Thư ký y khoa – trợ tá đắc lực của bác sĩ
Quan tâm ngành y nhưng lại yêu thích công việc hành chính văn phòng. và bạn muốn trở thành phụ tá đắc lực của các y bác sĩ. Vậy đích thực, bạn sinh ra để trở thành thư ký y khoa.
Thư ký y khoa – một công việc mới
Hiện nay, nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn TP.HCM đang phân công các điều dưỡng kiêm nhiệm công việc hành chính. Điều này gây quá tải cho lực lượng điều dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Do đó, nhu cầu tuyển dụng thư ký y khoa để phụ trách các công việc hành chính văn phòng tại các bệnh viện là rất lớn. K
hông chỉ xây dựng quy trình, thiết kế biểu mẫu, soạn thảo thông báo, lên kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, thư ký y khoa còn giúp các bác sĩ, y tá và điều dưỡng chuẩn bị hồ sơ bệnh án và các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khám – chữa bệnh.
Ngoài ra, thư ký y khoa còn có thể đảm nhận vai trò tiếp tân, hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh… Ngành học này mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ yêu thích ngành y và công việc hành chính văn phòng.
Thư ký y khoa – “cứu cánh” để cải thiện chất lượng điều trị – chăm sóc bệnh nhân
Hiện đang thực tập tại Viện Tim TP.HCM, Nguyễn Thị Mỹ Linh (sinh viên năm thứ 2 ngành Thư ký Y khoa trường ĐH Hoa Sen) chia sẻ những kinh nghiệm của mình về ngành học mới mẻ này:
- Đại học Hoa Sen là nơi đầu tiên đào tạo ngành Thư ký y khoa – một loại hình nhân sự mới mẻ trong môi trường y tế tại Việt Nam, bạn có tìm hiểu gì về ngành học này trước khi đăng ký học?
- Tôi nghe nhiều người nói về công việc hành chính văn phòng tại các bệnh viện và rất thích nhưng không biết trường nào đào tạo. Thế là tôi vào mạng tìm kiếm và thấy chương trình Thư ký Y khoa của trường đại học Hoa Sen rất hay, đào tạo chất lượng nên tôi đăng ký vào.
- Điều gì bạn thích nhất khi học ngành Thư ký y khoa?
Video đang HOT
- Tôi được học các kiến thức về y khoa, rất cần thiết cho công việc thực tế. Bên cạnh đó, tôi được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe, giải thích cho bệnh nhân. Mong muốn của tôi khi học ngành thư ký y khoa là trở thành một người trợ tá đắc lực cho bác sĩ. Đặc biệt, chương trình của đại học Hoa Sen có đến 2 học kỳ thực tập, mỗi học kỳ 3 tháng. Điều này rất hữu ích với sinh viên, giúp chúng tôi có nhiều thời gian để làm quen công việc, tránh bỡ ngỡ khi ra trường, đi làm.
- Sau 2 năm học ở ĐH Hoa Sen, bạn thấy môi trường học ở đây như thế nào?
- Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập thuận lợi cho sinh viên, thầy cô lúc nào cũng tận tình giải đáp thắc mắc. Trong quá trình học, tôi rèn luyện được rất nhiều kỹ năng cũng như khắc phục được các khuyết điểm của mình, qua đó, trưởng thành nhiều hơn. Chẳng hạn, trước đây, tôi khá mù mờ về Power Point, không biết cách trình bày, tìm tài liệu ra sao nhưng yêu cầu học tập đã giúp tôi nâng cao kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông. Vốn nhút nhát nhưng có những học phần phải đến bệnh viện lấy ý kiến bệnh nhân, làm báo cáo, nhờ vậy tôi dần tự tin hơn.
- Bạn có chia sẻ kinh nghiệm gì với các bạn thí sinh năm nay muốn đăng ký vào ngành học này?
- Các bạn hãy tận dụng tối đa những điều kiện học tập mà trường tạo cho mình. Tuy nhiên, không phải cứ học để có bằng tốt nghiệp là xong, các bạn phải thật sự nỗ lực, rèn luyện mới giỏi được. Kinh nghiệm của bản thân tôi là các bạn nên định hướng xem mình yêu thích chuyên khoa y tế nào để tìm hiểu về các thuật ngữ, loại thuốc của chuyên khoa đó. Việc trang bị kiến thức y khoa không chỉ giúp ích cho bản thân, bạn sẽ không thấy ngỡ ngàng khi tiếp cận với công việc mà còn hiểu được bệnh nhân để chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của họ đến bác sĩ.
- Với những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo, bạn nghĩ cơ hội việc làm của mình sau khi ra trường như thế nào?
- Tôi rất tự tin với cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành thư ký y khoa chúng tôi. Đây là ngành còn khá mới nhưng nhu cầu của các bệnh viện với công việc này là có thật. Nhiều bệnh viện đang tìm hiểu việc áp dụng mô hình thư ký y khoa sẽ cải thiện chất lượng điều trị ra sao để có cơ chế tuyển dụng.
Ngành Thư ký y khoa của ĐH Hoa Sen có thời gian đào tạo 2 năm với 6 học kỳ, trong đó có 2 học kỳ thực tập tại các phòng khám, bệnh viện.
Sinh viên tốt nghiệp với bằng kỹ thuật viên cao cấp do ĐH Hoa Sen và học viện Pierre Salvi (Pháp) đồng cấp. Từ năm 2001 đến nay, 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Thư ký y khoa của ĐH Hoa Sen đều có việc làm.
Thông tin chi tiết về ngành học, liên hệ:
Nhóm tư vấn tuyển sinh trường ĐH Hoa Sen:
Phòng 0001, cơ sở 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM
ĐT: 1900.1278 (số nội bộ 11.400)
Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn
Website: http://tuyensinh.hoasen.edu.vn
Theo Thanhnien
Chức danh giáo sư Nhà nước: Chưa thu hút được trí thức ở nước ngoài
469 người vừa được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và Phó GS năm 2012. Trong số này có 427 Phó GS và 42 GS (2 người được đặc cách).
Người đạt chức danh GS trẻ nhất năm nay là ông Phùng Hồ Hải (GS) Phó Viện trưởng Viện Toán học, sinh năm 1970 và Phó GS trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng (Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách khoa) sinh năm 1981.
GS TSKH Trần Văn Nhung ( ảnh), Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cho biết, số lượng những người được xét đạt các chức danh GS và PGS năm nay cao hơn năm trước; độ tuổi trẻ hơn và chất lượng ứng viên ngày càng tốt hơn; đặc biệt, số lượng các bài báo của các ứng viên được đăng trên các báo, tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế cao hơn nhiều so với năm trước; bên cạnh các ngành khoa học (KH) tự nhiên, KH công nghệ có sự nở rộ của các ứng viên ngành y; trình độ tiếng Anh của ứng viên tốt hơn do trẻ hơn...
Vì sao năm nay vắng bóng các ứng viên đang học tập nghiên cứu hoặc giảng dạy ở nước ngoài, thưa ông?
Không phải năm nào cũng có những ứng viên "đặc biệt" như thế. Trên thực tế, mới chỉ có GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS TSKH Nguyễn Ngọc Thành.
Khi xây dựng quy chế, chúng tôi đã nhắm đến mục tiêu hội nhập với thế giới nên không chỉ thu hút cộng đồng các nhà khoa học ở trong nước mà còn nhằm tới cộng đồng người Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có tâm huyết với tổ quốc và người nước ngoài.
Có ý kiến cho rằng, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài không nhỏ nhưng còn ít người quan tâm đến chức danh GS và PGS của Việt Nam. Ông nghĩ gì về điều này?
Chúng tôi đã cố gắng quảng bá tốt hơn về các chức danh GS và PGS của Việt Nam (có trang web bằng tiếng Anh và tiếng Việt). Tuy nhiên, điều quan trọng ở chỗ cơ chế chính sách để thu hút nhân tài về với tổ quốc. Có rất ít trường hợp đặc biệt như GS Ngô Bảo Châu (GS năm 2005). Mặc dù trước kia chưa có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cống hiến.
Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước nhóm họp lần X.
Xin ông cho biết, lợi ích của nỗ lực thu hút nhiều người Việt Nam đang nghiên cứu ở nước ngoài và người nước ngoài trở thành GS và PGS của Việt Nam?
Họ sẽ là các cộng tác viên cao cấp, sẽ có đóng góp trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta hành động phù hợp để hòa nhập với quốc tế.
Với các nhà khoa học trong nước, cũng có ý kiến nhận định: Được phong tặng GS hay PGS cũng chả lợi lộc gì nên có vẻ như không ít người mặn mà với "cuộc đua". Quan điểm của ông ra sao?
Năm nay khác hẳn những năm trước là nếu được công nhận GS sẽ được tăng một bậc lương và được xét vào ngạch chuyên viên cao cấp; nếu là PGS cũng sẽ được vào ngạch chuyên viên chính, được tăng lương đặc cách (các cơ sở ngoài công lập nhà nước cũng khuyến nghị nên tạo điều kiện cho các GS, PGS có điều kiện làm việc tốt hơn.
Cám ơn ông.
Theo Hồ Thu
Tiền Phong
Bài học đầu đời ám ảnh của sinh viên y khoa Áp lực từ ngày đầu tiên, có sinh viên quá hoảng sợ đã ngã lăn đùng trong phòng phẫu thuật xác, học viên trực cấp cứu chứng kiến những ca tai nạn máu lênh láng đã gục ngã giữa phòng. Bài học đầu đời của sinh viên ngành Y Bất kỳ sinh viên y khoa nào cũng bắt đầu bằng một lịch trình...