Thủ khoa đất Quảng Bình: Ngày ấy – Bây giờ
Trong không khí những ngày đầu năm mới, chúng tôi tìm về các bạn trẻ thủ khoa đại học của tỉnh Quảng Bình ngày nào, để thêm một lần nữa thấu hiểu khát khao và ước vọng của họ.
Lần giở lại những trang sử vàng dân tộc, vùng đất gió Lào cát trắng Quảng Bình là nơi nuôi dưỡng nhiều bậc danh nhân hào kiệt của đất nước, từ người mang gươm đi mở cõi trời Nam, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thuở nào… cho đến vị tướng tên tuổi lừng lẫy năm châu Võ Nguyên Giáp… Tiếp nối cha ông đi trước, thế hệ trẻ đất Quảng không ngừng nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương.
Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 – những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.
Chàng trai của “cú đúp”
Mọi người đã gọi Nguyễn Văn Hoài, thủ khoa đại học đầu tiên của Quảng Bình sau thời kỳ chia tách tỉnh Bình-Trị-Thiên như vậy. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1993, anh Nguyễn Văn Hoài đã thi đỗ 3 trường đại học và đạt điểm thi cao nhất ở cả hai Trường đại học Xây dựng Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Vinh. Lựa chọn Trường đại học Xây dựng Hà Nội để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học vấn, nhưng sau đó, chàng trai chuyên toán Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã xuất sắc dành được học bổng du học tại Trường đại học Newsouth Wales, nước Úc. Kết thúc khóa học, anh trở về Việt Nam và công tác tại thủ đô Hà Nội.
Mẹ anh – bà Phạm Thị Bích Đào vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ về những thành tích học tập xuất sắc của cậu con trai thứ ba. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ tấm bé, anh Nguyễn Văn Hoài đã luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập. Trả lời câu hỏi của một em học sinh trong đợt tuyên dương Thủ khoa năm đó: “Anh Hoài ơi, vì sao anh học giỏi rứa?”, Nguyễn Văn Hoài đã trả lời hết sức đơn giản: “…Để không làm phiền lòng hay thất vọng đối với ba mẹ và để không muốn kém cạnh người khác”. Tinh thần quyết tâm đó đã theo suốt anh trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Nhà giáo ưu tú Dương Viết Tuynh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, còn nhớ mãi ấn tượng về cậu học trò mặc dù không phải thông minh nhất trong lớp, nhưng kiến thức tổng hợp cực kỳ chắc chắn và đặc biệt rất chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Một kỷ niệm khó quên nữa là khi anh Nguyễn Văn Hoài phải ôn luyện tiếng Anh để vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ. Đây là điều kiện tiên quyết để anh có thể sang nước Úc du học. Tiếng Anh thời kỳ đó là bài toán “nan giải” với cậu học sinh ở một tỉnh nghèo, xa Thủ đô mấy trăm cây số. Hai mẹ con anh phải lặn lội ra Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của những mối quan hệ quen biết để tìm được một thầy giáo tiếng Anh đúng chuẩn của nước Úc. Tìm được thầy đã khó, thuyết phục để thầy dạy học lại càng khó hơn. Sau hai tiếng kiểm tra trình độ cơ bản, cộng thêm thấu hiểu niềm đam mê học hỏi từ chàng trai giàu nghị lực, thầy giáo đã đồng ý dạy. Mãi đến tận khi anh thi đậu học bổng sang Úc du học, người thầy giáo vì cảm kích sự hiếu học của anh đã từ chối nhận bất cứ một đồng học phí nào.
Còn nhớ khi trả lời phỏng vấn chuyên mục “Khách mời ngày thứ bảy” của Báo Quảng Bình những ngày đầu năm mới Đinh Sửu 1997, chàng trai du học sinh năm nào đã thẳng thắn khẳng định: “Học tập là con đường tốt nhất cho thanh niên khi bước vào ngưỡng cửa tương lai…. Thanh niên trong thời đại mới muốn cống hiến nhiều cho bản thân, gia đình, xã hội, vấn đề hàng đầu là phải học tập thật tốt…”. Phương châm đó đi suốt những năm tháng tuổi trẻ của cậu học sinh đất Quảng hiếu học. Sau khi hoàn thành khóa học ở Úc, anh Nguyễn Văn Hoài tiếp tục học Cao học tại thành phố Bangkok (Thái Lan). Dành bằng thạc sĩ loại xuất sắc, từ chối học bổng nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, anh trở về nước và vượt qua nhiều ứng cử viên “nặng ký” để trở thành chuyên viên của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Thủ khoa… “lặng lẽ”
Video đang HOT
Đến Trường THPT Chuyên Quảng Bình để hỏi thông tin về các thủ khoa niên khóa trước năm 2000, thật bất ngờ, khi chúng tôi lại được gặp chính một thủ khoa năm xưa – thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn, Hiệu phó nhà trường. Chúng tôi gọi thầy là thủ khoa… “lặng lẽ” cũng không sai, bởi hầu như ít ai ở trường, từ các thầy cô giáo đến các em học sinh, biết được thông tin “quý giá” trên. Quê ở xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, chàng trai thư sinh sinh năm 1979 này đã “dành dụm” được một “vốn liếng” kha khá trước khi giành được danh hiệu thủ khoa đại học: học sinh giỏi suốt 3 năm học cấp 3, đạt giải ba toàn tỉnh môn toán, tham gia đội tuyển quốc gia môn toán của tỉnh…
Trong kỳ thi đại học năm 1997, thầy Nguyễn Minh Tuấn đã đỗ thủ khoa Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng với số điểm 27, không chỉ vậy, thầy cũng đạt thành tích cao tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (24,5 điểm) và Trường đại học Giao thông – Vận tải Hà Nội (26,5 điểm). Khi được hỏi vì sao không theo hai ngành “hấp dẫn” là kinh tế và giao thông, mà lại lựa chọn con đường sư phạm nhọc nhằn, thầy giáo trẻ đã trả lời sư phạm là ước mơ từ thuở bé, và việc biến ước mơ đó thành hiện thực sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Và có lẽ, cũng còn bởi một nguyên nhân khác, tại thời điểm đó, với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, theo nghề sư phạm, thầy sẽ làm giảm phần nào gánh nặng học phí cho các bậc sinh thành.
Thầy Nguyễn Minh Tuấn – từng là Thủ khoa Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng năm 1997 – luôn miệt mài với sự nghiệp trồng người.
Năm 2001, thầy Nguyễn Minh Tuấn về giảng dạy tại Trường THPT chuyên Quảng Bình. Từ đó đến nay, với niềm đam mê và sự nỗ lực, quyết tâm, thầy đã đạt nhiều thành tích trong công tác như đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bằng khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi… Năm 2006, thầy cũng hoàn thành khóa học cao học tại Trường đại học Sư phạm Huế. Từ năm 2012, thầy Nguyễn Minh Tuấn được tín nhiệm giữ chức Hiệu phó Trường THPT Chuyên Quảng Bình.
Những thế hệ thủ khoa tiếp theo vẫn không ngừng phấn đấu tiếp nối thành tích mà các anh chị đi trước đã đạt được. Thủ khoa Trường đại học Y Huế năm 2010 – em Nguyễn Trung Kiên – đang theo đuổi ước mơ doanh nhân của mình ở thủ đô Pari, nước Pháp. Em Lê Văn Lâm, thủ khoa Trường đại học Đà Nẵng và á khoa Trường đại học Y Huế năm 2011, đang du học chuyên ngành hóa dầu tại Liên bang Nga… Không đạt danh hiệu thủ khoa đại học, nhưng nhiều người con đất Quảng đã có những thành tích rất đáng tự hào. Anh Trần Đức Long-người đạt Huy chương đồng môn sinh học tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 1999 và là học sinh đạt huy chương Quốc tế đầu tiên ở Quảng Bình-sau khi tốt nghiệp xuất sắc lớp cử nhân tài năng Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện đang hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Singapore.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải – người đạt giải ba quốc gia môn toán đầu tiên của Quảng Bình và thi đậu cả 3 Trường đại học – đang công tác giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Và còn rất nhiều những cá nhân xuất sắc thuộc thế hệ sau khác như kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa… vẫn đang nỗ lực làm rạng danh quê hương Quảng Bình ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Theo Báo điện tử Quảng Bình
Cô bé bán rau trở thành thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội
Với nụ cười hiền hậu, tràn ngập vẻ lạc quan của Loan đã tạo được nhiều thiện cảm cho người đối diện.
Gặp Loan trong những ngày cuối cùng trước khi bạn bước vào đợt kiến tập đầu tiên của một sinh viên năm 2.
Từ cô bé bán rau đỗ thủ khoa đại học
Sinh ra tại một vùng quê nghèo tại tỉnh Vĩnh Phúc, Loan lớn lên trong một gia đình thuần nông. Vất vả với những công việc đồng áng giúp đỡ cha mẹ, Loan kể: "Buổi sáng mình thường dậy sớm hái rau để mẹ mang ra chợ bán. Khi mẹ bận việc, mình lại phải đi chợ bán rau thay mẹ". Tuy nhiên, nữ thủ khoa vẫn không quên đi nhiệm vụ học hành thật giỏi để làm cha mẹ vui lòng.
Từ một cô bé bán rau, Loan đã cố gắng phấn đẩu để trở thành thủ khoa và thực hiện ước mơ của mình.
Trong suốt 12 năm học, Loan đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, cùng nhiều giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi. Với niềm đam mê và năng khiếu Lịch sử - một môn học ít được giới trẻ quan tâm hiện nay, vào năm lớp 12 Loan đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Và niềm vui như vỡ òa khi trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011, Nguyễn Thị Loan là thí sinh có điểm thi khối C cao nhất cả nước với 26 điểm. Gặp Loan lúc này đã là sinh viên của trường đại học Sư phạm Hà Nội và cùng lắng nghe những chia sẻ của Loan về quá trình học tập rèn luyện cũng như ước mơ, sư phấn đấu nỗ lực của cô bạn.
Chào Loan, bạn cho biết cảm nhận của bản thân khi biết mình là thủ khoa đại học
Khi biết tin mình đậu thủ khoa, mình thật sự rất vui vì đây là lần đầu tiên mình được đứng Nhất, và được mọi người biết đến. Mình đã đem lại niềm tự hào cho thầy cô, bạn bè, viết tiếp truyền thống học của lớp Chuyên sử địa nói riêng và của trường Chuyên Vĩnh Phúc. Đem lại niềm tự hào cho gia đình và dòng họ.
Bạn có thấy áp lực khi bước vào học trường đại học với danh hiệu thủ khoa?
Mình rất thấy khá áp lực vì cái tiếng Thủ khoa quá lớn. Ai cũng nghĩ mình giỏi cho nên mình phải cố gắng hết sức học tập, để không làm mất đi sự tin tưởng của bạn bè, thầy cô trong khoa dành cho mình.
Bạn đã gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập ở trường đại học?
Mới học đại học, mình thấy rất khó khăn nhất là việc học theo lớp tín chỉ số lượng sinh viên học quá đông. Lớp ồn ào, mình không tập trung học được và phương pháp giảng dạy cũng khác cấp 3 các thầy cô giáo chỉ hướng dẫn mình cách học 1 cách khái quát thôi. Chủ yếu là do bản thân sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu.
Đến sinh viên giỏi và khát khao được khẳng định mình
Vượt qua những khó khăn khi học tập ở trường ĐH, tiếp xúc với các môn học mới, cách giảng dạy hoàn toàn khác so với ở trường THPT, Nguyễn Thị Loan đã trải qua năm đầu ĐH của mình với kết quả học tập đạt loại giỏi, kết quả rèn luyện xuất sắc, được nhận học bổng và bằng khen của trường và được tham gia lớp bồi dưỡng Đoàn viên ưu tú - Cảm tình Đảng do nhà trường tổ chức.
Với kết quả học tập và rèn luyện tốt như vậy, nếu có cơ hội bạn có ra nước ngoài học tập và công tác không?
Nếu có cơ hội ra nước ngoài học tập và công tác thì mình sẵn sàng đi để thử sức mình, mở rộng kiến thức. Vốn môi trường học tập, làm việc ở nước ngoài là niềm ao ước của nhiều sinh viên Việt Nam để được khẳng định mình.
Bạn hãy chia sẻ quá trình ôn luyện cho kỳ thi vào ĐH của mình? Bạn có lời khuyên gì cho các sĩ tử sẽ chuẩn bị bước vào kỳ thi ĐH cam go sắp tới, nhất là các sĩ tử thi khối C.
Quá trình ôn thi của mình cũng khá là thoải mái bởi vì mình được học trường Chuyên của tỉnh. Ngay từ năm lớp 10, ngoài việc học theo đúng lịch học chung do Bộ giáo dục quy định thì trường mình có sắp xếp cho các lớp Chuyên Sử - Địa các tiết học thêm. Trong các tiết học đó mình được thầy cô giáo rèn luyện về kiến thức, kĩ năng phân tích ,tư duy ,liên hệ kiến thức. Có thể nói, ngay từ đầu năm cấp 3 mình đã ôn luyện để thi đại học. Kiến thức đi thi đại học là tổng hợp kiến thức của 3 năm cấp 3 tích luỹ được.
Bên cạnh đó, trong thời gian ôn thi, mình cũng nhận được sự chăm sóc, ủng hộ, động viên của gia đình và thầy cô giúp cho mình thêm tự tin và sẵn sàng.
Theo mình thì học các môn khối C không chỉ đơn thuần là học thuộc và học tủ hay có thể ôn cấp tốc được. Để hiểu kiến thức thực sự thì đó là cả quá trình tích luỹ của cả quá trình học từ năm cấp 3. Khi học nên vận dụng tư duy để phân tích và biết liên hệ, tổng hợp kiến thứ, ghi nhớ theo logic.
Mình xin chúc các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi ĐH tới có một sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn và lòng quyết tâm để chinh phục những đỉnh cao của bản thân mình.
Theo TTVN
Gặp chàng thủ khoa tài giỏi của trường Cảnh sát Xuất thân từ miền đất của quê hương quan họ, Nguyễn Tường Lâm, thủ khoa của Đại học Cảnh sát nhân dân năm 2012 có một thành tích học tập đáng khâm phục. "Mình luôn mong muốn được giúp đỡ mọi người trong xã hội. Mình chọn nghề công an vì nghề này giúp ích được cho xã hội rất nhiều. Mặc dù...