Thủ khoa Mỹ, thủ khoa Việt và cánh cửa cơ hội
Bài toán đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không tìm ra một cơ chế tốt hơn cho trọng dụng và bồi dưỡng hiền tài?
Con trai tôi năm nay vào lớp 11 tại Mỹ, như vậy chỉ còn 2 năm nữa cháu học xong trung học. Đại học đang là cái đích lớn không chỉ cho cháu mà cho cả gia đình tôi. Vì thế, mọi thông tin về thi cử ở cả Mỹ và VN đều được chúng tôi rất quan tâm, đặc biệt là về các thủ khoa đại học.
Năm nay, gia đình tôi đón nhận những thông tin khác nhau về các thủ khoa ở VN và Mỹ, khiến chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.
Từ chuyện thủ khoa trung học Mỹ…
Vào tháng 5/2014, trường trung học Riverside Milotary Academy của con tôi tại Mỹ làm lễ tốt nghiệp cho các học sinh lớp 12 và long trọng thông báo về các trường hợp xuất sắc, bao gồm cả Thủ khoa và Á khoa.
Á khoa của trường năm nay là một học sinh Mỹ, tên là Harrison Summerour. Cậu là một học sinh toàn diện. Thành tích học tập của cậu luôn đạt điểm 4.0 (điểm 10/10 theo thang điểm Mỹ). Không những vậy, cậu còn là một nhà lãnh đạo trẻ tài năng, là chỉ huy trưởng của 470 học sinh trong trường. Cậu còn là một cầu thủ bóng bầu dục và một đô vật “đáng gờm”, cậu cũng biết lái máy bay (vì trong trường có dạy).
Mong muốn trở thành thủy thủ hay phi công chuyên nghiệp, cậu nộp đơn vào Học viện Hải quân và Học viện Không quân Mỹ. Đây là những trường đại học rất khó vào, vì ngoài hàng loạt tiêu chuẩn cao còn cần có thư đề cử của một đại biểu Quốc hội Mỹ. Mỗi năm, một đại biểu sẽ chỉ viết thư giới thiệu tối đa cho 5 trường hợp. Harrison đã vượt qua được vòng này và cả hai đại học đều nhận cậu với học bổng toàn phần. Cuối cùng cậu chọn theo học Học viện Không quân Mỹ, với học bổng lên đến 500.000 USD.
Ảnh minh họa
Thủ khoa của trường là Do Yeun Kim, một cậu bé đến từ Seoul, Hàn Quốc. Ba năm liền cậu luôn là Thủ khoa với thành tích học tập xuất sắc. Cậu luôn đạt điểm 4.0 và theo học tất cả các lớp khó nhất trong trường như lớp Honor, AP (dự bị đại học). Cậu cũng đoạt học bổng danh giá của Mỹ là National Merit Scholarship, bởi ngoài khoản tiền do quỹ trao tặng, học sinh còn có thể được nhận thêm học bổng từ các đại học và các công ty bên ngoài.
Ngoài thành tích học tập, Do Yeun Kim còn là một nghệ sĩ kèn Oboa tài năng và là ứng viên Chương trình Danh dự của Thống đốc tiểu bang Georgia. Với tấm bằng thủ khoa và thành tích lừng lẫy, cậu chỉ còn việc đau đầu suy nghĩ chọn trường đại học nào để vào học với học bổng toàn phần hàng vài trăm ngàn USD. Bởi hàng loạt trường danh tiếng hàng đầu nước Mỹ đã gửi thư chấp thuận cho cậu theo học.
Đây chỉ là các thủ khoa của một trường trung học. Vì ở Mỹ không có học sinh thủ khoa đại học như ở VN nên thật khó so sánh. Nhưng chỉ có một điều rất dễ nhận thấy, người Mỹ coi trọng tài năng. Và hễ có tài năng có thể cống hiến cho xã hội là sẽ rất dễ có tiền đi học, đi nghiên cứu, và có thu nhập cao khi đi làm. Vì vậy, cạnh tranh để đạt tiêu chuẩn thủ khoa trung học và vào được các đại học danh tiếng là một cuộc đua tranh để chứng tỏ năng lực bản thân của các học sinh trung học Mỹ.
Và đây cũng là cách thức hữu hiệu để gia đình các học sinh đang khó khăn thoát khỏi gánh nặng chi phí đại học (khoảng 50.000 USD/năm). Tiền học phí này là do các đại học cấp. Tiền do trường tự quyên góp từ các cựu học sinh và phụ huynh cũng như các nhà hảo tâm. Càng là trường danh tiếng, số tiền này lại càng lớn. Chẳng hạn, những trường như Harvard đảm bảo có đủ tiền cấp cho tất cả những sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn đậu vào trường có thể theo học.
…đến chuyện chuyển thủ khoa đại học VN
Video đang HOT
Trong khi đó, thông tin về nhiều em học sinh trung học của VN năm nay đậu thủ khoa mà gia đình không có tiền cho đi học khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều. Ví như tình cảnh của em Nguyễn Thùy Dương – học sinh chuyên Sử trường chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) trở thành thủ khoa khối C, ĐH Luật Tp. HCM hay cháu Trần Văn Cường, THPT Trần Phú, Hà Tĩnh vừa trở thành thủ khoa của ĐH Bách khoa TP.HCM với 28,25 điểm.
Nhận được tin con đậu thủ khoa, chưa hết vui mừng, gia đình các em đã phải lo chạy tiền cho con đi học. Họ đã phải nghĩ đến cách đem sổ đỏ đi cầm cố, vay mượn tiền. Tình trạng này không phải chỉ năm nay, mà nhiều năm đã tái diễn, ngay cả với thủ khoa các trường cực kỳ khó thi đậu như đại học Y khoa HN, đại học Dược HN, v.v…
Mặc dù theo tôi biết, sau khi báo chí đưa tin, nhiều người kêu gọi, cuối cùng nhiều thủ khoa đại học nghèo cũng sẽ có được những khoản quyên góp, từ thiện từ các nhà hảo tâm, và chật vật co kéo để đi học. Nhưng bài toán đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không tìm ra một cơ chế tốt hơn cho trọng dụng và bồi dưỡng hiền tài?
Chẳng hạn, thay vì hàng năm kêu gọi lòng hảo tâm, tại sao các trường đại học không chủ động tìm kiếm, phát hiện và dành học bổng cho các học sinh có thành tích xuất sắc? Bởi đó thực ra cũng là một cách đầu tư hiệu quả cho tài năng.
Một số tiền chừng 2 tỷ đồng đã có thể đủ cho 10 học sinh nghèo đậu trong top 10 của một đại học có đủ chi phí học tập. Nếu mỗi trường đại học VN hiện nay có một cơ chế tốt trong việc thu hút các khoản tiền tài trợ học phí tương tự cách của các đại học Mỹ, hàng năm chúng ta sẽ không còn thấy những trường hợp đau lòng đỗ thủ khoa đại học danh tiếng bậc nhất mà vẫn có nguy cơ… thất học.
Theo Nguyễn Anh Thi/Báo Vietnamnet
Hai thủ khoa từng là đối thủ trong Đường lên đỉnh Olympia
Từng đối đấu với nhau trong cuộc thi quý 1, chương trình Đường lên đỉnh Olympia, hai chàng trai này đều rất bất ngờ khi cùng nhận được tin vui trở thành thủ khoa đại học.
9h30 ngày 3/8, trận chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14 sẽ diễn ra. Đặc biệt, trước thềm trận đấu quan trọng, thông tin hai chàng thủ khoa từng là đối thủ của nhau trong vòng thi quý I đã khiến cộng đồng Olympia rất thích thú. Đó là Lê Thế Việt Hoàng (học sinh THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) và Nguyễn Ngọc Anh (THPT Cầu Xe, Hải Dương).
Năm 2013, Lê Thế Việt Hoàng và Nguyễn Ngọc Anh gặp nhau trong trận đấu quyết định tranh vé vào chung kết của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Trọng cuộc thi quý I gay cấn này, Nguyễn Ngọc Anh đã xuất sắc chiến thắng với số điểm 190 và Việt Hoàng cũng khẳng định được vị trí của mình trong lòng khán giả khi về nhì với số điểm sít sao 180.
Nguyễn Ngọc Anh tham gia vào chương trình này khi được nhà trường giới thiệu. Không phải học sinh chuyên với nhiều thành tích nổi trội, vì vậy chiến thắng của chàng trai này luôn khiến khán giả bất ngờ.
Còn Lê Thế Việt Hoàng lại khiến khán giả nhớ bởi đến bởi khuôn mặt dễ thương và cũng rất thông minh. Việt Hoàng cũng từng có chiến thắng rất thuyết phục trong cuộc thi tháng với 330 điểm, và hai lần đạt 90 điểm trong phần thi Khởi động (vòng đấu tháng 3, quý I) và Vượt chướng ngại vật (vòng đấu tuần 1, tháng 3, quý I).
Gần một năm sau trận đấu quyết định mà hai chàng trai này từng là đối thủ của nhau, Ngọc Anh và Việt Hoàng lại vừa cùng chung vui khi nhận tin trở thành thủ khoa nhiều đại học lớn trong kỳ thi đại học.
Lê Thế Việt Hoàng (ngoài cùng bên trái) và Nguyễn Ngọc Anh (thứ 2 từ trái sang) trong vòng thi quý I, chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14.
Lê Thế Việt Hoàng - thủ khoa đa tài
Sau hơn 10 năm mơ ước được đặt chân vào hành trình leo núi chinh phục đỉnh Olympia, năm 2013, mong muốn của Lê Thế Việt Hoàng đã trở thành hiện thực.
Vui mừng khi được chọn đi thi và thoải ước mơ từ thửa bé, Việt Hoàng bất ngờ chiến thắng vòng thi tuần, và là người có điểm nhì cao nhất giành vé vào vòng thi quý 1.
Tiếc nuối khi về nhì với số điểm sít sao 180 (thua thí sinh về nhất 10 điểm), nhưng chàng trai này vẫn cảm thấy hài lòng bởi đã cố gắng hết sức mình.
Ấn tượng sâu sắc nhất của Việt Hoàng về chương trình Đường lên đỉnh Olympia đó là một tập thể đoàn kết và là những người rất giỏi, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi việc.
Trong thời gian tham gia chương trình, Hoàng và các bạn từng được đưa đến giao lưu với các học sinh trường PTCS Xã Đàn. Ký ức về những cô bé, cậu bé sinh ra không lành lặn nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan khiến chàng trai này cảm thấy mình may mắn.
Lê Thế Việt Hoàng từng giành được 330 điểm trong cuộc thi tháng - một trong những kết quả top đầu của chương trình năm nay.
Sau gần một năm tham gia chương trình, dù mỗi người một tỉnh, nhưng Việt Hoàng vẫn thường xuyên theo dõi cộng đồng Olympia trên facebook, trong đó có đối thủ Nguyễn Ngọc Anh.
Nhớ về người bạn cùng chơi đã từng chiến thắng này, Hoàng chia sẻ: "Ngọc Anh là một học sinh giỏi, có phần hơi kiêu nhưng rất tự tin".
Ngọc Anh cũng là người gây ấn tượng đặc biệt với Hoàng khi lần đầu tiên tham gia chương trình vì "nói nhiều hơn các thí sinh khác".
Từ bé đã ước mơ trở thành kiến trúc sư, nên tin vui đỗ đầu khối V ĐH Xây dựng với số điểm 25,5 khiến chàng trai này rất vui và bất ngờ.
Thừa hưởng tình yêu nghề kiến trúc từ bố, ngay từ cấp 1, Hoàng đã tập tành làm các mô hình nhà, cầu đường bằng giấy. Lớn lên, chàng trai này thường vận dụng những ý tưởng sáng tạo để liên tục làm mới căn phòng của mình.
Yêu thích nghệ thuật từ bé, vì vậy ngoài sở thích vẽ, Hoàng còn biết đọc rap, nhảy hip hop, chơi guitar và piano.
Vì vậy, chàng thủ khoa quan niệm: "Dù em thi khối V nhưng không chỉ ôn Toán, Lý mà luôn học đều các môn khác. Em cho rằng muốn đạt được điểm cao trong kỳ thi đại học và đạt được thành công sau không cần phải học nhiều, đầu to mắt cận học nhiều là sẽ giỏi. Các bạn cần có thời gian để được phát triển toàn diện".
Trong kỳ thi đại học vừa qua, ngoài tin vui đỗ thủ khoa khối V, Hoàng còn thử sức khối D vào ĐH Kinh tế quốc dân và đạt được số điểm đáng nể 25,5.
Nguyễn Ngọc Anh - Thủ khoa kép mê Toán học
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, Nguyễn Ngọc Anh may mắn có mẹ làm nghề giáo, nên từ nhỏ em đã được mẹ chỉ bảo, dìu dắt.
Trong suốt 3 năm học cấp ba, Ngọc Anh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lớp 10, chàng trai này còn nhận giải ba học sinh giỏi Toán cấp tỉnh. Lớp 11, Ngọc Anh cùng với 2 bạn trong lớp dự thi chương trình "Hành trình tri thức" do đài PTTH tỉnh Hải Dương tổ chức và lọt vào vòng 2. Mặc dù đang học lớp 11 nhưng Ngọc Anh đã tham dự cuộc thi của chương trình lớp 12 là "Học sinh giỏi Casio" (giải Toán trên máy tính cầm tay) và giành giải Nhất cấp tỉnh.
Nhận được khả năng tiềm ẩn của chàng trai này, ban giám hiệu trường THPT Cầu Xe, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã cử Nguyễn Ngọc Anh đại diện cho trường tham dự Đường lên đỉnh Olympia.
Nguyễn Ngọc Anh (áo xanh) là niềm tự hào của gia đình và đại diện xuất sắc của THPT Cầu Xe, Hải Dương (Ảnh: FB nhân vật).
Không để các thầy cô phải thất vọng, Ngọc Anh lần lượt vượt qua các đối thủ, dành giải nhất trong các vòng thi tuần, tháng, quý và trở thành thí sinh đầu tiên có mặt vòng chung kết năm thứ 14 của chương trình.
Đặc biệt,kỳ thi đại học vừa qua Anh đạt thủ khoa khối B, ĐH Y dược Hải Phòng, 29 điểm (Toán 9,75; Hóa và Sinh 9,5 điểm. Ngày 30/7, chàng trai này tiếp tục đón nhận tin vui đỗ thủ khoa khối A, ĐH Sư phạm Hà Nội với số điểm 28,5.
Đam mê Toán học, nên chàng thủ khoa mong muốn sau này trở thành giáo sư môn khoa học này và theo nghề giáo như mẹ của mình.
Trước vòng chung kết, Ngọc Anh cho biết khá thoải mái và tự tin. Ngoài kiến thức học ở trường, Ngọc Anh dành thời gian xem lại một số phần thi của các anh chị vô địch trong các năm trước để học hỏi về mặt tâm lý.
Bên cạnh đó, nhà vô địch quý I còn xem lại phần thi của mình trước đó để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh và có hướng khắc phục.
Nhận định về ba đối thủ của mình, chàng thủ khoa kép cho biết: "Các bạn đều rất giỏi và ngang tài ngang sức. Đặc biệt, bạn Hoàng Bách (nhất quý III). Bách không chỉ giỏi, am hiểu kiến thức xã hội mà còn rất tự tin. Em và hai bạn còn lại chắc sẽ phải vật lộn với Bách nhiều trong các phần thi".
Nam sinh này cũng bày tỏ: "Trước khi tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia em đã xác định để giao lưu, học hỏi kinh nghiêm cũng như tích lũy thêm kiến thức. Em chưa bao giờ đặt nặng vấn đề thắng thua. Tuy nhiên, em cũng sẽ cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất trong vòng thi chung kết sắp tới".
Theo zing
Xuất hiện thủ khoa kép ĐH Ngoại Thương và HV Ngoại Giao Là thủ khoa khối A1 của ĐH Ngoại Thương Hà Nội với số điểm 28, Phạm Việt Anh (THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam) tiếp tục trở thành thủ khoa khối D Học viện Ngoại Giao với số điểm 27. Ngày 26/7, Học viện Ngoại giao đã công bố điểm thi, thủ khoa là thí sinhPhạm Việt Anh (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam),dự...