Thủ khoa khối D1 Nguyễn Thị Trà My: Coi áp lực là thềm đá nâng bước thành công
Tại Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Đan Phượng khóa IV, nhiệm kỳ 2019 – 2024, nữ Thủ khoa khối D1 toàn quốc năm 2019 – Nguyễn Thị Trà My (cựu học sinh lớp 12A1, khóa 20, trường THPT Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã chia sẻ kinh nghiệm để đạt kết quả cao trong học tập.
Nguyễn Thị Trà My chia sẻ tại đại hội
Trà My chia sẻ, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 vừa qua, cô may mắn được trở thành thủ khoa toàn quốc khối D1, bởi bên cạnh cô luôn có sự quan tâm động viên rất lớn từ gia đình và hơn hết khi được học với rất nhiều thầy cô giáo giỏi, tâm huyết.
Nữ Thủ khoa cho rằng, chính sự chỉ dạy, truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy cô đã giúp mình có được thành quả như ngày hôm nay. Được đồng hành cùng với các thầy cô trong suốt quá trình ôn luyện chính là may mắn lớn nhất mà cô có được.
Chia sẻ kinh nghiệm học tập, Nguyễn Thị Trà My cho hay, trước tiên, các bạn hãy căn cứ vào sở thích, nguyện vọng, khả năng của bản thân để có định hướng trong việc chọn ngành nghề. Sau đó, các bạn nên tìm hiểu xem những trường nào đào tạo ngành nghề ấy, tham khảo mức điểm tuyển sinh của nhà trường trong một số năm gần nhất. Rồi xây dựng mục tiêu cụ thể trong việc học tập để phấn đấu.
Các bạn nên tìm đến những thầy cô mà cảm thấy phù hợp về phương pháp giảng dạy để đồng hành trong suốt chặng đường ôn luyện, bởi “không thầy đố mày làm nên”.
Không nhất thiết phải cứng nhắc mà hãy cứ linh hoạt trong cách học, thời gian học. để từ đó tìm ra phương pháp mà mình thấy hiệu quả và phù hợp với bản thân nhất.
Video đang HOT
Không nên có tư tưởng học tủ, học lệch hay suy nghĩ lấy môn mình học tốt để gánh điểm cho môn kém mà các bạn hãy cố gắng học thật đều những môn trong khối thi đại học của mình.
Bên cạnh việc học tập, các bạn nên tích lũy kỹ năng sống cho bản thân thông qua những việc như: làm việc nhà giúp bố mẹ, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp…
Hãy cứ thật quyết tâm cứ cố gắng, chăm chỉ, cần mẫn mỗi ngày, các bạn chắc chắn sẽ đạt được kết quả như bản thân mong muốn. Một khi đã cố gắng hết sức, đã nỗ lực hết mình thì cho dù kết quả có thế nào đi chăng nữa bạn cũng sẽ không phải hối hận hay nuối tiếc.
Áp lực là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ sĩ tử nào nhưng các bạn hãy biến áp lực thành hành động để có thêm ý chí nghị lực phấn đấu. Đừng coi áp lực là những tảng đá ngáng đường mà hãy coi đó là thềm đá nâng bước ta đi đến thành công.
BÌNH MINH
Theo tuoitrethudo
Nơi học sinh cảm nhận hạnh phúc
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay học sinh vẫn chưa thực sự hạnh phúc khi đến trường do gặp phải rất nhiều áp lực.
Đã đến lúc các nhà trường, thầy cô giáo cần thay đổi để chung tay xây dựng trường học hạnh phúc, nơi mà học sinh cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường để từ đó phát triển năng lực và phẩm chất của bản thân.
Sinh viên ngành KHXH&NV trong các hoạt động xã hội. Ảnh: Đức Chiêm
Không hạnh phúc trong thời gian ôn thi
PGS.TS Nguyễn Văn Lượt - giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) cho biết: Mới đây, ông cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài "Cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh THPT", khảo sát 253 học sinh THPT về cảm nhận hạnh phúc ở trường học. Cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh được nghiên cứu qua 4 khía cạnh: Điều kiện trường học, các mối quan hệ ở trường học, sự tự hoàn thiện bản thân và vấn đề sức khỏe ở trường học.
Theo nhóm nghiên cứu, nhìn chung, phần lớn học sinh vẫn chưa cảm thấy hài lòng với các điều kiện học tập ở trường. Trong đó, các khía cạnh học sinh ít hài lòng nhất là tiếng ồn, môi trường học tập căng thẳng.
Qua phỏng vấn một số học sinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khối 12 có mức độ hạnh phúc thấp hơn là do sắp phải bước vào Kỳ thi THPT quốc gia. Cho rằng áp lực thi cử là rất lớn khiến các em cảm thấy mệt mỏi. Hậu quả của việc phải tập trung ôn thi là "đến lớp mà thấy trong lớp có ít học sinh, các bạn gục mặt xuống bàn hết làm em cảm thấy tinh thần đi xuống". Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực "sắp phải xa nhau" cũng khiến nhiều bạn không cảm thấy hạnh phúc.
Lý giải về việc không hài lòng với điều kiện học tập tại trường, một học sinh nữ lớp 11 cho rằng: "Nhiều khi em cảm thấy giống như là mình không thuộc về nơi này, áp lực từ nhiều phía, áp lực phải thành công, suôn sẻ ở mọi việc, mà mình không đạt được điều đó, cảm thấy mình không cố gắng đủ".
Mối quan hệ với thầy cô cũng bị ảnh hưởng khi "trước kia, các thầy cô bày nhiều trò cho lớp như cho lớp thuyết trình, bài tập nhóm thi đua vừa học vừa chơi" còn vào thời gian ôn thi thì "thầy cô hầu hết là đưa đề cho lớp làm, giảng lại chỗ khó hiểu, nhắc lại kiến thức cũ".
"Nhà vệ sinh ở trường học" cũng là khía cạnh có sự hài lòng ở mức thấp mà học sinh đánh giá là có ảnh hưởng tới việc học tập của các em ở trường. Nhiều học sinh cho rằng, phòng vệ sinh ở trường bốc mùi rất khó chịu, nếu không cần thiết lắm thì các em sẽ không vào đó.
Sự quan tâm của thầy cô giúp học sinh hạnh phúc
Theo ông Nguyễn Văn Lượt, trong các khía cạnh về cảm nhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trường học. Nhìn chung học sinh cảm thấy không bị bắt nạt ở trường học; hòa thuận với bạn học; giáo viên quan tâm đến học sinh.
Có những ý kiến phỏng vấn sâu đồng tình về điều này như: "Cô dạy Toán nhưng lại dạy lớp em về cách làm người, về chân - thiện - mỹ rất nhiều. Cô quan tâm không chỉ đến việc học trên lớp mà còn cả hoàn cảnh gia đình của chúng em, tôn trọng ý kiến của học sinh và luôn sát bên học sinh. Cô là người mẹ hiền của cả lớp".
Một học sinh lớp 12 cho biết: "Em thấy tình cảm thầy cô dành cho học trò là rất thật. Điều đó làm chúng em tự tin hơn và cảm thấy mình được yêu thương, luôn có người bên cạnh quan tâm và động viên giúp em vượt qua áp lực thi cử, có tinh thần lạc quan hơn".
Trong nhóm cách thức tự hoàn thiện, đáng chú ý nhất là mệnh đề "tìm kiếm sự trợ giúp từ nhà trường khi gặp vấn đề về học tập". Mặc dù học sinh đánh giá trường học tạo điều kiện cho các em phát triển bản thân nhưng các em lại rất hạn chế tìm kiếm sự trợ giúp từ phía nhà trường.
Nguyên nhân của điều này có thể do tâm lý ngại ngùng của các em như chia sẻ của một học sinh nữ lớp 11: "Em tự giải quyết hoặc tìm đến bạn bè của mình. Vì em thấy rất khó khăn để nói chuyện với cha mẹ hoặc thầy cô".
Về khía cạnh sức khỏe, vấn đề các em thường gặp phải là khó ngủ, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi.
Một học sinh nữ lớp 12 chia sẻ: "Hầu hết mấy môn học không phải thi đại học thì dạy hết chương trình các thầy cô cho lớp tự do hoạt động, yêu cầu không được mất trật tự ảnh hưởng đến lớp khác, các bạn luyện đề môn thi, trò chuyện với nhau hay có bạn ngủ trong những tiết đó".
Theo nhóm nghiên cứu, nhìn chung cảm nhận hạnh phúc ở trường học của nhóm nghiên cứu này ở mức dưới trung bình. Trong các khía cạnh về cảm nhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trường học.
Có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ về cảm nhận hạnh phúc ở trường học nói chung và ở khía cạnh "điều kiện ở trường học" và "sức khỏe ở trường học" nhưng không có sự khác biệt ở các khía cạnh "phát triển bản thân" và "mối quan hệ trong trường học". Cùng với đó, nhóm học sinh khối 10 báo cáo điểm số về cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với nhóm học sinh lớp 11, 12.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Con đường đến kỳ tích "Thủ khoa toàn quốc" khối D03 của cô gái Vĩnh Phúc Với tổng điểm 27,25 (Ngữ văn: 8,25; Toán: 9,2; Tiếng Pháp: 9,8), Nguyễn Thùy Lê - học sinh lớp 12A9, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối D03 cao nhất nước. Cô thủ khoa khối D03 năm 2019 Nguyễn Thùy Lê (đứng thứ 2, từ phải sang). Cô thủ khoa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vinicius thua cược khi đá hỏng 11 m
Sao thể thao
12:01:50 06/04/2025
Bước sang tháng 5, 4 con giáp này đón tin vui lớn từ Thần Tài, tiền bạc lẫn công danh thi nhau đến cửa
Trắc nghiệm
11:52:09 06/04/2025
Chồng mỹ nhân hot nhất màn ảnh dính phốt nhắn tin gạ gẫm bạn diễn, cú twist 180 độ khiến dân tình ngã ngửa
Sao châu á
11:46:49 06/04/2025
Chồng cũ Katy Perry bị truy tố về tội hiếp dâm
Sao âu mỹ
11:37:17 06/04/2025
Quần ống rộng, quần jeans xanh... những chiếc quần thời thượng của mùa nắng
Thời trang
11:32:56 06/04/2025
Từ Vietnam Idol đến "Địa đạo": Diễm Hằng Lamoon lột xác ấn tượng trên màn ảnh
Hậu trường phim
11:21:11 06/04/2025
Những chặng đường bụi bặm: Phỏm là con nhà gia thế?
Phim việt
10:25:52 06/04/2025
Bị netizen hiểu lầm là "cựu chiến binh 70 tuổi đã ra đi" vì viết lời quá hay, một nhạc sĩ phải lên tiếng đính chính
Nhạc việt
10:21:33 06/04/2025
Sai lầm cần tránh trước khi tập thể dục
Sức khỏe
10:03:42 06/04/2025
Bước vào tuổi trung niên, dì tôi đã tiết kiệm được 1 tỷ đồng trong 5 năm nhờ áp dụng 6 nguyên tắc này!
Sáng tạo
10:02:57 06/04/2025