Thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp từng… trượt ĐH
Trượt ở kì thi đại học năm ngoái, Phan Thị Thu Trang (cựu học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) không nản lòng. Quyết tâm dùi mài kinh sử, cô bạn vừa trở thành tân thủ khoa Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2012 với số điểm 40.
Với vóc dáng có phần “đô con” và cách ăn mặc bụi bụi, nhìn Thu Trang khá năng động và mạnh dạn nhưng cô thủ khoa lại rất khiêm tốn và giản dị trong từng lời nói. Cô bạn có gương mặt dễ thương pha nét bướng bỉnh tâm sự: “Từ ngày đi học mẫu giáo, em đã thích vẽ rồi dần dần càng lớn lên thì càng mê hơn. Kỳ thi đại học năm ngoái và năm nay em chỉ đăng kì thi mỗi khối H vào Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội thôi”. Nghe em kể chuyện, tôi có hỏi: “Đã một lần không thành công, em không nản sao?”, Trang chỉ cười đáp: “Không chị ạ, thất bại chỉ làm em thêm quyết tâm nhiều hơn thôi”.
Phan Thị Thu Trang – thủ khoa Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2012 (bên trái) và bạn.
Được biết ngay từ nhỏ, Trang đã thích vẽ một cách đặc biệt nên cứ trông thấy cái gì là Trang vẽ cái đó. Bố, mẹ, bà ngoại và cả anh trai cũng đều được Trang quan sát thật kĩ rồi vẽ lại. Những bức tranh nho nhỏ nguệch ngoạc còn tẩy xóa thời đó đã nuôi lớn dần tình yêu của cô bạn với hội họa để lớn lên Trang quyết tâm thi vào ngành Đồ họa, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trong gia đình không ai theo nghệ thuật, hơn nữa con gái đã một lần trượt đại học nên chú Phan Chu Thành (bố Trang) tỏ ra lo lắng “Trước khi thi gia đình tôi cũng lo lắng rất nhiều, sợ con lại thất bại thêm lần nữa thì tội nghiệp nó nhưng thấy cháu quyết tâm quá nên cũng đành chịu và ủng hộ thôi. Hôm thi xong nghe cháu nói làm bài cũng tạm được, tôi cũng có phần yên tâm nhưng nói thật còn lo nhiều lắm”.
Trong kì thi ĐH vừa rồi, Trang phải thực hiện 2 môn vẽ là vẽ màu (Trang được 8,5 điểm) và vẽ hình họa (8 điểm), tuy nhiên với tính chất đặc thù không có đáp án đối chiếu như những môn ở các khối khác. Gần 1 tháng chờ đợi kết quả hầu như ngày nào Trang cũng lên mạng nhưng em càng thấy sốt ruột hơn khi nhiều trường đã công bố điểm mà trường của em chưa có. Tâm sự khi biết tin mình đỗ thủ khoa, Trang khiêm tốn cho biết “Đi thi năm nay em chỉ biết cố gắng hết sức có thể và hi vọng đỗ được vào trường mình yêu thích thôi nhưng đến khi biết mình đỗ thủ khoa, em bất ngờ lắm. Tối thứ 7 tuần trước khi xem trên mạng biết mình đỗ cao em mừng phát khóc lên, khiến cả nhà một đêm không ngủ”.
Khi được hỏi bí quyết đỗ điểm cao của Trang, cô bạn chỉ cười cho biết: “Em không có bí quyết nào đặc biệt đâu chị ạ, chỉ là khi mình yêu thực sự điều gì đó thì dồn toàn tâm vào việc đó và quan trọng là không được nản lòng trước thất bại”. Cô thủ khoa cũng tâm sự muốn học hội họa để trở thành một nhà thiết kế nên trong thời gian sắp tới em sẽ kết hợp với việc học các phần mềm liên quan.
Video đang HOT
Phạm Oanh
Theo dân trí
Sĩ tử cặm cụi học vẽ trước kỳ thi đại học
Tuy chưa phải mùa ôn thi, nhưng nhiều học sinh từ tỉnh lẻ đã cất bước lên thủ đô "dùi mài kinh sử", đặc biệt là những học sinh phải rèn môn vẽ, một chuyên ngành đòi hỏi nhiều năng khiếu.
Tháng 6 mới thực sự đông sĩ tử luyện vẽ để dự thi vào khối các trường hội họa, mỹ thuật nên các lớp vẽ chưa thực sự đông.
Những bức tượng được chọn làm mẫu để vẽ. Vẽ tượng là bước khởi đầu căn bản cho bộ môn hội họa.
Thanh (trái) và Thành, hai sĩ tử năm nay thi ĐH Kiến Trúc lặn lội từ Thanh Hóa ra con ngõ Đại An để ôn luyện.
Vẽ đòi hỏi độ chính xác cao, từ khuôn hình đến bố cục, màu sắc đều phải đạt chuẩn.
Anh Sơn, chủ một lò vẽ trên phố Đại An (gần ĐH Kiến Trúc Hà Nội) cho biết, học vẽ đòi hỏi cả kỹ thuật và sự tự tin, nếu chịu khó trau dồi sẽ thành công.
Những bức tượng được các sĩ tử tô từng nét, có khi phải mất hàng tiếng đồng hồ để chỉnh sửa.
Luyện vẽ đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và quan trọng nhất là đam mê.
Các bạn trẻ ấp ủ giấc mơ hội họa đòi hỏi một sự nỗ lực lớn...
... đằng sau cánh cửa này, các sĩ tử ấp ủ cả một giấc mơ, hoài bão...
LÊ HIẾU
theo infonet
Chọn 'cửa' nào nếu trượt đại học? Đến thời điểm này, hầu hết các trường ĐH,CĐ đã công bố điểm thi. Bên cạnh niềm vui nhưng không ít thí sinh phải đối mặt với áp lực khi thi trượt. Ngay sau khi biết điểm thi một số thí sinh biết có khả năng không đỗ ĐH đã có những hành động rất tiêu cực như tự sát, bỏ nhà hoặc...