Thủ khoa Học viện Quân Y kể chuyện học 16 giờ mỗi ngày
Phan Thi Tu Uyen là thủ khoa đầu ra của Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân y. Cô gái này quan niệm may mắn sẽ đến với người chuyên cần.
Tú Uyên (sinh năm 1997, Hà Nội) là sinh viên ngành Dược sĩ đại học hệ dân sự. Nữ sinh vừa được khen thưởng tại chương trình Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.
Phan Thị Tú Uyên là cô gái đam mê ngành dược sĩ.
Thời THPT, Tú Uyên muốn theo đuổi ngành Dược.
“Mình thích mang niềm vui, hạnh phúc tới cho mọi người. Càng lớn, tính cách này lại thể hiện rõ hơn. Việc lựa chọn theo ngành chăm sóc sức khỏe là hoàn toàn đúng đắn của mình”, Uyên nói.
Năm 2015, Tú Uyên thi đỗ Học viện Quân y với số điểm 26,5. Khi bước chân vào môi trường quân đội, cảm giác đầu tiên của cô gái là bỡ ngỡ. Dần dần, nữ sinh mở lòng, tìm được những người bạn thân gắn bó suốt 5 năm đại học.
Tú Uyên đạt GPA 3.42/4, là một trong những thủ khoa của Học viện Quân y. Nữ sinh nhận bằng khen sinh viên có thành tích xuất sắc 4 năm học liên tiếp. Cô gái này cũng đoạt giải hội nghị Khoa học và công nghệ tuổi trẻ cấp học viện năm 2019, sau đó được cử đi tham dự Hội nghị toàn quốc ngành y tế.
Với Uyên, hành trình đến với danh hiệu thủ khoa không dễ dàng. Nữ sinh tự nhận bản thân không có cách học đặc biệt. Cô đề cao tinh thần tự học, cố gắng tìm tòi, nỗ lực học hỏi. Những tháng cao điểm mùa thi, Uyên học trung bình 16 giờ/ngày.
Video đang HOT
“Khoảng thời gian ôn thi, mình áp lực bởi khối lượng bài vở nhiều. Kết thúc mỗi kỳ thi, mình luôn tự hứa sẽ không buồn vì đã làm hết sức có thể”, tân thủ khoa nói.
Uyên cũng tự nhận mình không phải “mọt sách”. Với nữ sinh, học cần phải đi đôi với thực hành.
Uyên đề cao phương pháp tự học. Ảnh: NVCC
Nhiều người mặc định học ngành y dược vất vả, thời gian dài, chương trình nặng, con gái sẽ gặp nhiều khó khăn. Tú Uyên cho rằng quan điểm trên đúng nhưng chưa đủ.
“Đa số sinh viên thường bị sốc tinh thần trong năm đầu tiên đại học, sau dần sẽ quen cách học, thi”, Uyên nói.
Theo cô gái này, học dược không hề khô khan như mọi người nghĩ. Hai năm cuối, sinh viên được đi thực tập nhiều. Lần đầu tiên được cầm trên tay sản phẩm dược, nữ sinh có cảm giác khó diễn tả.
Nghề y dược liên quan trực tiếp sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Do đó, trong suốt quá trình Uyên chú trọng đến tiết học thực hành, theo dõi sát sao quy trình điều chế dược phẩm.
Ngoài sự chăm chỉ, nỗ lực, Uyên nhắn nhủ sinh viên cần xác định động cơ và mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Bên cạnh đó, niềm vui, đam mê với công việc mới giúp bản thân có động lực, ý chí quyết tâm thực hiện.
Thủ khoa đầu ra của Viện Kỹ thuật Hóa học
Nguyễn Phương Thảo là thủ khoa đầu ra của Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội. Nữ sinh đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sinh viên.
Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1997) tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Hóa dược và Bảo vệ thực vật. Nữ sinh đạt CPA 3,69/4, là thủ khoa đầu ra của Viện Kỹ thuật Hóa học (ĐH Bách khoa Hà Nội) khóa 2015-2020.
Chia sẻ với Zing, Thảo cho biết ban đầu, cô đăng ký ĐH Bách khoa Hà Nội với ước mơ trở thành kỹ sư Hóa học. Từ khi là học sinh lớp Hóa, THPT chuyên Biên Hòa (Hà Nam), nữ sinh đã thích những tiết học thực hành với bảng nguyên tố, thí nghiệm.
Phương Thảo tâm sự thời gian đầu, cô từng "sốc" vì không theo kịp chương trình ở đại học. Nữ sinh nhớ lại những ngày thầy viết kín bảng toàn lý thuyết đại cương. Cô lo lắng, từng nghĩ khó có thể ra trường đúng hạn.
Hết năm thứ nhất, Thảo nhận thấy cần điều chỉnh thời gian học tập và ôn luyện ngay từ đầu học kỳ. Thời gian học trên lớp, cô nắm bắt kiến thức căn bản, hệ thống vấn đề quan trọng. "Mình nghĩ học 1 giờ/ngày là đủ, không nên dồn hết thời gian vào giai đoạn ôn thi, vừa căng thẳng lại khó tiếp thu", tân thủ khoa nói.
Với Thảo, thời gian làm đồ án nhiều áp lực nhất. Nghiên cứu đề tài "Tổng hợp các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học ức chế sự phát triển của tế bào ung thư", nữ sinh dành 8 giờ mỗi ngày ở phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Phải tiếp cận những vấn đề mới, phức tạp, Thảo nhiều lần nản chí.
Sau đó, cô gái sinh năm 1997 cho rằng "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Khối lượng kiến thức tại ĐH Bách khoa nặng, nhưng nếu quyết tâm và nỗ lực, cùng phương pháp học tập hợp lý, sinh viên sẽ vượt qua khó khăn để tốt nghiệp.
Kết thúc 5 năm học, Thảo 3 lần nhận học bổng khuyến khích tài năng và nằm trong số 100 sinh viên có kết quả học tập xuất sắc tại ĐH Bách khoa Hà Nội. 9X đoạt giải nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, đồng tác giả nghiên cứu sản phẩm được công bố trên tạp chí Medicinal Chemistry.
Với Thảo, ngoài việc học kiến thức chuyên môn, sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội cần trang bị nền tảng tiếng Anh vững chắc. Nữ sinh cho rằng đây là chìa khóa để giao lưu, tiếp cận và đọc các tài liệu chuyên ngành để nâng cao kiến thức. Điểm TOEIC hiện tại của Thảo là 790/900. 9X vẫn thường xuyên trau dồi ngoại ngữ bằng cách đọc sách, xem phim nước ngoài mỗi khi rảnh.
Thời gian tới, Thảo theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Tân thủ khoa chia sẻ ước muốn có sáng chế nguyên liệu, thành phần hóa học cho ngành mỹ phẩm.
5 nữ thủ khoa đầu ra năm 2020 Cùng tốt nghiệp bằng xuất sắc, Anh Thư được xét tuyển thẳng học thạc sĩ tại ĐH Quốc gia Singapore, Minh Hòa và Khánh Linh gây ấn tượng khi thành thạo 4 ngoại ngữ. Nguyễn Thị Minh Hòa (sinh năm 1998) là thủ khoa đầu ra khóa 55 của ĐH Ngoại thương Hà Nội với GPA đạt 4.0/4.0. Cô từng được nhận học...