Thủ khoa Học viện Tòa án tiết lộ bí quyết để học hứng thú, hiệu quả
Với số điểm tốt nghiệp 3.46/4, chính Phan Huyền Trang cũng bất ngờ khi trở thành thủ khoa đầu ra của Học viện Tòa án.
Theo Phan Huyền Trang, thủ khoa đầu ra năm 2020 của Học viện Tòa án, để đạt được thành công, chúng ta cần tìm ra khao khát từ chính bản thân mình, và khi đã đạt được rồi thì phải tiếp tục đặt ra mục tiêu tiếp theo chứ không được “ngủ quên trên chiến thắng”.
Yêu thích làm Thẩm phán từ nhỏ
Khi còn nhỏ, Huyền Trang có vô tình xem được chương trình “Tòa tuyên án” của VTV, đây cũng là lần đầu tiên cô biết đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Trang tâm sự: “Khi xem chương trình, vị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi ấy đã làm mình rất ấn tượng. Từ trang phục, phong thái uy nghiêm đến kiến thức rộng lớn làm mình rất ngưỡng mộ. Từ hôm đó mình chưa bỏ qua bất kì tập nào của chương trình “Tòa tuyên án”.
Trang đặt ra mục tiêu cho mình phải thật cố gắng để trở thành cô sinh viên của Trường đại học Luật Hà Nội. Nuôi dưỡng niềm đam mê, Trang tìm rất nhiều sách và tài liệu liên quan đến Luật.
Trang chia sẻ, hồi nhỏ cô rất ít đọc sách, thậm chí là không đọc vì rất lười, nhưng từ khi tìm được niềm đam mê của mình, việc đọc sách đối với Trang chưa bao giờ thú vị như vậy.
Đến năm lớp 12, Trang được biết Học viện Tòa án tuyển sinh khóa đầu tiên, cô vui mừng khôn xiết, “giống như định mệnh vậy, đúng năm mình thi đại học thì Học viện Tòa án bắt được thành lập, bạn không thể tượng tượng được cảm xúc của mình khi đó đâu, vui hơn khi biết mình đạt học sinh Giỏi hay bất cứ danh hiệu nào”.
Từ đó Huyền Trang càng nỗ lực hơn để đi đến mục tiêu của mình. Trang tin rằng đây chính là cơ hội mở ra cho mình, và mình chỉ cần cố gắng nữa thôi, sự cố gắng giống như một chất xúc tác để Trang có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Quả thực là như vậy, nhờ sự chăm chỉ cùng với niềm đam mê Trang đã thi đỗ vào Học viện Tòa án với số điểm 28 trong niềm vui và tự hào của gia đình.
Huyền Trang trong lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Phải luôn luôn đặt ra mục tiêu cho bản thân
Đỗ vào Học viện Tòa án chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ của mình, Trang luôn hiểu điều đó. Chính vì vậy khi mới đặt chân vào trường cô đã tự đặt ra mục tiêu cho từng năm học và mục tiêu của bốn năm học.
“Việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, vì mình từng là người chỉ biết sống hôm nay không nghĩ đến ngày mai.
Khi bản thân không có mục tiêu tức là không có phương hướng, mà khi bạn không có phương hướng thì mọi thứ bạn làm đều không có ý nghĩa cho tương lai”, Trang nói.
Huyền Trang không đặt ra mục tiêu phải trở thành thủ khoa đầu ra của trường, Trang đặt ra mục tiêu trở thành một người tự tin với ước mơ của mình, tự tin với những kiến thức mình đã lĩnh hội được.
“Thứ nhất đó là làm sao lĩnh hội được tốt nhất, hiệu quả nhất những kiến thức được học tại đây.
Hơn nữa là rèn luyện, khám phá năng lực của bản thân trong các hoạt động của Học viện cũng như bên ngoài từ đó có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Video đang HOT
Bởi trước đây tôi khá là trầm, do đó tôi thiếu nhiều kỹ năng mềm, sự trải nghiệm bên ngoài trang sách.
Trong khi đó, muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào thì ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc thì cần phải trau dồi thêm kinh nghiệm sống, các kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng”, Trang cho biết.
Song song với đặt ra mục tiêu là quá trình thực hiện, đó là phương pháp học. Trang không ngại hỏi thầy cô, các anh chị đi trước, và cũng đã thất bại nhiều lần vì không hiệu quả.
Đối với Trang, việc đặt ra mục tiêu cho bản thân rất quan trọng, nếu không có mục tiêu, bạn sẽ mất phương hướng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Qua một quá trình học hỏi và tìm hiểu, Trang rút ra được nhiều kinh nghiệm: “Mỗi người sẽ phù hợp với từng phương pháp học khác nhau nên mình đã góp nhặt những điều tôi cảm thấy ổn và thích hợp để học tập.
Theo tôi nghĩ sự quan trọng trong việc tạo ra cảm hứng để học tập là điều quan trọng, bạn có thể tạo cho mình một không gian học tập thoải mái nhất, thay đổi cách học độc lập thành học nhóm để có thể thúc đẩy nhau học tập, tăng khả năng làm việc nhóm, nhiều lúc căng thẳng trong học tập thì mình làm những công việc đơn giản như trình bày sắp xếp kiến thức mình học, sử dụng mind map ( bản đồ tư duy) hoặc một cách trình bày khác với đa dạng hình khối, màu sắc tránh đơn điệu cũng đem lại cảm hứng và hiệu quả trong học tập”.
Trang nhấn mạnh thêm, việc lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp thực sự là cách học mà giúp Trang nhớ rất lâu và lĩnh hội được những kiến thức thực tế nằm ngoài cuốn giáo trình đang học.
Ngoài thời gian học trên lớp, nữ sinh cũng dành thời gian để tham gia các hoạt động của trường như các câu lạc bộ, các phong trào mà trường tổ chức. Trang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Học thuật của trường và cũng là chủ nhiệm đầu tiên.
Theo Huyền Trang, những hoạt động này giúp chúng ta có cơ hội phát hiện nhiều khả năng mới về bản thân, tự tin hơn khi đứng trước đám đông, bên cạnh đó giúp mình tăng thêm các mối quan hệ trong và ngoài trường. Hơn nữa nó còn là phương pháp hiệu quả để bộc lộ tính cách, cá tính cá nhân.
Huyền Trang trong vai trò là Trưởng Ban tổ chức của cuộc thi Hùng biện “Sharp in speed” (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
“Vượt chướng ngại vật” để “về đích” thành công
Chính Huyền Trang cũng bất ngờ về thành tích thủ khoa đầu ra của mình.
Trang chia sẻ: “Thật sự là bất ngờ, đến bây giờ mình vẫn cảm thấy lạ lẫm với danh hiệu này. Bởi đối với mình thủ khoa của một trường đại học nó có một cái gì đó xa cách và rất khó để mình có thể đạt được. Nó giống như “Điều ước thứ bảy” xảy đến với mình vậy thật bất ngờ và có cả hạnh phúc nữa”.
Nhưng không có điều bất ngờ nào tự nhiên mà đến, đó là cả một quá trình rèn luyện và cố gắng.
Trang chia sẻ, những môn về Luật chung, có thể sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng khi đã hiểu được cơ bản thì cần phải xuất sắc “vượt chướng ngại vật”, đây chính là thời gian quan trọng để đánh giá thành tích học tập của cá nhân.
“Thầy cô luôn là “thư viện” hữu ích nhất, sẽ không có giảng viên nào từ chối khi các bạn hỏi bài. Những kiến thức và kinh nghiệm từ bậc thầy luôn quý giá mà không sách vở nào mang lại cho chúng ta được”, Trang tiết lộ.
Về chiến thuật “vượt rào”, nữ sinh này cho biết phương pháp chủ yếu của cô là học theo bản đồ tư duy.
Vì những vấn đề liên quan đến luật không thể sai sót được, cho dù là chi tiết nhỏ nhất.
Phương pháp này giúp chúng ta nhớ lâu, nhớ những chi tiết quan trọng. Trang còn bật mí thêm, nên dùng nhiều màu sắc để dễ hình dung, đặc biệt là những màu sắc bản thân yêu thích.
Hiện nay, Huyền Trang đang tiếp tục học lên Thạc sĩ để trau dồi và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện ước mơ của mình.
Trang nói: “Từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ mình vẫn luôn muốn trở thành một người cán bộ Tòa án tốt. Và làm việc dù ở bất kỳ vị trí nào miễn là sống một cách trách nhiệm và có ích cho xã hội”.
Những cú trượt và hành trình 'làm lại từ đầu' của thủ khoa kép ĐH Giao thông
Vượt qua cú trượt dài những năm cấp 2 khi luôn là học sinh 'đội sổ', Bảo Lâm tiếp tục gặp phải nỗi ám ảnh khi trở thành thủ khoa đầu vào với mác 'con nhà nòi' ở ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội...
Kết quả, Nguyễn Bảo Lâm (1997) đã trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Bốn năm sau, cậu cũng xuất sắc đoạt danh hiệu thủ khoa đầu ra và được giữ lại làm giảng viên của trường.
Từ bỏ trường chuyên
Sinh ra trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo, Lâm tự nhận bản thân có phần may mắn nhưng cũng là áp lực khi bố mẹ luôn đồng hành cùng mình trong việc học.
"Em hay đùa với các bạn rằng, trong suốt 12 năm đi học, nếu như mỗi kỳ các bạn chỉ có một lần họp phụ huynh thì với em, dường như ngày nào cũng thế".
Cấp 2 phải học trong môi trường quá sức với "toàn bạn giỏi", Lâm cho biết bản thân luôn phải gồng mình lên với cường độ học tập cao.
"Nhưng càng áp lực, em càng cảm thấy bản thân học không vào. Hồi đó em giống như một học sinh cá biệt, là thành phần xếp cuối của lớp với học lực kém. Xung quanh em, các bạn đều học đội tuyển và là học sinh cưng của thầy cô. Em cảm thấy các bạn đều không muốn chơi với mình", Lâm nói.
Quãng thời gian đó với Lâm giống như một cú trượt dài mà dù có cố gắng như thế nào cũng "không ăn thua".
Nguyễn Bảo Lâm (1997) là thủ khoa kép của Trường ĐH Giao thông Vận tải
Thời điểm sắp thi cấp 3, khi các bạn trong lớp mải mê ôn luyện vào trường chuyên lớp chọn, Lâm lại được cô giáo khuyên nên theo một ngôi trường bình thường.
"Lúc đó, mẹ khuyên em nên giữ một tinh thần tốt và phải tin vào bản thân. Sau này em mới thấy biết ơn vì mẹ đã giúp em nhận ra mình không kém cỏi đến như thế" - Lâm nói.
Lâm chọn thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Ngoại ngữ và Sư phạm. Kết quả, cậu đỗ vào cả hai trường.
"Khi ấy em đã thực sự cởi bỏ được mặc cảm".
Song, mặc dù đỗ vào hai ngôi trường "hot" của Hà Nội, Lâm vẫn quyết định từ bỏ.
"Em sợ rằng khi học trường chuyên, sự áp lực lại lấn át những thứ khác khiến em không có cơ hội phát triển. Từ những trải nghiệm của năm cấp 2, em không muốn đi theo con đường như thế nữa".
Trong những năm cấp 3, kết quả học tập của Lâm khá hơn rất nhiều. Cậu đã đoạt nhiều giải thưởng cấp quận, thành phố trong bộ môn tiếng Anh ở giai đoạn này.
Áp lực từ mác "con nhà nòi"
Có bố là giảng viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, ông nội là một trong những tổng công trình sư đầu tiên của Việt Nam và cũng là người chỉ huy xây dựng cầu Hàm Rồng, cầu Thăng Long, Lâm luôn cảm thấy tự hào và muốn tiếp bước truyền thống gia đình.
Vì vậy, cậu quyết định đăng ký vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Năm ấy, Bảo Lâm trở thành thủ khoa đầu vào toàn trường.
Nhưng chính danh hiệu này và mác "con nhà nòi" lại một lần nữa khiến Lâm cảm thấy áp lực. Cuối năm học đầu tiên, cậu mệt mỏi khi phải đối diện với những sự nghi hoặc của người khác về năng lực của mình. Lâm chán nản và bắt đầu trốn tiết.
Suốt hai tháng như thế đủ để nam sinh nhận ra mình gần như không còn hiểu thầy cô nói gì nữa. Nỗi ám ảnh của những năm cấp 2 ùa về khiến Lâm quyết định quay trở lại việc học.
"Lần này, thay vì bị chi phối, em quyết tâm biến chính áp lực đó thành động lực và mục tiêu. Nếu các bạn cố gắng 1, em phải cố gắng gấp 10 để tự khẳng định mình và đập tan mọi sự nghi hoặc của người khác".
Nam sinh luôn tận dụng thời gian để học từ các thầy cô và những người bạn. "Học xong trên lớp, em lại rủ các bạn tới thư viện vì mỗi bạn có phương pháp khác nhau để mình có thể học hỏi. Trước mỗi kỳ thi, em luôn vạch ra kế hoạch tỉ mỉ về mục tiêu, nhiệm vụ từng ngày".
Chỉ 2 tuần, Lâm đã bắt kịp các bạn và đạt điểm số 3,97/4 sau khi kết thúc năm thứ nhất.
Lâm được vinh danh tại Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2020
Năm thứ 3, cậu là đại diện của trường sang Nhật Bản 1 tuần để giao lưu, học hỏi và tham quan các cơ sở nghiên cứu của nước bạn. Đến năm thứ 4, cậu tiếp tục được cử sang Nhật, tham gia vào hội thảo quốc tế do hội kỹ sư Nhật Bản tổ chức.
"Đây là hội thảo thường niên và là nơi các kỹ sư đến từ những nước khác nhau có thể công bố các nghiên cứu mới và trao đổi chuyên môn. Em được đại diện Việt Nam đứng lên phát biểu về nội dung liên quan đến các dạng hư hỏng của cầu bê tông cốt thép. Những chuyến đi này đã nhen nhóm cho em mục tiêu sẽ đặt chân tới nước Nhật để tiếp tục học cao lên".
Sau 4,5 năm học, Lâm tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông Vận tải với điểm số 3,82/4 và trở thành thủ khoa đầu ra của trường. Từ bỏ những cơ hội việc làm tốt, Lâm quyết định tiếp tục học cao hơn với mong muốn được làm công tác giảng dạy để chia sẻ vốn kiến thức của mình với các bạn sinh viên.
"Em nghĩ lợi thế của mình là hiểu được môn học này khô khan ở chỗ nào và khắc phục ra sao. Em rất muốn được chia sẻ và giúp đỡ sinh viên vượt qua những điều đó".
Hiện tại, Lâm đang là giảng viên thỉnh giảng môn Vật liệu xây dựng của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Ngày đầu tiên ra mắt bộ môn và giảng dạy thử, đứng trước hơn 10 giảng viên của khoa, Lâm cảm thấy dù bản thân có chuẩn bị kỹ càng đến đâu vẫn là không đủ.
"Trước đây khi còn là sinh viên, dù em có nói sai, thầy cô vẫn có thể châm chước. Nhưng giờ đã là đồng nghiệp, em cần phải giữ cho mình thái độ nghiêm túc hơn ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất như không được đến muộn".
Thủ khoa Kinh tế quốc dân: Đừng để quãng đời sinh viên chỉ "cắm đầu vào học" Tốt nghiệp với số điểm 3,92/4, Trần Diệu Hương trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đợt tốt nghiệp sớm. Không đỗ vào ngành Kế toán - Kiểm toán vì trượt chỉ tiêu phụ, Trần Diệu Hương chuyển hướng và tìm thấy niềm đam mê với ngành Tài chính doanh nghiệp và trở thành thủ...