Thủ khoa ĐH Bách Khoa lo không có tiền đi học
“Đợt thi ĐH, hai mẹ con em bắt xe lên Hà Nội. 12.000 đồng/một suất cơm nhưng không đủ tiền mua hai suất, mẹ toàn nhường em ăn để lấy sức học”, thủ khoa ĐH Bách Khoa Phạm Văn Khánh nhớ lại.
Đỗ thủ khoa Trường ĐH Bách khoa với 29,5 điểm, Phạm Văn Khánh thôn An Cư, Trầm Lộng, Ứng Hòa, Hà Nội không khỏi bất ngờ và ngỡ ngàng. Trong niềm vui, bạn lại thương mẹ nhiều hơn vì những lo toan tiền bạc cho con tới trường.
Nhường cơm cho con
Khánh kể: “Nhà mình nghèo, bố lại bị bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay, không làm được gì. Mọi việc trong nhà đều một tay mẹ gánh vác. Lo thuốc thang cho bố, lo chi phí cho chị hiện đang là SV năm thứ ba ĐH Ngoại thương, giờ thêm Khánh đỗ ĐH biết lấy đâu tiền để ăn học?”
Không phải Khánh than nghèo, kể khổ nhưng nhìn gia cảnh nhà bạn, chúng tôi không cầm được lòng. Ngôi nhà hoang sơ, xiêu vẹo chỉ rộng chừng 20m2 chẳng có lấy một thứ gì giá trị. Góc học tập của Khánh, cũng là chỗ để đồ đạc, nồi niêu, thóc gạo, quần áo cho cả nhà.
Nguồn thu nhập chính của nhà Khánh chẳng có gì ngoài 1 mẫu ruộng. Đến vụ mấy mẹ con phải tranh thủ làm thật nhanh để có thời gian đi làm thuê cho các nhà khác lấy đồng ra đồng vào. Nhìn mẹ ngày càng gầy, Khánh thương mẹ lắm, chẳng biết làm gì ngoài việc học thật giỏi, thời gian rỗi thì làm đồng, nấu cơm, phụ mẹ chăm bố bị bệnh.
“Lần thi ĐH vừa rồi, hai mẹ con bắt xe lên Hà Nội, may được SV tình nguyện giúp đỡ chỉ cho thuê nhà giá rẻ 30.000 đồng/người/ngày. Cơm thì đặt ký túc xá 12.000 đồng/một suất, nhưng không đủ tiền mua 2 suất, mẹ toàn nhường mình ăn để lấy sức học”- Khánh nhớ lại.
Thủ khoa Phạm Văn Khánh với công việc đồng áng đỡ đần cha mẹ.
Trò nghèo nhiều giải thưởng
Video đang HOT
Đăng ký dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với mong ước sẽ trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin sẽ có điều kiện giúp đỡ bố mẹ, Khánh ý thức phải cố gắng và nỗ lực hết mình. Ngoài việc chăm chú nghe giảng trên lớp, bạn còn mượn thêm tài liệu của bạn bè để học.
Chia sẻ về cách học của mình Khánh cười nói: “Với môn Toán, mình đọc kỹ lại hướng dẫn, bài giải của thầy cô trên lớp, sau đó mày mò tìm hướng giải mới. Còn Lý, Hóa thì đầu tiên làm những bài tự luận để luyện dần cách suy luận, tính toán, sau đó mới tìm các bài trắc nghiệm để luyện cho sát với chương trình thi ĐH. Phải luyện tư duy trước, sau mới luyện tốc độ”.
Vui mừng khi biết học trò mình đỗ đạt cao trong kỳ thi ĐH vừa qua, thầy Hiển- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ứng Hòa B (xã Đồng Tân, Ứng Hòa) chia sẻ: “Khánh là học sinh giỏi nhiều năm. Lớp 6 đạt học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh, lớp 9 học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý. Vừa rồi em đạt giải Nhì học sinh giỏi thành phố, giải khuyến khích quốc gia môn Toán”.
Theo Dân Việt
Nghị lực phi thường của cô học trò nghèo giỏi Anh văn
Không có nhiều điều kiện, vậy mà lên lớp 5 cô học trò Lê Thị Lệ Thủy đã tự học hết chương trình tiếng Anh lớp 9, giành thủ khoa trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Anh văn 12 và đạt loại giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Tuổi thơ gian nan
Trong cái nắng gay gắt của miền Trung, gió Lào khô khốc thổi nóng ran cả mặt, chúng tôi tìm đến nhà cô học trò Lê Thị Lệ Thủy ở xóm 2, Hương Xuân, Hương Khê, Hà Tĩnh. Căn nhà tranh xiêu vẹo, thấp lè tè của bố mẹ Thủy nằm khuất sau lũy tre ở cuối làng.
Thủy sinh trong một gia đình thuần nông. Bố em là ông Lê Hữu Thái (52 tuổi) bị tê liệt một chân từ khi lên 3 tuổi bởi căn bệnh thủy đậu, đi lại khó khăn. Thêm vào đó căn bệnh viêm gan và bệnh thận luôn hành hạ. "Ông nhà tôi ngày càng đau yếu dần, gia sản của cả nhà đã vớt vát hết chạy chữa khắp nơi nhưng có thấm vào đâu" - bà Huấn, mẹ Thủy tâm sự.
Vừa học bài, Thủy vừa giúp mẹ chăm sóc bố.
Kinh tế của cả nhà chỉ biết bấu víu vào 11 thước ruộng cằn cỗi. Thương con, thương chồng, bà Huấn bươn chải khắp nơi để kiếm tiền. Từ 11 năm nay chị mưu sinh bằng nghề vót đũa. "Không có vốn đâu, vật liệu phải mua chịu hết. Bà con làng trên, xã dưới thấu hiểu cho hoàn cảnh đã thương tình sẵn sàng bán lợi cho. Thu nhập cũng chẳng ăn thua gì, mỗi tháng cả gia đình lao động cật lực chỉ thu về được 400 ngàn đồng tiền lãi. Chừng ấy phải trang trải cho cuộc sống của gia đình có 6 người thật là một bài toán. Chưa kể tiền lo thuốc thang cho chồng và việc học hành cho 4 con. Thắt lưng buộc bụng, chi tiêu tiết kiệm hết mức mà vẫn không đủ phải vay mượn khắp nơi các chú ạ!" - bà Huấn cho hay.
Đang nằm liệt trên chiếc ghế tựa, ông Thái tự hào nói về các con của mình: "Được cái 4 cháu đều ngoan, cật lực lao động giúp gia đình. Ngày nào chị em Thủy đi học về ăn trưa xong là lao vào giúp bố mẹ vót đũa cho đến 19h tối mới được nghĩ, sau đó mới là giờ đèn sách của các cháu. Thế mà đứa nào cũng học giỏi".
Hằng ngày, sau giờ học ở trường, Thủy và các em cần mẫn giúp mẹ vót đũa đến tối.
Có mang được 7 tháng, bà Huấn sinh Thủy. Cất tiếng khóc chào đời thiếu tháng, ăn uống không được đầy đủ, Thủy lớn lên thấp bé, hao gầy. "Đi học về đói quá không có chi ăn chạy sang hỏi nội. Bà tôi đưa rổ khoai ra, Thuỷ và các em ăn ngon lành trừ bữa lấy sức để giúp mẹ vót đũa" - ông nội Lê Hữu Phồn nói.
Vượt lên hoàn cảnh
Thương bố mẹ, Thủy ra sức nỗ lực học tập. Năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, Thủy có năng khiếu học môn Anh văn. "Đối với em tiếng Anh là một niềm đam mê lớn. Thần tượng của em là người chị họ Lê Thị Thái Hà đã từng đậu thủ khoa Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Những ngày chị ôn thi, em thường sang chơi và mượn sách tiếng Anh của chị. Về đọc thấy hay, em bèn bảo với bố gom góp được 4.100 đồng mua quyển sách tự học tiếng Anh về học. Em cứ mượn sách của chị về đọc thêm như thế, đến lớp 3 em đã tự học hết chương trình tiếng Anh lớp 6 và lên lớp 5 tự học hết chương trình tiếng Anh lớp 9" - Thủy bộc bạch về còn đường đến với tiếng Anh của mình.
Thủy luôn tranh thủ thời gian cần mẫn bên góc học tập đơn sơ.
Thủy cho biết thêm: "Hồi ấy, nhà em nuôi ngỗng, trước khi em đi chăn ngỗng, bêmm nhờ chị họ ra cho em 8 bài tập tiếng Anh và một số bài toán. Lúc nào em giải xong mới được đưa ngỗng về. Học ở cấp 2 năm nào em cũng đậu học sinh giỏi cấp huyện môn Anh và sang năm lớp 9 vinh dự đạt đạt giải khuyến khích cấp tỉnh".
Trong kì thi chuyển cấp lên lớp 10, Thủy đã thi đậu vào lớp chuyên Anh trường chuyên tỉnh. Thầy cô ai cũng quý cô học trò nhỏ nhắn mà thông minh. "Học được nửa kỳ ở trường chuyên thì bố bị tai nạn giao thông, cái chân lành lặn còn lại bị gãy đôi. Phải chạy chữa cho bố, kinh tế gia đình thêm khó khăn không thể đủ trang trải cho em tiếp tục học ở trường chuyên. Thương bố, em đành phải chuyển về học tại tại Trường THPT Hương Khê" - Thủy tâm sự, những giọt nước mắt của người con hiếu thảo cứ lăn dài trên trên hai gò má xanh xao.
Những năm tháng học dưới mái trường miền sơn cước, Thủy đạt thành tích học tập khiến nhiều bạn bè nể phục: năm lớp 10, Thủy đạt giải nhì HSG cấp tỉnh, năm 11 đạt giải khuyến khích HSG cấp tỉnh và năm 12 đỗ thủ khoa kỳ thi HSG cấp tỉnh với số điểm 16/20.
Ngoài môn Anh văn, Thủy còn học giỏi toàn diện, từng đạt giải nhất cuộc thi Rạng rỡ Hồng Lam cấp tỉnh. Ngoài ra, Thủy còn dạy kèm các em nhỏ trong xóm để kiếm thêm tiền giúp bố mẹ.
"Con bé nhỏ nhắn thế mà thông minh. Gửi con học với Thủy là chúng tôi yên tâm lắm, cháu nào cũng đạt kết quả tốt trong học tập. Thủy là con của làng này đấy!" - một phụ huynh cho biết.
Trong những năm học qua, chị em Thủy được tặng rất nhiều giấy khen.
"Trong các giờ học, Thủy đàm thoại bằng tiếng Anh với thầy một cách lưu loát, nhiệt tình giảng giải giúp các bạn hiểu cấu trúc, nghĩa của từ mới và các bài tập khó. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời đi dạy tôi mới gặp một học trò nghèo mà lại có khả năng học tiếng Anh tốt đến như vậy. Thủy là niềm tự hào của trường!" - thầy Hồ Thanh Hải, giáo viên Anh văn của Thủy cho biết.
Được biết, điều kiện học Anh văn của Thủy không được tốt như các bạn. Quỹ thời gian ít, tài liệu thiếu thốn, đến lớp 10 khi học ở trường chuyên Thủy mới được bố mua cho quyển từ điển tiếng Anh, còn lại Thủy phải mượn sách của thầy cô, bạn bè. Nhà Thủy không đủ điều kiện, Thuỷ đành mượn một chiếc đài phát thanh, thỉnh thoảng mở kênh tiếng Anh ra để nghe và tập dịch, phát âm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Thủy đạt loại giỏi với 54 điểm. Vừa rồi, Thủy một mình khăn gói vào Sài Gòn thi vào khoa Kinh tế luật - Trường ĐH Quốc gia TPHCM. Đậu đại học rồi ra trường kiếm nghề để giúp bố mẹ nuôi ba em là giấc mơ mà Thủy ấp ủ từ lâu. Nhưng 4 năm trên giảng đường ĐH sẽ là một chặng đường đầy gian khó cho cô học trò nghèo đầy nghị lực này.
Theo dân trí
Cậu học trò nghèo giành học bổng du học Mỹ Giành huy chương bạc cuộc thi Olympic Toán quốc tế 48 khi còn học lớp 12 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Chương không chỉ dừng lại ở đó. Cậu học trò nghèo đã nỗ lực giành học bổng toàn phần để du học Mỹ. Một năm học tại Mỹ đã trôi qua với bao vất vả và cố gắng, được nghỉ...