều đỏ” là không hoàn toàn chính xác?
A. Thủy triều đỏ không liên quan đến hoạt động thủy triều của nước biển.
B. Thủy triều đỏ không hẳn có màu đỏ, có thể có màu sắc khác thậm chí không màu.
C. Thủy triều đỏ có sự tham ra của rất nhiều loại tảo khác nhau.
D. Thủy triều đỏ tạo ra mùi tanh, hôi khó chịu cho người dân
Đáp án đề thi
1A – 2B – 3D – 4B – 5C – 6A – 7B – 8C – 9C – 10A
Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây về các chất độc có mặt trong tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là chính xác?
A. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị hải sản.
B. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và ảnh hưởng đến mùi vị hải sản.
C. Chúng không bị phân hủy khi đun nấu và không ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
D. Chúng bị phân hủy khi đun nấu và làm ảnh hưởng đến mùi vị của hải sản.
Câu 10. Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ?
A. Hiện tượng phì dưỡng (phú dưỡng) do chất thải hữu cơ từ các hoạt động sản xuất và nuôi trồng của con người.
B. Chất thải từ các loài động vật và sự phân giải của các dạng tảo biển đa bào.
C. Sự thay đổi hàm lượng ion sắt trong nước biển.
D. Các hoạt động giao thông biển mang các bào tử tảo từ khu vực này sang khu vực khác.
Theo Zing
Hội nghề cá loại trừ nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ
Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản cho rằng nguyên nhân cá chết có thể là do chất độc, không phải do thủy triều đỏ (tảo nở hoa).
Chiều 28/4, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan về hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Theo Hội Nghề cá, nguyên nhân do thủy triều đỏ như bị loại trừ, vì những biểu hiện đặc trưng của thủy triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế. Chẳng hạn, lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển; cá tầng mặt chết hàng loạt; xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm, hôi thối...
Hội Nghề cá đồng tình với nguyên nhân cá chết có thể do chất độc. Lý do là đa số cá chết ở tầng đáy, phát hiện lần đầu ở ven biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Chất độc theo dòng hải lưu chảy từ Bắc xuống Nam tiếp tục gây chết ở Quảng Bình, tiếp đó là Quảng Trị và phía Bắc Thừa Thiên-Huế. Tại đây, chất độc đã được pha loãng nên không thấy hiện tượng cá chết.
Liên quan việc truy tìm nguyên nhân gây ra chất độc, Hội Nghề cá cho biết, đến nay, không có bằng chứng nào (động đất, sóng thần, núi lửa...) dẫn tới nhận định đáy biển sinh ra chất độc làm chết cá tầng đáy. Do vậy, giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở.
Hội cũng đề nghị làm rõ, kết quả phân tích chất độc của mẫu đất lấy ở cuối nguồn các ống xả và kết quả phân tích, chất độc của mẫu lấy từ mang và dạ dày cá chết. Từ hai kết quả phân tích đó, có thể kết luận cá chết có phải vì chất độc không. Nếu cá chết do chất độc, thì chất độc đó có phải do nguồn xả thải của các nhà máy tại huyện Kỳ Anh không.
Theo Hội Nghề cá, trong khi chưa xác định được nguyên nhân cá chết, các bộ cần chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng hằng ngày thu gom cá chết để tiêu hủy, không để xảy ra tình trạng người dân tự do gom cá mang đi nơi khác bán cho người ăn tươi, chế biến thành cá khô, cá mắm hoặc nước mắm.
Ngoài ra, cần hỗ trợ những hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, nuôi cá biển, ngư dân khai thác thủy sản ven bờ 4 tỉnh trên bị thiệt hại. Hỗ trợ họ ít nhất 15 kg gạo/tháng, tính từ tháng 4 đến khi có giải pháp khôi phục sản xuất.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Những vụ cá chết do thủy triều đỏ trên thế giới Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, mang đến màu đỏ hoặc nâu. Trên thế giới đã từng xảy ra nhiều vụ cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ gây ra. Cá chết dạt vào cửa sông Shing Mun (Hồng Kông) do thủy triều đỏ Thủy triều đỏ thường xảy ra ở...