Thủ khoa khối B mơ làm bác sĩ
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016, niềm vui đến bất ngờ với cậu trò nghèo Vũ Văn Định khi đạt 28,05 điểm (Toán 9,25, Hóa học 9,2, Sinh học 9,6).
Định trở thành thủ khoa khối B của tỉnh Bắc Giang. Nhưng ít ai biết rằng, cậu đã phải dùng wifi “chùa”, máy tính cũ kỹ suốt những năm cấp III để có được thành tích ấy.
Hiện tại Vũ Văn Định ở với gia đình trong một căn nhà cấp 4 tại thôn Thạch Xá, xã Yên Lư, Yên Dũng, Bắc Giang. Căn nhà theo bố của Định, ông Vũ Văn Thành cho biết, được xây dựng từ năm 1982, nhiều hơn tuổi của Định.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mở cửa sổ ra để lấy chút ánh sáng chụp ảnh thì ông Thành phải cẩn thận ra vừa mở, vừa như đỡ lấy cánh cửa sổ đã mục nát vì sợ… rơi. Phòng học và đồng thời cũng là phòng ngủ của Định thì lại nằm trong nhà… bếp, xung quanh vẫn đầy những nồi niêu, xoong chảo, mắm muối.
Bàn học của Định được sắp xếp khá gọn gàng, tuy nhiên chúng tôi bất ngờ bởi có một thiết bị khá kỳ lạ được nối vào máy tính của Định. Đó là một chiếc ăng-ten được tháo ra từ một chiếc modem wifi, buộc vào chiếc que tre nhỏ, màu đen, để lẫn trong hộp bút đã cũ của cậu học trò. Một sợi dây điện nhỏ hai màu được nối từ thiết bị này với chiếc máy tính của Định.
Vũ Văn Định. Ảnh: Tiền Phong.
Em giải thích, đó là thiết bị “bắt” wifi của em. Mà wifi mà em đang dùng cũng là của một người hàng xóm cách đó mấy nhà: “Nhưng gia đình họ đi vắng ban ngày nên chỉ có tối họ mới bật lên, lúc đó em mới có mạng để dùng”, Định giải thích.
Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi Định cắm điện rồi dùng tay nối hai sợi dây thò ra ngoài chiếc máy tính đã mất hết nắp bên ngoài. Chỉ nghe tiếng “xoẹt” rồi chiếc máy tính được khởi động, màn hình bật sáng. Định cho biết, chiếc máy tính này do một người chú tặng từ năm lớp 11. Dù chạy chậm và nhiều lần phải sửa chữa nhưng giúp em rất nhiều trong việc học.
Video đang HOT
Từ khi có chiếc máy tính này, Định bắt đầu có thêm nhiều cơ hội “cọ xát” với các thể loại toán trên mạng mà cậu “down” về. Cũng nhờ có thiết bị này mà Định lập được tài khoản Facebook.
“Em cũng chỉ vào Facebook để lập nhóm, chia sẻ nhau những dạng bài tập chứ không biết chát chít nhiều”, Định cho biết. Đặc biệt, trong suốt những năm học cấp III, Định không tham gia bất kỳ một lớp học thêm nào. Với em, học ở trường với các thầy cô giáo giỏi đã có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi rồi.
Mặc dù nhà nghèo nhưng thành tích của Định đáng nể: Giải Nhất toán cấp tỉnh năm lớp 11, giải Nhì toán cấp tỉnh, huy chương Vàng giải Toán trên máy tính cầm tay năm lớp 12 cấp tỉnh và huy chương Đồng cấp quốc gia. Định cũng tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, đứng thứ 6 trong danh sách trúng tuyển. Về kỳ thi THPT quốc gia, với số điểm như trên, Định xếp thứ 27 của khối B toàn quốc.
Mẹ Định hiện làm công nhân của một nhà máy may, còn bố làm nghề thợ xây. Gia đình Định hiện vẫn đang là hộ nghèo của xã Yên Lư. Định chia sẻ: “Em đã đăng ký vào Đại học Y Hà Nội. Trong thời gian học ở trường, em cũng tính toán đi làm thêm hoặc gia sư để kiếm tiền phụ đỡ bố mẹ và cũng để mình có thêm tiền để tiếp tục học trở thành một bác sĩ giỏi trong tương lai”.
Theo Nguyễn Trường/Tiền phong
Mổ nhầm chân: Không biên chế bệnh viện vẫn cầm dao mổ
Sự cố mổ nhầm chân tại bệnh viện Việt Đức khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao bác sĩ không thuộc biên chế của bệnh viện vẫn được mổ cho bệnh nhân?
Sai sót mổ nhầm chân trái thành phải cho bệnh nhân trưa 19/7 là một sự cố hy hữu tại bệnh viện lớn như Việt Đức.
Phẫu thuật viên chính - BS Phan Văn Hậu đã bị tạm đình chỉ hoạt động chuyên môn. BS Hậu hiện công tác tại ĐH Y Hà Nội, không thuộc biên chế của bệnh viện Việt Đức.
Theo GS.TS Trần Bình Giang, Phó giám đốc bệnh viện, sở dĩ BS Hậu được mổ tại bệnh viện do giữa trường ĐH Y Hà Nội với các bệnh viện lớn có cơ chế phối hợp với nhau.
GS Trần Bình Giang trong buổi họp sau sự cố mổ nhầm chân
Cụ thể, bệnh viện Việt Đức ra đời ngay sau khi trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của ĐH Y Hà Nội) được thành lập, trở thành bệnh viện thực hành của trường y khoa. Thời điểm đó, BS Yersin vừa là Hiệu trưởng nhà trường, vừa là Giám đốc bệnh viện.
Sau Việt Đức, các bệnh viện khác như Bạch Mai, Mắt Trung ương, Phụ sản Trung ương... cũng đều trở thành cơ sở thực hành của ĐH Y Hà Nội.
"Cán bộ của bệnh viện với cán bộ của nhà trường gần như hòa với nhau. Các bộ môn và các khoa phòng trong bệnh viện đều có sự đan xen, làm việc ở bệnh viện nhưng vẫn là cán bộ giảng dạy của nhà trường và ngược lại", GS Giang giải thích.
GS Giang dẫn chứng, trước đây, GS Nguyễn Trinh Cơ, Hiệu trưởng ĐH Y đồng thời là Phó giám đốc bệnh viện Việt Đức, GS Tôn Thất Tùng là Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đồng thời là chủ nhiệm bộ môn Ngoại. trường ĐH Y...
Theo truyền thống đó, rất nhiều cán bộ ĐH Y, chủ yếu tại 3 bộ môn: Ngoại, Gây mê hồi sức; Chẩn đoán hình ảnh cũng vẫn đang làm kiêm nhiệm tại bệnh viện Việt Đức.
Đơn cử PGS.TS Phạm Đức Huấn vừa là chủ nhiệm bộ môn Ngoại, đồng thời là trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Việt Đức; PGS.TS Nguyễn Duy Huề vừa là chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh vừa là trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện; PGS.TS Nguyễn Hữu Ước vừa là trưởng khoa Can thiệp tim mạch của Việt Đức, vừa là Phó chủ nhiệm bộ môn Tim mạch; Phó chủ nhiệm bộ môn gây mê hồi sức, PGS.TS Trịnh Văn Đồng là Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức của bệnh viện...
GS Giang cho biết, về mặt biên chế, những cán bộ này thuộc ĐH Y Hà Nội và được nhà trường trả lương nhưng làm việc bên bệnh viện là chính, khi có giờ sẽ sang trường giảng dạy.
Hiện mỗi năm bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hơn 2.500 sinh viên trường y về học và thực hành.
"Không thuộc biên chế nhưng họ làm việc như một cán bộ chuyên môn của bệnh viện, thậm chí tham gia công tác lãnh đạo của bệnh viện. Như trước đây GS Hà Văn Quyết, trưởng bộ môn Ngoại là Phó giám đốc bệnh viện. Vừa rồi chúng tôi cũng bổ nhiệm PGS Long làm Phó giám đốc trung tâm đào tạo", GS Giang chia sẻ.
Bệnh nhân bị mổ nhầm chân Trần Văn Thảo đang điều trị tại bệnh viện
Những bệnh viện lớn khác như Bạch Mai cũng tương tự. Ví dụ GS Nguyễn Minh Thông là Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh đồng thời là Phó giám đốc của bệnh viện; GS Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc bệnh viện, Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia là trưởng bộ môn Tim mạch; GS Nguyễn Lân Việt trước đây là Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội đồng thời là Viện trưởng Viện Tim mạch...
"Do đó biên chế hay không biên chế không quan trọng. Quan trọng là năng lực và hiệu quả làm việc như thế nào", GS Giang nói. Ông cho biết, trước khi cử cán bộ đến bệnh viện làm việc, nhà trường sẽ ký quyết định, sau đó bệnh viện sẽ tiếp nhận.
Về BS Hậu, GS Giang cho biết đã làm việc tại Bệnh viện Việt Đức được hơn 5 năm, là bác sĩ có năng lực, đã thực hiện mổ nhiều ca khó.
"Vì kiêm nhiệm như thế nên ngay khi sai sót xảy ra, bệnh viện đã tự nhận lỗi, tự nhận trách nhiệm hoàn toàn, chúng tôi không bao giờ phủi trách nhiệm đổ cho nhà trường hay không thuộc biên chế", GS Giang nhấn mạnh.
Theo Vietnamnet
Đại học Y Hà Nội nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 1/8 Đại học Y Hà Nội vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học năm 2016. Thí sinh có thể nộp trực tiếp từ ngày 1/8, nộp qua đường bưu điện hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến. Theo thông tin từ trang web của Đại học Y Hà Nội, hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm phiếu đăng...