Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện ‘học sinh ưu tú vào ngành sư phạm’
‘Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm’, ông Khuyến khuyến cáo.
Thủ khoa không có việc làm, sao mơ đến chuyện “học sinh ưu tú vào ngành sư phạm” (Ảnh minh họa: Nguồn VTV.vn)
Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra vào ngày 27/12/2017 đã một phần nào giải đáp được những băn khoăn của dư luận khi đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc đào tạo nhân lực ngành sư phạm trong những năm tới.
Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh: “Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng.
Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”.
Về vấn đề này, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, muốn sinh viên ưu tú nhất vào học ngành sư phạm thì trước tiên chúng ta phải đảm bảo hai điều kiện:
Một là, phải đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sư phạm có việc làm.
Video đang HOT
Hai là, chế độ đãi ngộ giáo viên phải thực sự xứng đáng đặc biệt là đối với các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
“Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm”, ông Khuyến khuyến cáo.
Từ đó, ông Khuyến nêu ví dụ, năm 2017 vừa qua, điển hình là câu chuyện về nữ thủ khoa Bùi Thị Hà vinh dự là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 2016.
Nhưng hơn một năm sau khi tốt nghiệp em vẫn thất nghiệp. Trong lúc chờ có chỉ tiêu tuyển giáo viên, Hà ở phu giúp mẹ chăn lợn, bán rau quả ngoài chợ.
Đây là một thực tế cho thấy, khi nào đảm bảo sinh viên sư phạm tốt nghiệp đều có việc làm thì hãy nói đến chuyện “học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất”.
Với tình hình hiện nay, thủ khoa còn không có cơ hội việc làm thì chuyện “sinh viên ưu tú vào ngành sư phạm” là khó khả thi.
Trong khi đó, Tiến sĩ Vũ Thu Hương – giảng viên khoa Tiểu học (trường Đại học sư phạm Hà Nội) cho rằng:
“Người giỏi, người ưu tú luôn cần thiết trong tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không chỉ riêng ngành sư phạm.
Mặc dù, sư phạm là ngành đào tạo nhưng thực tế là, không phải người giỏi thì sẽ biết cách dạy, dạy một cách dễ hiểu. Muốn trở thành giáo viên thì người đó phải có khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và có khả năng diễn thuyết tốt chứ nghề giáo không phải chỉ cần một người tài giỏi về chỉ số IQ.
Ngoài ra, người đó phải có tình yêu với trẻ nhỏ, có sự kiên nhẫn. Nếu không có những tính cách trên, dù rất giỏi, họ vẫn có thể dễ dàng trở thành 1 giáo viên tàn bạo trong mắt trẻ”, cô Hương nhắn nhủ.
Đúng là, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, học sinh tha thiết vào học ngành sư phạm vì đây là ngành đào tạo được miễn học phí và đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nhưng với tình hình hiện nay nhìn con số thống kê, dự báo lượng cử nhân sư phạm thất nghiệp, thử hỏi học sinh ưu tú có còn muốn vào sư phạm?
Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học có đề xuất chính sách để “hút” học sinh giỏi vào học ngành sư phạm trong thời gian tới.
Đó là có chính sách tuyển dụng giáo viên thì sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm phải có quyền rõ ràng, để làm sao người ta ra trường không phải tự đi tìm việc.
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thống nhất một đầu mối quản lý đội ngũ giáo viên, phân cấp cụ thể và phải đào tạo theo một cơ chế đặt hàng phù hợp.
Ví dụ Bộ đặt hàng các trường đại học trọng điểm đào tạo giáo viên trung học phổ thông, bồi dưỡng giảng viên của các trường sư phạm, bồi dưỡng giảng viên cho giáo viên nòng cốt.
Còn Ủy ban nhân dân các tình đặt hàng các trường cao đẳng sư phạm và các trường này có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các bậc học thấp hơn (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), bồi dưỡng giáo viên địa phương.
Theo Tinmoi24.vn
Đề xuất chế độ đãi ngộ giáo viên ngang bằng với công an, quân đội
Phải xem đội ngũ nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ đặc biệt (như quân đội, công an,...) để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm...
ảnh minh họa
Theo UBND TPHCM, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố là đơn vị luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, tích cực, sáng tạo, năng động, mạnh dạn thí điểm nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp nhân lực cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố cũng như cả nước.Nhiều Đề án, Chương trình có tính đột phá đã được Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đem lại hiệu quả tích cực như: chương trình "Nhà ở cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo thành phố"; chương trình "Dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam", các Đề án "Thẻ học đường thông minh - Thẻ SSC", "Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp thành phố"; "Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách đối với viên chức y tế trường học"; "Mô hình trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập quốc tế"; "Đề án Xóa mù chữ"; "Xây dựng Xã hội học tập"; "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường".
Về luật giáo dục, UBND TPHCM cho rằng còn nhiều bất cập. Cụ thể, Luật Giáo dục định nghĩa "Nhà giáo" không bao gồm các cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy, gây khó khăn khi điều chuyển, bổ nhiệm các nhà giáo giỏi về công tác tại các đơn vị quản lý giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo). Việc triển khai thực hiện một số mô hình thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh như mô hình "trường tiên tiến, hiện đại theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế", "trường tự chủ",... chưa được quy định trong Luật Giáo dục nên gặp khó khăn (các trường theo mô hình tiên tiến phải đóng thuế).
Cũng theo UBND TPHCM, cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể như định hướng mở trong biên chế năm học (thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay); cơ cấu giờ, tiết học cũng linh hoạt (học 1 buổi, 2 buổi hoặc học cả ngày) để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương; cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương; Nhằm đảm bảo mục tiêu học tập suốt đời, tăng tính phân luồng, bên cạnh hệ thống trường năng khiếu về thể dục thể thao, cần xây dựng hệ thống các trường chuyên về thẩm mỹ, nhạc, họa,... giúp đào tạo chuyên sâu từ nhỏ cho những học sinh sớm bộc lộ năng khiếu. Đồng thời, nghiên cứu thêm các quy định để học sinh nước ngoài có thể học tập chương trình phổ thông của Việt Nam tại các trường công lập.
Đặc biệt, UBND TPHCM đề nghị bổ sung Khoản 1 Điều 70, cụ thể: "Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác hoặc đã có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác". Đồng thời, phải xem đội ngũ nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ đặc biệt (như quân đội, công an,...) để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm.Cho phép các địa phương có quy mô lớn bổ sung hệ thống trường bồi dưỡng giáo dục làm công tác bồi dưỡng định kỳ 5 năm, phục vụ việc sàng lọc, nâng cao trình độ giáo viên và thích ứng với sự thay đổi. Cần nâng chuẩn theo quy định của giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học tối thiểu có bằng tốt nghiệp Cao đẳng.
Theo TPO
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn Từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì "giá" của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì... Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) Tại hội thảo khoa học Tác động chính sách miễn...