Thủ khoa khối B kỳ thi THPT Quốc gia: 3 việc sĩ tử cần làm trong thời điểm nước rút
Chàng thủ khoa khối B này còn đưa ra ‘ mẹo hay’ cho các sĩ tử trong trường hợp phải ‘ chọn bừa’ đáp án khi không kịp giờ.
Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về chàng trai đạt 29,15 điểm khối B kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 Nguyễn Tiến Dũng (SN 1998, sinh ra ở xóm Trung Tâm, xã Nghi Ân, TP.Vinh, Nghệ An). 9X từng là thủ khoa khối B trường ĐH Y Hà Nội chuyên ngành Bác sĩ đa khoa 2 năm trước.
Số điểm mà Tiến Dũng đạt được ở tổ hợp khối B là Toán: 9,75; Hóa: 9,8; Sinh: 9,6. Ngoài ra ở tổ hợp khối A, Dũng cũng xuất sắc đạt 28,35 điểm với điểm số môn Vật Lý là 8,8.
Chân dung thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Theo chia sẻ của Tiến Dũng, có 3 việc cần làm trong thời điểm ‘nước rút’ này là ôn lại kiến thức, luyện giải nhanh đề thi và kiểm tra lại.
Cụ thể, trước tiên, các thí sinh nên dành ra ít nhất 1-2 buổi ôn lại một lượt sách giáo khoa hoặc vở học và bài giảng của thầy cô để ghi nhớ lại kiến thức một lần nữa.
Về luyện giải nhanh đề thi, tức là luyện làm bài một cách chính xác và tốc độ. Trong đó, tính chính xác là điều được đặt lên hàng đầu. ‘Thử nghĩ xem, nhanh mà ẩu và sai rất nhiều thì còn lại bao nhiêu điểm, làm bài nào cũng chính xác hoàn toàn nhưng làm không kịp thì điểm vẫn cao. Nên nhớ rằng nếu kiến thức mình đã chắc chắn thì việc làm thừa thời gian rất bình thường, ít thì 5 phút, nhiều thì 15-20 phút’ – Dũng cho hay. Song song giữa việc luyện giải đề phải kết hợp cả ôn lại kiến thức. Cụ thể, sau khi làm đề các bạn sẽ biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, dựa vào đó mà ôn lại thật kỹ những phần chưa ổn.
Thứ ba đó là kiểm tra lại. Theo chàng thủ khoa, khi làm bài phải đánh dấu lại những câu chưa chắc chắn để nếu còn thời gian thì kiểm tra lại.
Video đang HOT
Chàng trai quê Nghệ An giành số điểm 29,15 cho tổ hợp khối B
Cách làm bài thi từng môn như thế nào cũng được Tiến Dũng đưa ra lời khuyên tỉ mỉ. Theo Dũng, đề thi gồm 40 câu, 50 phút, đối với môn Sinh học thì khá thoải mái để làm.
Với môn Sinh, anh chàng thủ khoa chia sẻ sĩ tử nên đọc đi đọc lại lý thuyết trong sách giáo khoa để hiểu sâu kiến thức, việc nắm cốt lõi kiến thức mới là điều quan trọng. Để tránh mất điểm phần lý thuyết môn Sinh, bạn nên luyện làm phần này thật nhuần nhuyễn.
Đối với môn Hóa, theo Dũng thì các sĩ tử không cần ngồi học thuộc lòng các công thức mà cần tìm hiểu kỹ bản chất vấn đề rồi làm nhiều bài tập để dễ nhớ công thức hơn. Các nguyên tắc cần nhớ như: Làm nhanh những câu tốt nghiệp, dành thời gian làm những câu khó hơn; tính chính xác luôn nhớ phải đặt lên hàng đầu, làm đến đâu phải đúng đến đó. Đánh dấu những câu chưa chắc chắn hoặc chưa làm được, để nếu còn thời gian thì làm lại.
Dũng còn đưa ra cách khoanh đáp án sao cho chính xác nhất: ‘Nếu làm không kịp thì dựa vào tỷ lệ các đáp án phía trước mà khoanh vào đáp án có số lượng ít nhất thì xác suất trúng cao hơn. Nhưng bình thường có thể loại 50:50 nữa, dựa vào kinh nghiệm làm đề của mỗi người có thể xác định được đáp án đúng’.
Hiện tại, 9X đang theo học năm 2, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, ĐH Y Hà Nội
Chế độ nghỉ ngơi cũng là một điều khá quan trọng khi kỳ thi đang cận kề. Dũng nhấn mạnh, các sĩ tử nên điều chỉnh đồng hồ sinh học để quen với trạng thái làm việc ban ngày thay vì ban đêm. Ngoài ra cần phải ngủ đủ giấc, đúng giờ vào ban đêm, sáng tập dậy sớm để tỉnh táo, sẵn sàng cho những ngày thi cam go.
Theo tiin.vn
Chàng thủ khoa khuyết tật và bí kíp luyện đề tốc lực, giành 30 điểm khối B
Theo Hiếu, vì chỉ còn mấy ngày nữa là kỳ thi THPT Quốc gia nên lúc này, các sĩ tử cần tốc lực làm đề thi thử của những năm trước để nắm vững cách làm bài cũng như rèn luyện tư duy nhanh nhạy, phản ứng kịp thời lúc thi thật.
Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về chàng trai khuyết tật xứ Thanh đạt tuyệt đối 30 điểm khối B kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 Lê Hữu Hiếu (SN 1999, sinh ra ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Hữu Hiếu từng theo học tại trường THPT Yên Định 1 và là thủ khoa đầu vào khối B trường ĐH Y Dược TP.HCM chuyên ngành Bác sĩ đa khoa năm vừa rồi.
Lê Hữu Hiếu - thủ khoa khối B trường ĐH Y Dược TP.HCM chuyên ngành Bác sĩ đa khoa năm 2017
Hữu Hiếu là anh cả trong một gia đình có 3 anh em thuộc hộ cận nghèo. Lúc nhỏ do xảy ra tai nạn đã khiến cho chân trái của Hiếu bị teo cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây khó khăn trong nhiều hoạt động. Nhưng khiếm khuyết không làm giảm đi nghị lực, ý chí vươn lên của chàng trai 9X này.
Hiếu chia sẻ: 'Vì không có điều kiện để học thêm nên mình dành thời gian tự học, tự nghiên cứu ở nhà là chính. Ngoài ra, còn có sự giúp đỡ về tài liệu, hướng dẫn nhiệt tình từ các thầy, cô giáo'.
Chàng thủ khoa khuyết tật của xứ Thanh
Hữu Hiếu bắt đầu chuyển hướng ôn thi khối B từ giữa năm học lớp 11. Ngoài giờ học ở trường, Hiếu dành 4 tiếng mỗi tối để ôn bài, luyện đề thi. Cậu thường tự mày mò tìm tài liệu trên mạng: 'Ở đó là một kho đề và kiến thức rất lớn mà bạn có thể tự học. Ngoài có sẵn đề còn có hẳn đáp án cho bạn đối chiếu. Nếu câu hỏi nào không hiểu, bạn có thể trao đổi với thầy cô mình'.
Theo Hiếu, vì chỉ còn mấy ngày nữa là kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra nên lúc này, các em lớp 12 cần tốc lực làm đề thi thử của những năm trước, các đề thi của các trường THPT trên cả nước, mỗi ngày làm khoảng một đề mỗi môn để nắm vững cách làm bài cũng như tư duy nhanh nhạy, phản ứng kịp thời lúc thi thật.
Những câu nào trong khả năng kiến thức của mình được học và làm qua rồi thì tránh làm sai lần hai, những dạng kiến thức còn yếu và chưa hiểu thì phải dành thời gian bổ sung, ghi chú.
Hữu Hiếu (đứng giữa) nhận bằng khen vì xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa
Đặc biệt, theo lời khuyên của chàng thủ khoa thì khi giải đề thi thử, sĩ tử phải coi như làm bài thi thật bằng cách đặt thời gian đúng giờ, làm hết khả năng và tốc lực có thể để làm sao khi đi thi thật, mình không bị bỡ ngỡ. Hữu Hiếu nói, làm bao đề không quan trọng bằng việc sau khi giải mỗi đề đấy, mình rút ra được điều gì. 'Với những câu hỏi khó, các bạn nên ghi chú lại để sau đó học thêm, hoặc làm quen trong thời gian ngắn giải tối đa được các câu hỏi'.
Nhớ bí kíp luyện thi hiệu quả mà Hữu Hiếu trở thủ khoa đầu vào của trường ĐH Y Dược TP.HCM
Ngoài ra, mỗi tổ hợp thi sẽ có những đặc thù riêng, Hiếu chia sẻ, riêng với khối B, ngoài phần bài tập thì lý thuyết cũng chiếm tỷ lệ điểm khá cao nên các sĩ tử ôn thi cần chú trọng nắm vững kiến thức sách giáo khoa. 'Đừng coi thường và nghĩ kiến thức sách giáo khoa đơn giản, bạn chỉ cần học kỹ, hiểu được lý thuyết thì mới thuận lợi làm bài tập dễ dàng'.
'Tốc độ là quan trọng nhưng việc cần phải cẩn thận, ăn điểm từng câu một, tránh chủ quan mất điểm ở những câu dễ, sĩ tử sẽ nắm chắc ít nhất 80% số điểm' - chàng thủ khoa khẳng định.
Theo tiin.vn
Bí kíp của nữ thủ khoa khối D kỳ thi THPT Quốc gia 2017: Nghe nhạc Baroque? Theo Ngọc Vi, nhạc Baroque không chỉ có giai điệu khá hay mà còn giúp bộ não hoạt động tốt cũng như ghi nhớ nhiều hơn. Tất nhiên, để trở thành thủ khoa thì cần nhiều hơn thế! Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về cô gái đạt 27,95 điểm khối D trong...