Thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM chia sẻ bí quyết
Đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, cậu học trò Phạm Văn Tiên, Trường THPT Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi quyết định dự thi vào khoa Báo chí – Truyền thông và tiếp tục đỗ thủ khoa khối C trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM với tổng điểm 26.
Bí quyết nào đã giúp Tiên làm cú đúp thủ khoa của mình?
Xác định thiên hướng – Bước đầu tiên đến thành công
Ngay từ nhỏ, cậu học trò có tâm hồn nhạy cảm và tư duy sâu sắc Phạm Văn Tiên đã rất yêu thích văn chương. Ngoài giờ học, Tiên dành thời gian đọc rất nhiều tác phẩm văn học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phải nhờ trải nghiệm tình cờ trong một lần viết bài cho tờ báo của tỉnh khi còn học cấp 2, Tiên mới xác định thiên hướng về viết lách của mình và sớm đặt ra mục tiêu nghề nghiệp sẽ trở thành nhà báo.
Cậu học trò Phạm Văn Tiên , HS Trường THPT Lê Khiết (tỉnh Quảng Ngãi) 2 lần đỗ thủ khoa nhờ phương pháp học tập và cách xác định thiên hướng đúng đắn ngay từ đầu
Video đang HOT
Không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, Tiên mồ côi mẹ từ lúc chào đời và sống trong sự đùm bọc của người dì và ông bà ngoại. Tuy vậy, suốt 12 năm liền Tiên luôn là học sinh giỏi, gương mẫu và giành nhiều thành tích, đặc biệt là Huy chương Vàng môn Sử trong kỳ thi Olympic 30/4 năm lớp 10. Tiên được bạn bè và thầy cô nể phục không chỉ bởi tinh thần ham học mà còn bởi quyết tâm theo đuổi đến cùng bất kỳ mục tiêu nào đã đặt ra.
Tiếp cận phương pháp hiện đại giúp xác định thiên hướng
Chia sẻ về bí quyết 2 lần đỗ thủ khoa, cậu học trò Phạm Văn Tiên bộc bạch: “Nếu mình học tập bằng tất cả sự yêu thích, đam mê và có mục tiêu rõ ràng, điểm số sẽ không còn là vấn đề nữa. Em nghĩ việc xác định đúng môn học phù hợp với năng lực, lựa chọn đúng ngành mình thích, cố gắng hết khả năng để thi đậu đại học mà mình theo đuổi có lẽ chính là chiếc chìa khóa vàng giúp em đạt được danh hiệu thủ khoa mơ ước” . Không chỉ vậy, để chinh phục cánh cửa bước vào khoa Báo chí – Truyền thông ĐH KHXH & NV mơ ước, bí quyết của Tiên là luôn nỗ lực không ngừng nhưng vẫn phải cân bằng sức khỏe, thoải mái đầu óc để “tổng tấn công” trong kì thi quyết định.
Có thể thấy, nhờ yếu tố mấu chốt – xác định đúng thiên hướng, thủ khoa Phạm Văn Tiên đã tạo được cho mình một tiền đề vững chắc để chinh phục cánh cửa đại học. Tuy nhiên, điều này còn khá xa lạ với phần lớn học sinh Việt Nam. Trao đổi về tầm quan trọng của việc xác định thiên hướng, chuyên gia Trần Hữu Đức – Tổng giám đốc Công ty Giải pháp Nguồn nhân lực BCC cho biết: “Tại các nước tiên tiến, học sinh được thực hiện các bài kiểm tra, trắc nghiệm đánh giá năng lực, động lực, sở thích bản thân từ rất sớm để được định hướng nghề nghiệp hiệu quả. Đây cũng là một chiến lược đào tạo và phát triển nhân tài ở các quốc gia phát triển.”. Chính vì thế, một trong những cách giáo dục cần được khuyến khích và áp dụng sớm với mỗi học sinh và các bậc cha mẹ chính là xác định và phát huy năng lực, đam mê từ sớm để “vượt vũ môn” thành công!
Theo dân trí
Sĩ tử 'thở than' khi môn thi tốt nghiệp nghiêng về khối C
Sĩ tử thi đại học khối C thì rất nhẹ nhõm nhưng với những bạn vốn e ngại các môn "nhiều chữ" như Lịch sử, Địa lý thì tỏ ra khá lo lắng, khi Bộ công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2012.
Chiều nay (23/3), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 6 môn thi tốt nghiệp. Tương tự như năm 2010, các môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý và Hóa học.
Ngay lập tức, trên các diễn đàn, mạng xã hội, bên cạnh sự đón nhận bình thản của những cư dân không lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp thì không ít bạn lại "khóc ròng" vì "đã có Địa lý rồi sao còn thêm Lịch sử". Các môn xã hội vốn dĩ luôn khiến sĩ tử "đau đầu" vì khối lượng kiến thức lớn, học sinh lại thường có quan điểm rằng đó là môn học thuộc (thực chất theo kinh nghiệm những bạn học giỏi khối C thì các môn này không cần học thuộc mà cần hiểu và kết nối các sự kiện), cho nên dẫn đến tình trạng học không hiệu quả, sợ học, sợ thi.
Một điểm nữa khiến học sinh lớp 12 lo lắng là trong kỳ thi đại học năm ngoái, điểm Sử của thí sinh thi khối Cthấp ở mức kỷ lục. Chính vì thế, câu chuyện trên internet trong ngày đầu thông báo môn thi tốt nghiệp là nỗi lo sợ môn Lịch sử.
Teen than thở về nỗi lo môn Lịch sử.
Trong khi đó, thí sinh thi khối D, dù "chắc chân" 3 môn đại học (Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn) thì nỗi lo ngại của các bạn là môn Hóa học. Em Nguyễn Kiều Oanh, học lớp 12D trường THPT Thanh Chương I (Nghệ An) hồ hởi cho biết: "Các môn thi tốt nghiệp năm nay sẽ khiến các bạn thi đại học khối D và C vui, vì toàn "môn tủ". Trước thì em vẫn cứ lo là sẽ thi môn Sinh, nhưng rất may là không có, hai môn Lịch sử và Địa lý không "tủ" nhưng em không... sợ bằng Hóa".
Em Trà My, học sinh lớp 12A3, trường THPT Trần Phú (Hà Nội) chia sẻ: "Em thì thi khối A nên em không lo môn Hóa, nhưng các bạn em - những bạn thi khối D rất sợ môn Hóa. Sử, Địa các bạn không ngại bằng Hóa, em khó có thể giải thích tại sao nhưng nhiều bạn than thở như vậy".
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Tuy nhiên, có lẽ sĩ tử không nên quá lo lắng về các môn thi, bởi dù không phải môn chuyên, môn thi đại học nhưng kỳ thi tốt nghiệp, đề ra chỉ ở mức trung bình, như ý kiến của em Nguyễn Hạnh, học lớp 12A trường THPT Đặng Thúc Hứa (Nghệ An): "Các môn thi tốt nghiệp năm nay không nghiêng về khối A, em cũng không thích lắm, nhưng em nghĩ đó không phải là vấn đề gì quá trầm trọng. Kỳ thi tốt nghiệp thì đề ra có tính chất đại trà cho nên dù là khối gì thì mình vẫn có thể làm bài ở một mức độ nào đó đối với các môn không chuyên. Cho nên dù không thích học Sử và Địa nhưng em nghĩ mình không lo lắng với kỳ thi này".
Trà My cũng khẳng định: "Theo như thông tin từ Bộ thì đề thi tốt nghiệp nằm gọn trong sách giáo khoa, và theo như em biết, khi kỳ thi sắp diễn ra, thầy cô sẽ có chương trình giảng dạy rất phù hợp để học sinh ôn thi những môn mình không thi đại học. Thời gian học tuy ngắn, nhưng kiến thức đã được các thầy cô đúc kết lại ngắn gọn nên em nghĩ với những môn phải học thuộc nhiều như Lịch sử hay Địa lý thì với cách học này, chúng ta vẫn nắm được các vấn đề cơ bản để bước vào kỳ thi tốt nghiệp".
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Gặp thủ khoa có trí nhớ siêu việt Thủ khoa khối C của trường ĐH Luật Hà Nội cho biết cô bạn không học quá nhiều. Nhờ việc nhớ lâu, Hương được các bạn trong trường đặt cho biệt hiệu "trí nhớ siêu việt". Đối với Nguyễn Thị Hương, thủ khoa khối C của Trường ĐH Luật với 26 điểm (Văn: 8,75 Sử: 8,5 Địa: 8,75) thì để trở thành một...