Thứ kỳ lạ xuất hiện trên “bản sao Trái Đất”: Gợi ý về sự sống?
Phát hiện mới có thể góp phần giải thích nguồn gốc sự sống trên chính Trái Đất của chúng ta.
Theo Sci-News, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS Rafael Silva từ Đài quan sát thiên văn Lisbon và Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha) đã xác định dấu vết của tricarbon (C 3) trong bầu khí quyển của “ mặt trăng sự sống” Titan.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ, nơi các quan sát từ tàu Cassini của NASA đã chỉ ra vô số đặc điểm tương đồng với Trái Đất cũng như khả năng có sinh vật sống.
Mặt trăng Titan của Sao Thổ – Ảnh: NASA
Dù chỉ là một vệ tinh nhưng Titan còn lớn hơn cả hành tinh Sao Thủy. Trong số các mặt trăng của hệ Mặt Trời, kích thước của Titan chỉ thua Ganymede của Sao Mộc.
Ngoài cảnh quan giống Trái Đất với sông, hồ, biển, núi… trùng điệp, nó cũng sở hữu một bầu khí quyển dày đáng kể.
Bầu khí quyển của thế giới này cũng giống Trái Đất khi nó đóng vai trò một “lò phản ứng” hóa học quy mô hành tinh, có thể tạo ra các phân tử phức tạp dựa trên carbon. Mà carbon là nguyên tố “xương sống” của sự sống.
Hai hệ hành tinh có sự sống mới đang hình thành?
Phát hiện mới dựa trên việc nghiên cứu khí methane (CH 4), vốn không tồn tại đủ lâu trong điều kiện của Trái Đất lẫn Titan, nhưng cũng là một trong những “dấu hiệu sinh học” tiềm năng trong khoa học hành tinh.
Methane cần được tạo ra bởi các quá trình khác nhau, từ phản ứng tự nhiên cho đến bị thải ra bởi các sinh vật sống.
Để methane dồi dào trên Titan như những gì quan sát được, nó phải được bổ sung qua các quá trình địa chất.
Sử dụng kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), nhóm nghiên cứu xác định được 97 vạch hấp thụ khí methane cũng như một vạch hấp thụ tricarbon trong quang phổ của mặt trăng này.
Đó là một bất ngờ, bởi tricarbon trước đây chỉ được biết đến trong vật chất xung quanh sao chổi.
Cảnh quan Titan sơ khai – Ảnh đồ họa: SCI-NEWS
“Càng biết nhiều về các phân tử khác nhau tham gia tạo nên sự phức tạp hóa học trong bầu khí quyển Titan, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn về loại tiến hóa hóa học có thể đã cho phép hoặc có liên quan đến nguồn gốc sự sống Trái Đất” – nhóm tác giả viết trên tạp chí Planetary and Space Science.
Một số vật chất hữu cơ góp phần tạo nên sự sống sơ khai ở Trái Đất cũng được cho là sinh ra trong bầu khí quyển của địa cầu.
Bí ẩn điểm sáng dịch chuyển ở "hành tinh giả" giống hệt Trái Đất
Các nhà khoa học vừa xác định được những "hòn đảo ma thuật", giải quyết bí ẩn lớn về thế giới mà NASA gọi là "Trái Đất thứ hai".
Gọi "hành tinh giả" bởi nó không phải hành tinh, nhưng sở hữu một loạt các tính chất y hệt hành tinh. Nó to lớn hơn cả một trong các hành tinh của hệ Mặt Trời và thậm chí có cảnh quan bề mặt với núi, sông, hồ... phức tạp y hệt Trái Đất.
Năm 2014, tàu vũ trụ Cassini của NASA phát hiện thêm những điểm sáng dịch chuyển ma quái khi nhìn xuyên qua những đám mây.
Thế giới đó là Titan, "mặt trăng sự sống" lớn nhất của Sao Thổ.
Các "hòn đảo ma thuật" được tìm thấy trên "mặt trăng giống hành tinh" Titan - Ảnh: NASA
Theo Space.com, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi PGS Xinting Yu từ Khoa vật lý và thiên văn học của Trường Đại học Texas ở San Antonio đã khám phá ra bản chất ngoạn mục của các "hòn đảo ma thuật".
Đó là các cấu trúc nằm giữa các hồ methane và ethane lỏng trên bền mặt của Titan, y như những hòn đảo nhỏ.
Chúng có vẻ ngoài giống đảo của Trái Đất, nhưng khác biệt ở chỗ chúng liên tục dịch chuyển, hiện ra rồi biến mất một cách đầy ma quái.
Khi chúng được phát hiện, có hai luồng ý kiến chính. Thứ nhất, nhiều người cho rằng nó thực sự là... bóng ma, được tạo ra bởi hiện tượng nào đó xảy ra với tàu vũ trụ NASA.
Đó có thể là sóng trong hồ hoặc chuỗi bong bóng liên kết với vật liệu sủi bọt nào dưới đáy hồ, tạo ra các tín hiệu gây nhiễu loạn cho Cassini - nhóm "bóng ma" lập luận.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng đó phải là những thực thể vật chất có thật.
PGS Yu và các cộng sự khẳng định chúng có thật, là những khối chất rắn hữu cơ xốp, đông lạnh và nổi, với kết cấu giống như một miếng phô mai Thụy Sĩ!
Có thể chúng đã hình thành mỗi khi "tuyết" rơi từ bầu trời Titan, một bầu trời đã được chứng minh là dày đặc các phân tử hữu cơ có khả năng kết tụ lại với nhau. "Tuyết" hữu cơ này nằm ở trạng thái bão hòa nên không bị hòa tan vào hồ methane hoặc ethane.
Khác với nước, các vật liệu lỏng tạo thành hồ ở Titan không tạo ra sức căng mặt ngoài đủ lớn để giữ các "hòn đảo ma thuật" này trôi nổi mãi mãi. Ethane và methane lỏng dần lấp đầy các khoảng trống của tảng "phô mai", khiến nó chìm xuống.
Thứ không ngờ đang giữ cho sự sống Trái Đất tồn tại
Các quá trình đã được chứng minh thông qua việc xây dựng một mô hình đầy đủ, dựa trên các dữ liệu từ NASA.
Nó lại giống Trái Đất thêm một lần nữa, vì quá trình xuất hiện các hòn đảo tạm rồi tan biến này cũng khá giống việc các tảng băng bị tách ra rồi trôi đi trên Trái Đất, sau đó hòa mình vào biển.
Titan vẫn là một mục tiêu thú vị được NASA "chăm sóc" trong các dự án sắp tới nhằm tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Cơ quan vũ trụ này từng ưu ái gọi Titan là Trái Đất "ngoài hành tinh", "bản sao Trái Đất", "Trái Đất thứ hai".
Ngoài cảnh quan bề mặt giống Trái Đất và sự tồn tại vô kể của chất hữu cơ, Titan còn có thể sở hữu đại dương ngầm, chính là nơi các nhà khoa học mong chờ tìm thấy nước và sự sống.
Phát hiện chất liệu quan trọng hình thành sự sống trên mặt trăng băng Các nhà nghiên cứu từ Đại học Freie Berlin đã phát hiện ra phốt pho trong đại dương dưới bề mặt của Enceladus - mặt trăng của sao Thổ. Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất trong hệ Mặt trời của chúng ta vừa có một bước tiến vượt bậc. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Frank Postberg tại...