Thủ khoa ĐH Phenikaa từng bị nói “không có tuổi thơ”
Luôn nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình thế nhưng khi biết tin trở thành thủ khoa của trường ĐH Phenikaa , nữ sinh Vũ Thùy Dương vẫn không khỏi áp lực và lo lắng.
Đam mê Vật lý từ khi nhỏ
Đó là chia sẻ đầu tiên khi PV gặp cô nữ thủ khoa nhỏ nhắn của trường ĐH Pheniakaa Vũ Thùy Dương. Thùy Dương là cựu học sinh chuyên Lý trường ĐH khoa học Tự nhiên- ĐH quốc gia Hà Nội, hiện tân sinh viên ĐH Phenikaa – khoa Công nghệ vật liệu với số điểm thi THPT quốc gia 2019 khối A01 27,40.
Thùy Dương là cựu học sinh chuyên Lý trường ĐH khoa học Tự nhiên- ĐH quốc gia Hà Nội. Ảnh Ngô Chuyên.
Thùy Dương tâm sự: “Khi biết tin mình trở thành tân thủ khoa của trường ngoài niềm vui khó tả ra em cảm giác rất áp lực khi vào trường. Bởi đây chỉ mới là bước đầu tiên để em vươn tới ước mơ của mình. Đồng thời, khi trở thành thủ khoa đồng nghĩa em phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt là cố gắng hết sức để không phụ sự kỳ vọng của thầy cô cũng đã giành cho em khi trở thành tân sinh viên của trưởng”.
Được biết, Thùy Dương sinh ra trong truyền thống nghề giáo bố làm giảng viên trường ĐH Công Đoàn, mẹ là giảng viên ngành Kinh tế của một trường cao đẳng. Tình yêu đối với Vật lý được chính người cha của mình truyền cho ngay từ khi học cấp 2. Thùy Dương chia sẻ: “Từ nhỏ em đã thấy bố em nghiên cứu khoa học, đồng thời viết sách chính vì vậy đã tiếp thêm cho em động lực trở thành một nhà nghiên cứu khoa học”.
Để thực hiện ước mơ trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, Thùy Dương đã chọn ĐH Phenikaa để thực hiện ước mơ đó. Thùy Dương nói: “Ngoài định hướng của bố em, em cũng tìm hiểu và được biết ĐH Phennikaa có đội ngũ giảng viên là giáo sư hàng đầu Việt Nam, có thời gian nghiên cứu ở nước ngoài khá lâu, đặc biệt là khoa Công nghệ vật liệu của em. Em nhận thấy đây là cơ hội để mình được tiếp xúc với những phát minh tiên tiến của nhân loài. Bên cạnh đó, trường cũng được đầu tư cơ sở vật chất đó sẽ là tiền đề thuận lợi cho em phát triển đam mê nghiên cứu của mình”.
Thùy Dương mong muốn được đi du học một trong hai nước là Hà Lan và Mỹ. Ảnh Ngô Chuyên.
Thùy Dương cũng cho biết thêm, em mong muốn được đi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu, chính vì vậy Thùy Dương mong muốn ĐH Phenikaa là nơi giúp em thực hiện ước mơ vươn ra biển lớn.
Từng được bị bạn bè nói không có tuổi thơ
Video đang HOT
Chia sẻ về quá trình rèn luyện của mình trong những năm phổ thông, Thùy Dương cho biết: “Ngoài thời gian học ở trường về nhà em luôn tận dụng mọi thời gian để học tập. Đặc biệt, khi học đến phần kiến thức mới em không dám lơ là chính vì vậy nền tảng kiến thức cơ bản của em khá chắc”.
Không chỉ học tốt chương trình phổ thông mà trong quá trình học Thùy Dương luôn cố gắng nâng cao kiến thức tiếng Anh. Kết thúc những năm học phổ thông, trình độ tiếng Anh của Thùy Dương đạt 6.5 Ielst.
Với những thành tích đã đạt được trong những năm học phổ thông Thùy Dương chỉ khiêm tốn cười và chia sẻ thật em từng bị bạn bè trêu “không có tuổi thơ”. Mà cũng đúng thật. Gần như ba năm cấp ba toàn bộ thời gian của em đều dành thời gian là học nên giời sau khi vào được trường mình mong muốn em đang cố xả hơi nối mấy buổi còn lại để tiếp tục học.
Theo congly
Nghị lực vượt lên số phận của "thầy giáo không bằng cấp"
Sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo lại mắc biến chứng sau một cơn sốt rét, hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật đeo bám khiến anh phải bỏ dở đèn sách từ năm học lớp 7.
Tuy nhiên, với nghị lực phi thường, gần 20 năm qua, anh đã trở thành "thầy giáo" ôn thi cho hàng trăm học sinh đỗ đại học.
Anh là Đặng Tiến Dũng (SN 1957, trú xã Phúc Đồng, Hương Khê, Hà Tĩnh). Năm học 2018-2019 vừa qua, cả 21 học sinh được anh Dũng bồi dưỡng đều thi đỗ đại học từ 20,5 đến 24 điểm.
Tuổi thơ thiếu may mắn
Năm lên 6, cậu bé Đặng Tiến Dũng đang học dở lớp 1, sau đợt sốt rét ác tính biến chứng, lên cơn co giật, Dũng phải bỏ học để chữa bệnh. Thương con, bố mẹ đưa Dũng đi chữa bệnh, từ bệnh viện huyện đến tỉnh, từ Tây y đến Đông y suốt 3 năm trời nhưng không khỏi hẳn, Dũng bị liệt một chân.
Dù vậy, vì ham học nên Dũng xin bố mẹ vào học chương trình lớp 4 theo bạn bè cùng trang lứa, bỏ qua chương trình các lớp trước. Thấy con sáng dạ, có chí nên dù bận công việc, bố mẹ và các anh thay nhau cõng Dũng đi học.
Học đến lớp 7 thì bệnh cũ tái phát, một chân bị liệt hẳn, không tự đi lại được, bố của Dũng nhờ Binh trạm 12, Đoàn 559 đóng quân tại xã giới thiệu để đưa con ra Bệnh viện Quân y 108 chữa bệnh.
Trong chiến tranh ác liệt, việc đi lại rất khó khăn; dù có tốn kém và gian nan đến mấy, gia đình quyết vượt qua để thay nhau chăm sóc Dũng. Hơn 2 năm điều trị vẫn không có chuyển biến, một chân Dũng bị tê liệt hoàn toàn.
Trở về quê, vì chiến tranh phá hoại ác liệt, trường cấp ba sơ tán cách nhà hai mươi cây số, Dũng không thể đi học tiếp. Dũng buồn lắm nhưng số phận là vậy, biết làm sao được.
Anh Đặng Tiến Dũng - người thầy không bằng cấp.
Thấu hiểu hoàn cảnh và nghị lực, vả lại, thấy Dũng có chữ đẹp, thông minh nên xã đã bố trí Dũng làm thống kê, kế toán hợp tác xã, sau đó huyện hợp đồng làm công tác địa chính. Công tác ở huyện được ít năm, Dũng lại trở về địa phương làm bưu điện và thống kê xã; tham gia công tác Đoàn.
Hết tuổi Đoàn, anh trở về tự lao động để kiếm sống, xây dựng mái ấm gia đình. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, Dũng còn làm thợ xây, thợ mộc, sửa chữa xe máy. Những công việc ấy, người bình thường đã mệt, huống gì người tàn tật như anh, nhưng gánh nặng gia đình đặt lên vai, Dũng phải ráng sức chịu đựng, không nề hà bất cứ việc gì để mưu sinh, nuôi con ăn học.
Con học cha, cha học con
Đời anh phải bỏ dở đèn sách từ lớp 7 nhưng với các con anh đang ở tuổi ăn, tuổi học thì làm sao đây? Câu hỏi khó tìm lời giải khi Dũng là trụ cột của gia đình nhưng bị tàn tật, ốm đau thường xuyên, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Thương bố mẹ, các con anh siêng năng, chịu khó lao động để đỡ đần gia đình, vừa có tiền ăn học. Điều đó đã giúp anh vơi đi phần nào sự mặc cảm của số phận và bệnh tật. Anh vật lộn với nhiều nghề và làm ruộng, buôn bán, tích góp từng đồng và vay ngân hàng hàng trăm triệu để đầu tư cho con ăn học.
Anh Dũng luôn trau dồi kiến thức sau mỗi ngày đứng lớp.
Ngày đi làm, đêm về anh phải làm người thầy "bất đắc dĩ", cùng các con đèn sách ôn luyện, trau dồi kiến thức để kèm cặp các con học hành. Vậy là con học lớp nào anh học lớp đó. Anh tự học và làm học trò của con, đồng hành cùng con giải hết bài toán này đến bài toán khác. Sau khi cháu lớn vào đại học, anh lại bày dạy cho những đứa tiếp theo, rồi trở thành thầy giáo để phụ đạo cho con.
Sau bao gian truân, vất vả của anh đã được bù đắp. Đến nay, năm đứa con anh đều tốt nghiệp đại học, đều có việc làm ổn định, là giảng viên trường đại học, giáo viên THPT, giám đốc doanh nghiệp. Trong đó có 1 cháu đã học xong cao học, 2 cháu đang làm luận văn thạc sỹ.
"Điều hạnh phúc là các cháu không chỉ học giỏi mà tích cực tham gia hoạt động xã hội, có ý thức rèn luyện phấn đấu" - anh vui mừng "khoe" với tôi.
Năm cháu đều đạt học sinh giỏi tỉnh và quốc gia, đều tốt nghiệp đại học loại giỏi và đều được kết nạp vào Đảng tại các trường đại học. Ba cháu đạt giải Ba Sinh viên nghiên cứu khoa học, hai cháu được bầu chọn đi dự Đại hội Sinh viên tiêu biểu toàn quốc; được nhận học bổng toàn phần của trường đại học và học bổng sinh viên nghèo học giỏi do công ty Điện lực Hà Nội trao tặng. Cháu út được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng Lý Tự Trọng, được nhận học bổng VietKids.
Anh tâm niệm, cho con vàng bạc không bằng cho con kiến thức để mở mang tầm nhìn, để con tự lập trong cuộc sống.
"Người thầy không bằng cấp"
Từ việc dạy, ôn thi cho các đứa con đỗ đạt cao, anh Đặng Tiến Dũng được làng xóm biết đến và gửi con nhờ giúp đỡ trong việc học tập. Tiếng lành đồn xa, học sinh đến xin học ngày càng đông, anh bồi dưỡng chương trình từ cấp một đến cấp ba, không chỉ có Toán, Lý, Hóa mà cả chương trình Ngữ văn cho các em trong xã, trong huyện và các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh. Hiện, anh Dũng còn mở thêm một lớp ở thành phố Hà Tĩnh.
Buổi đầu mở lớp dạy thêm đối với anh không ít gian truân. Vì muốn con nên người, anh gắng cập nhật kiến thức để giúp con mà thôi, anh không có chứng chỉ sư phạm và không nghĩ đến việc mở lớp dạy thêm, nhưng nhiều phụ huynh đến nhờ gửi con theo học, nể quá anh phải nhận lời. Từ đó bất đắc dĩ anh trở thành "thầy giáo không bằng cấp".
Anh Dũng ôn luyện cho học trò tại nhà.
"Có lần, 8 cháu thi vào lớp 10 không đậu vì tỷ lệ tuyển sinh 1/4, các cháu đến xin học, mùa thi năm ấy, cả 8 cháu được tôi bồi dưỡng đều đậu vào lớp 10. Một hôm thầy T. là Hiệu trưởng trường THCS đến phê bình tôi gay gắt, bảo chưa học xong chương trình cấp 2 mà đi làm thầy, làm con người ta thêm dốt. Tôi buồn lắm, nhưng nén chịu; vì nể dân làng nhờ, mặt khác thương các cháu nên tôi phải ngăn ki - ốt làm đôi để bên ngoài sửa xe, bên trong mở lớp, hạn chế những dèm pha ác ý từ mọi người" - anh Dũng nhớ lại.
Cho tới khi, câu chuyện về anh được viết lên mặt báo, được các vị lãnh đạo đến thăm và động viên, anh mới công khai mở lớp. Cũng từ đó (khoảng năm 2000), anh không làm nông, làm nghề khác nữa, chỉ tập trung bồi dưỡng học sinh.
(Còn nữa)
Trần Thanh Bình
(Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Tĩnh)
Theo Dân trí
4 cô gái xinh đẹp được chú ý khi trở thành sinh viên Nhiều nữ sinh là thủ khoa, á khoa hay được tuyển thẳng vào các trường đại học có vẻ ngoài xinh xắn, trẻ trung. Trần Thị Y Vân đỗ thủ khoa ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) với 27,65 điểm. 10X học lớp Cử nhân Khoa học Tài năng Vật lý của trường. Trên fanpage của ĐH Khoa học...