Thủ khoa xinh đẹp của HV Cảnh sát và bài học về tính kỷ luật
Cô gái nhiều tài lẻ Ngô Thị Bích Thu của Học viện Cảnh sát Nhân dân tiếp tục trở thành thủ khoa đầu ra và là 1 trong 11 h ọc viên giỏi toàn khóa.
Tự hào vì được rèn luyện khắc nghiệt
- Vừa nhận danh hiệu tốt nghiệp thủ khoa khóa D33 của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bích Thu cảm thấy thế nào?
- Thủ khoa Bích Thu: Là 1 trong 11 học viên đạt danh hiệu học viên giỏi toàn khóa học và nhận tấm bằng tốt nghiệp đối với mình là một niềm vui lớn. Bản thân mình cũng như gia đình đã rất hạnh phúc. Tuy nhiên, khi trở thành thủ khoa của Học viện thì niềm vui đó đã được nhân đôi và trở thành niềm vinh dự, tự hào. Bởi là con gái khi lựa chọn con đường trở thành người chiến sỹ CSND là đã xác định sẽ vất vả hơn và phải phấn đấu, cố gắng rất lớn trong quá trình học tập, rèn luyện. Nhưng mình cũng sẽ không vội bằng lòng với bản thân mà sẽ tiếp tục cố gắng nhiều hơn để đạt được những dự định trong tương lai.
Bích Thu là thủ khoa tốt nghiệp khóa D33, Học viện Cảnh sát Nhân dân.
- Là một người tham gia tích cực nhiều hoạt động ở trường, việc đó có ảnh hưởng nhiều đến thành tích học tập năm cuối của Bích Thu không?
- Học tập, rèn luyện tại Học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND), sống trong môi trường tập thể nên việc tham gia các hoạt động phong trào không những sẽ giúp cho mỗi học viên chúng mình gắn bó với nhau, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm mà còn là sân chơi bổ ích cho mỗi đoàn viên. Bản thân mình đảm nhiệm nhiều công việc như viết báo, chủ nhiệm Câu lạc bộ Nội san, dẫn chương trình… dù có vất vả nhưng mình luôn sắp xếp thời gian hợp lý, chủ động trong việc lên kế hoạch để đảm bảo vẫn hoạt động phong trào tốt nhưng kết quả học tập thì không được lơ là. 5 năm học mình đều đạt danh hiệu học viên giỏi và học viên xuất sắc, tổng kết cuối khóa mình đạt 8,6.
Bích Thu làm MC trong chương trình giao lưu với GS Ngô Bảo Châu.
- Điều gì lưu luyến Bích Thu nhất khi rời Học viện CSND? Và bài học nào quý báu nhất mà Bích Thu nhận được ở Học viện?
- Học viện CSND mà mình theo học đã sắp tròn 45 năm tuổi và mình cũng đã hoàn thành 5 năm học tập, rèn luyện. Trở thành một sỹ quan CSND, điều mà mình không bao giờ quên chính là kỷ niệm của những ngày đầu nhập học. Đó là sự bỡ ngỡ, lo lắng khi lần đầu xa nhà là sự háo hức đi khám phá hết khuôn viên rộng lớn của Học viện hay là những mệt mỏi khi tập điều lệnh dưới trời nắng chói chang và những niềm vui mới mẻ của cuộc sống tập thể với bạn bè trong ký túc xá…
Tất cả tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời mà không phải ai cũng có được. 5 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này cũng đã dạy cho mỗi học viên chúng mình những bài học vô cùng quý báu. Trên hết đó là bài học về tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết tập thể. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc và là hành trang quý báu nhất để mỗi học viên Học viện CSND nhanh chóng trưởng thành khi bước vào thực tiễn công tác, chiến đấu sau này.
- Trở thành nữ sỹ quan rồi, Bích Thu có dự định gì trong thời gian sắp tới?
Video đang HOT
- Sắp tới khi đã ổn định công tác, mình mong muốn sẽ vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn và có cơ hội theo đuổi các bậc học cao hơn. Tuy học chuyên ngành điều tra hình sự nhưng mình vẫn mong muốn được thử sức mình ở những lĩnh vực, vị trí công tác mới mẻ để tiếp tục hoàn thiện bản thân. Và tất nhiên, mình sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê viết báo, nghiên cứu khoa học và làm MC – những công việc đã gắn bó với mình từ khi còn là sinh viên và giúp mình trưởng thành như ngày hôm nay.
Không ngừng trau dồi, tu dưỡng
- Theo quan điểm riêng của Bích Thu, một chiến sỹ CSND cần những đức tính gì?
- Là một chiến sỹ CSND, khi khoác trên mình bộ quân hàm mới, mỗi chúng mình sẽ trở thành những người đồng chí, đồng đội của nhau trong cuộc chiến đấu giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. Đồng thời, trước những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh chính trị, tình hình chủ quyền biên giới, hải đảo và tình hình trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi một người chiến sỹ CSND phải xây dựng và rèn luyện cho mình lòng dũng cảm, tính kiên định, sẵn sàng hi sinh vì vận mệnh của Tổ quốc và tinh thần đoàn kết, lập công tập thể. Đặc biệt, mỗi người chiến sỹ CSND phải không ngừng trau dồi, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, luôn giữ mình trước những cám dỗ của cuộc sống để xứng đáng là người công an cách mạng chân chính, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng và nhân dân.
Bích Thu tự hào, vui mừng khi giành được thành tích cao nhất trong buổi lễ Tốt nghiệp.
– Là một sỹ quan, Thu muốn nhắn nhủ điều gì đến các tân học viên D38 sắp vào trường?
- Trưởng thành từ Học viện CSND – ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống anh hùng vẻ vang, mình thực sự thấy tự hào và tin tưởng rằng nơi đây chính là nơi ươm mầm và nuôi dưỡng những ước mơ xanh, để mai này, màu áo xanh sẽ tỏa về khắp nẻo đường của Tổ quốc. Chính vì vậy, với những học viên khóa D38 sắp nhập học, mình muốn nhắn nhủ rằng: “Hãy luôn tự hào vì mình là học viên của Học viện CSND và hãy phấn đấu, nỗ lực không ngừng trong học tập, rèn luyện, sống hết mình cho thời sinh viên sôi nổi đáng trân trọng ấy!”.
Bích Thu từng là bí thư chi đoàn và ủy viên ban chấp hành Đoàn trường THPT Chuyên Bắc Ninh. – Thu là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong 5 năm liền đều đạt Danh hiệu Học viên xuất sắc với nhiều giấy khen, bằng khen các cấp.Nhận danh hiệu: “Điển hình tiên tiến các trường CAND giai đoạn 2007-2009″ và Giải thưởng Thanh niên xuất sắc tiêu biểu năm 2012 của Tổng cục xâydựng lực lượng CAND. Thu giành nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học như: giải Ba Nghiên cứu khoa học của Bộ GD&ĐT (2008- 2009) và giải Nhất Nghiên cứu khoa học của Học viện (2009- 2010).Nữ chiến sĩ tương lai này còn đoạt giải á khôi 1 cuộc thi “Sinh viên Cảnh sát thanh lịch lần thứ Nhất” cùng giải “Ứng xử hay nhất”.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Xu hướng mới: Học không cần đến trường
Bùi Huy Khang, sinh năm 2002, là một trong số ít cậu bé không đến trường tiểu học như các bạn khác.
Lựa chọn cách học không vì bằng cấp
Mặc dù đã lên 10 tuổi nhưng Khang mới đang học chương trình tương đương lớp 2 của chương trình tiểu học này. Anh Bùi Huy Kiên, bố của Khang cho biết: "Cháu đã đi học nửa năm lớp 1 ở một trường tiểu học có tiếng ở Hà Nội.
Tuy nhiên, cháu tỏ ra không thoải mái và tự tin khi đến lớp vì cô giáo bắt viết chữ đẹp, cháu thấy chán nản khi đến trường. Điều này với đứa trẻ khác thì bình thường, tuy nhiên, tôi thấy Khang là cậu bé cá tính, nếu cứ ép buộc cháu theo khuôn mẫu thì không hay.
Anh Bùi Huy Kiên và cháu Bùi Huy Khang
Trước đó, cháu học ở một trường mẫu giáo có tính chất quốc tế, quen với phong cách đó nên khi vào trường công thì cảm thấy áp lực. Thấy cháu không phát triển được trong môi trường công lập, gia đình tôi đã cho cháu nghỉ học".
Sự kiện nghỉ học của Khang lúc đầu không được sự ủng hộ của ông bà, nội ngoại. Ngay cả vợ anh Kiên cũng băn khoăn rất nhiều. Tuy nhiên, anh Kiên sau một hồi kiên trì thuyết phục thì cả nhà cũng đồng ý.
Trả lời câu hỏi vì sao anh không quan tâm đến việc bé Khang cần phải có một tấm bằng tốt nghiệp tiểu học chẳng hạn, anh Kiên cho biết: "Định hướng của gia đình là bé Khang sau này trở thành doanh nhân, mà các trường học từ trước đến nay thì không đào tạo ra doanh nhân. Trường học khắp mọi nơi đều tạo ra con người làm việc trong nhà máy, công ty, xí nghiệp".
Anh Kiên cho rằng mình chịu ảnh hưởng sâu sắc tư duy này từ cuốn "Cha giàu, cha nghèo".
Anh Kiên cũng cho biết, kiến thức và kinh nghiệm là điều cần phải có, tuy nhiên bằng cấp thì không nhất thiết, nếu Khang thích, anh tin rằng cậu bé sẽ có một bằng cấp nào đó không khó khăn lắm, nếu bé không thích thì không cần thiết phải có tấm bằng.
Việc bé Khang học một chương trình tiểu học từ xa không phải vì cần một tấm bằng, mà đơn giản chỉ vì cậu bé thích học chương trình đó.
Học kinh doanh từ sớm
Để tránh cho con khỏi đơn độc, không có bạn bè, anh Khang cho con đi học Anh văn ở hai nơi, một là Hội đồng Anh, một là trung tâm của một giáo viên tiếng Anh người Mỹ. Ngoài ra Khang cũng đi học học võ, học vẽ, bơi lội...
Anh Kiên dạy bé tập làm quen với kinh doanh từ sớm. Mới 3 tuổi, Khang đã biết phát tờ rơi quảng cáo cho bố. Anh nói vui: "Người lớn mà đi phát tờ rơi, có khi người ta không xem, nhưng một cậu bé 3 tuổi phát tờ rơi thì người ta xem".
Bố Khang dạy Khang học toán bằng cách cho đi bán kẹo cao su. Một chiếc kẹo 500 đồng, Khang sẽ bán thành 1000 đồng. Nếu ai mua 3 chiếc kẹo thì Khang chỉ bán giá 2000 đồng. Hàng năm có vài hội chợ do bố tổ chức, Khang cũng được dành một gian hàng nhỏ để thực tập bán hàng.
Số tiền thu được, Khang ghi chép vào một cuốn sổ, sau đó gửi "ngân hàng" mẹ. Mọi mặt hàng Khang bán tại hội chợ bao giờ cũng hết, vì đa phần người mua đã đặt hàng với Khang từ trước qua mạng.
Cha mẹ chấm điểm cho con, không phải giáo viên
Chương trình học từ xa mà Khang đang học ở ở nhà do một thầy giáo người Mỹ lấy vợ Việt Nam, từng dạy Anh văn cho Khang giới thiệu. Thầy giáo này cũng có hai con nhỏ đang học chương trình này từ xa, không đến trường lớp nào ở Hà Nội.
Giáo trình Khang đang theo học
Khang tỏ ra rất thích thú khi học chương trình lớp 1. Sáng nào cậu bé cũng mở video để nghe cô giáo giảng. Các môn học gồm có số học, ngữ âm, tập đọc, tập viết...
Khang chia sẻ với phóng viên: Em thích nhất là cuốn sách toán và tập viết. Sách được thiết kế để học xong bài nào thì xé luôn bài đó, bố mẹ chấm điểm và đóng vào bì thư gửi sang Mỹ cho nhà trường. Bao giờ học xong thì cả cuốn sách lúc ấy chỉ còn cái gáy sách thôi!
Bố mẹ Khang đều làm việc tại nhà (điều hành công ty riêng của gia đình) nên cũng có điều kiện thuận lợi khi kèm con học chương trình này. Sau khi học xong với đĩa DVD do trường gửi sang, bố hoặc mẹ sẽ kèm Khang học, vì đây là chương trình học từ xa dưới sự hướng dẫn của cha mẹ chứ không phải chương trình tự học.
Một điểm theo anh Kiên rất thú vị, việc cha mẹ chấm điểm cho con rồi gửi cho nhà trường có một ý nghĩa rất khác, đó là hình thức tự đánh giá quá trình học, không làm cho người ta phải chạy theo điểm số. Cách giáo viên giảng bài ở video kích thích ham mê của học sinh. Anh Kiên cho hay, nhiều khi kèm con học mà con không chịu lắng nghe cũng làm anh nổi cáu.
"Tuy nhiên, từ khi biết tới chương trình này, tính khí của tôi cũng thay đổi rất nhiều khi dạy con. Giáo viên của chương trình này rất kiên nhẫn, họ cứ dạy đi dạy lại nhiều lần, đến khi nào học sinh hiểu bài thì thôi", anh Kiên nói.
Với nhiều chương trình học từ xa qua mạng khác, học sinh tương tác với giáo viên nhiều hơn, trái lại với chương trình học của Khang, con cái tương tác với bố mẹ nhiều hơn. Đó là điều anh Kiên thích vì con anh đang học cấp tiểu học.
Năm nay, Khang đã học đến chương trình lớp 2. Anh Kiên dự định cho Khang học một năm hai lớp vì thấy cậu bé học hiệu quả. Mỗi một lớp, tiền giáo trình và đĩa DVD của trường hết khoảng 1000 đô la/năm, không mất tiền học phí.
Quan sát bé Khang ngồi học theo đĩa DVD, có thể thấy bé rất háo hức và chăm chú nghe cô giảng, cứ như bé đang ngồi cùng với học sinh trong lớp học. Với sách luyện đọc là những câu chuyện dạy về đạo đức phù hợp với trẻ con thì Khang có thể đọc từ đầu đến cuối một câu chuyện dài vài trang bằng tiếng Anh.
Theo anh Kiên, tại Mỹ, hiện tượng trẻ em không đến trường mà học tại nhà rất phổ biến. Có hàng chục mô hình dạy từ xa kiểu này ở Mỹ và nhiều mô hình tương tự ở nhiều nước trên thế giới.
Dự định của anh Kiên là sau này Khang sẽ đi du học, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào sở thích của con. Với anh Kiên, khi dạy con học, cha mẹ có thể trưởng thành rất nhiều. Muốn dạy con tốt thì trước hết phải trở thành cha mẹ tốt trước đã.
Theo Giáo dục Việt Nam
Những sinh viên không thể ra trường Học khá, điểm thi đầu vào cao nhưng không có nghĩa là dễ dàng tốt nghiệp đại học nếu không học tập nghiêm túc. Nhiều sinh viên đã ngậm ngùi rời giảng đường. Theo thống kê của nhiều trường ĐH, dù đã chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ nên sinh viên (SV) có thể tốt nghiệp chậm nhưng qua những...