Thủ khoa đại học “lạ đời”: 2 lần bỏ học, 10 năm mới tốt nghiệp
Phạm Việt Dũng (SN 1990) học tới 3 trường đại học, 2 lần trước đó cậu đều bỏ ngang. Tới bến đỗ cuối là ĐH Sư phạm Hà Nội, Dũng tốt nghiệp hạng Thủ khoa. Chuyện về “đời sinh viên” của Dũng rất lạ lùng.
Sơ lược về quá trình học tập của Phạm Việt Dũng – một trong 2 Thủ khoa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2020:
- 06/2020: Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc khoa Vật lí Đại học Sư phạm Hà Nội với điểm trung bình chung tích lũy: 3.94/4.00.
- 08/2016 – 06/2020: Sinh viên chính quy khoa Vật lý, đại học Sư phạm Hà Nội.
- 2010-2014: Sinh viên ngành Vật lý và Vật lý ứng dụng, đại học công nghệ Nanyang (NTU, Singapore).
- 2008-2010: Sinh viên ngành Điện Điện tử đại học Bách Khoa Hà Nội (Chương trình Tiên tiến – Trung tâm Tài Năng ĐHBKHN).
- 2005-2008: Học sinh trường THPT Phan Đình Phùng. Tốt nghiệp loại Giỏi.
Đỗ đại học Bách Khoa Hà Nội với điểm thi đại học 27,5/30 với điểm 10.0 môn Vật lý, 8,5 môn Toán và 9,2 môn Hóa.
Con đường đến với tấm bằng cử nhân dài hơn 10 năm
Phạm Việt Dũng – Một trong 2 thủ khoa của ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2020 – chia sẻ câu chuyện thú vị về con đường học tập của cậu.
Phạm Việt Dũng là sinh viên lớp Sư phạm Vật lí tiếng Anh. Mặc dù tốt nghiệp cùng lứa sinh viên sinh năm 1998 nhưng cậu sinh năm… 1990.
Thực tế, trường ĐH Sư phạm Hà Nội là trường đại học thứ 3 mà Việt Dũng ghi danh. Trước đó, nam sinh này đã từng học ngành kỹ sư điện điện tử ở Đại học Bách khoa và tiếp đó là ngành Vật lí và Vật lí ứng dụng tại ĐH công nghệ Nanyang Singapore. Điểm cuối cùng trên con đường “đời sinh viên” của Dũng mới là ĐH Sư phạm Hà Nội.
Đây là một nam sinh học giỏi. Có thể khẳng định điều đó khi cậu từng đạt 27,4 điểm thi đại học khối A, trong đó có một môn đạt điểm tuyệt đối.
Dũng cũng từng vượt qua kỳ thi được cho khá khó khăn của Đại học Công nghệ Nanyang. Và tất nhiên không thể không kể tới thành tích tốt nghiệp Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội mới đây của Dũng.
Lần đầu tiên bước vào ngưỡng cửa đại học là khi Dũng còn rất trẻ nên cậu khao khát được tới với chân trời cao hơn, xa hơn là ĐH Nanyang (Singapore).
Do vậy, nam sinh này đã cố kiếm cho mình học bổng để được học tập về ngành mà cậu đam mê trong một môi trường năng động và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nhất lúc bấy giờ.
Dũng tâm sự: “Khi đặt chân tới Singapore, mình đã bị choáng ngợp hơn nữa bởi cơ sở vật chất của trường vô cùng hiện đại và đầy đủ.
Nhưng Vật lí lại không phải là thứ mình học được nhiều nhất khi bước chân đi du học. Mình đã tham gia những hoạt động ở ngoài trường, được đi nhiều nơi và gặp nhiều người hơn, và trong đầu mình bắt đầu xuất hiện một câu hỏi mà chính câu trả lời sau này đã đưa mình về với ĐH Sư phạm Hà Nội. Đó là: Tại sao đất nước của họ lại phát triển hơn quê hương của mình, từ một làng chài nhỏ bé, tại sao họ lại có thể vươn lên mạnh mẽ như vậy?
Câu hỏi đó ám ảnh lấy mình suốt một thời gian dài, và cuối cùng thì mình tìm ra câu trả lời cho bản thân: Một phần rất lớn, đó chính là giáo dục.
Sau khi tìm ra câu trả lời, một lần nữa mình lại bị ám ảnh bởi nó. Lần này một câu hỏi khác nảy lên trong đầu mình, đó là: Liệu mình có thể làm gì để giúp đất nước không?.
Câu hỏi đó tưởng chừng như quá lớn với một cái đầu bé nhỏ của một chàng thanh niên mới ngoài 20, đơn thương độc mã nơi đất khách quê người. Nhưng cuối cùng, sau những đấu tranh, mình quyết định trở về Việt Nam, ôn thi lại và học tại ĐH Sư phạm Hà Nội cho tới ngày hôm nay”.
Đóng góp cho giáo dục nước nhà theo cách riêng
Video đang HOT
Việt Dũng tham gia một ngày hội giáo dục hỗ trợ đối tượng học sinh.
Chàng trai 9x lí giải rằng cách thức mà cậu cống hiến, đóng góp cho cộng đồng là tạo ra một kênh chuyên về chế tạo các sản phẩm, các dụng cụ thí nghiệm mang tên “Vui học STEM”.
Khi được trực tiếp dạy học, được tiếp xúc với học sinh, với phụ huynh, Việt Dũng nhận ra, giáo dục cần nhiều hơn thế rất nhiều.
“Ngoài việc luôn cố gắng sáng tạo để làm cho những tiết học hấp dẫn và hiệu quả nhất có thể, đầu tiên mình sẽ dạy học sinh của mình không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại từ đầu nếu như chúng ta có mục tiêu không thể lay chuyển và một quyết tâm sắt đá. Khi đó, mọi khó khăn đều chỉ là thử thách”, Dũng nói.
Anh tiếp lời: “Mình đã từng bị gia đình phản đối rất nhiều với quyết định về Việt Nam trong khi mình có thể học lên cao và làm việc tại nước ngoài với một mức thu nhập không nhỏ.
Việc mình về nước là một việc rất khó chấp nhận và làm gia đình rất sốc. Nhưng mình đã dần thuyết phục được gia đình mình bằng niềm tin của bản thân, bằng những thành tích và kết quả mình dần đạt được trong quá trình học tại ĐH Sư phạm Hà Nội”.
Hiện tại, mặc dù muộn, nhưng Việt Dũng tin rằng cậu đã làm cho gia đình tự hào, không chỉ vì kết quả đã đạt được, mà hơn hết là vì cậu đã dám sống với mơ ước tưởng chừng viển vông, dám đánh đổi rất nhiều thứ vì lý tưởng đã tự đặt ra khi còn trẻ.
“Đừng sợ thử thách. Khi mục tiêu, niềm tin và quyết tâm của chúng ta lớn hơn tất cả mọi thử thách, chúng ta nhất định sẽ đi tới đích. Đó là điều đầu tiên mình sẽ dạy học sinh của mình”, Dũng chia sẻ.
9x này tin rằng: “Một người giáo viên là một người làm được 3 việc: Mở ra trí óc, cầm lấy bàn tay và chạm tới trái tim”.
Đối mặt với định kiến và dư luận
Dũng đam mê thể thao. Đây là một trong những cách mà 9x thực hiện để rèn luyện ý chí của bản thân
Khi được hỏi rằng mất 10 năm học đại học có phải là đi đường vòng hay không, Dũng thẳng thắn đáp: “Gọi là đường vòng cũng đúng và gọi là đường thẳng cũng đúng.
Nó vòng với những người khác vì nó quá ngoằn ngoèo, nhưng đối với bản thân mình, mình phải trải qua từng đó bước mới nhận ra được mình thực sự cần gì và muốn gì.
Nếu không có bước đi du học thì sẽ không có sự thay đổi mang tính bước nhảy về tư duy như mình đã có. Thay đổi tư duy là một quá trình và quá trình này đối với mình thì cần những bước như mình đã đi qua.
Thế nên nó là đường vòng với rất nhiều người, nhưng nó là thẳng đối với bản thân mình”.
Gia đình và những người xung quanh tại thời điểm Dũng bắt đầu làm lại hầu hết có những nhận định giống nhau là cậu đã phí thời gian và là quyết định sai lầm.
Nhưng dần dần khi Dũng tiếp tục tiến lên và đạt được những thành quả ngoài mong đợi, gia đình mình dần tin tưởng và ủng hộ mình. Cậu tin rằng nhận định của những người xung quanh cũng dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực như vậy.
Trong tâm trí của Việt Dũng hiện tại chỉ có mong muốn duy nhất là đóng góp cho giáo dục, còn các dự định khác cậu chưa nghĩ tới.
Gần nhất, Dũng sẽ tiếp tục phát triển những ý tưởng giáo dục mới lạ, tích cực và chia sẻ với các thầy cô, học sinh và phụ huynh trên cả nước thông qua dự án “Vui học STEM”.
Thủ khoa, quái nhân hay vĩ nhân?
Theo Dũng, trở thành thủ khoa thực ra chỉ là kết quả đi kèm cho việc cậu thực sự có một mục tiêu rõ ràng và phấn đấu hết mình cho mục tiêu đó.
“Mình bước chân vào đại học Sư phạm Hà Nội với mục tiêu học nhiều nhất có thể để đóng góp được tốt nhất cho giáo dục – mong mỏi lớn nhất của mình khi bước chân về Việt Nam.
Khi đã có mục tiêu lớn đó, mình học tất cả những lúc có thể, không chỉ học trên trường lớp, sách vở mà còn đi ra ngoài, gặp gỡ nói chuyện với những người đang thực sự làm giáo dục để học thực tế, học về những điều tốt và những tồn tại của nền giáo dục Việt Nam để có thể tự đưa ra những giải pháp mà mình nghĩ bản thân có thể thực hiện được.
Khi đó, điểm số chỉ đơn giản là sự phản ánh của lượng kiến thức mình học được, và học được nhiều thì điểm sẽ cao. Lúc đó thì tự bản thân sẽ tạo ra một phương pháp học tập hiệu quả cho riêng mình. Quan trọng nhất luôn là mục tiêu và động lực thực hiện mục tiêu đó”, Dũng nói.
Nhiều người biết câu chuyện của Việt Dũng đều cảm thấy lạ lùng. Có người cho rằng cậu là “quái nhân”, cũng có người nói “vĩ nhân thì khác người”.
Riêng Dũng cho rằng: “Vĩ nhân thì khác người nhưng khác người chưa chắc là vĩ nhân. Mình không rõ định nghĩa của “vĩ nhân” là như thế nào và thật lòng mà nói mình cũng không quan tâm lắm về định nghĩa đó.
Mình chỉ đơn giản là đã tìm ra công việc mà mình yêu thích và đam mê, và sống hết mình vì nó. Cũng như những vận động viên đam mê thể thao hay những họa sĩ đam mê vẽ tranh.
Mình chỉ là một người bình thường muốn cống hiến và đóng góp cho những người khác thông qua con đường là giáo dục và sẽ cố gắng hoàn thành tốt những mục tiêu mình đã đặt ra.
Có là vĩ nhân hay không thì mình không đủ trình độ để tự đánh giá, câu hỏi này xin được nhường cho những người quan sát và theo dõi mình cũng như tất cả những người đang hàng ngày hàng giờ phấn đấu vì một mục tiêu rõ ràng mà họ đã đặt ra cho bản thân”.
Một số thành tích học tập của Việt Dũng:
- Giải Khuyến khích kỳ thi Học sinh giỏi môn Vật lý Thành phố Hà Nội năm 2017.
- 2 giải Nhất kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc 2018, 2019
- 3 giải Nhì kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc 2017 và 2018, 2019.
- Giải Nhì cuộc thi Sáng tạo đồ dùng dạy học của khoa Vật lý, ĐHSPHN
- Giải Nhất phần thi “Giải bài tập Vật Lý” khoa Vật lý ĐHSPHN năm 2018, 2019
- Giải Nhất phần thi “ Video giảng dạy Vật lý” khoa Vật lý ĐHSPHN năm 2018
- Giải Nhì phần thi “Video giảng dạy Vật lý” khoa Vật lý ĐHSPHN năm 2019
- Giải Khuyến khích Olympic Tiếng Anh chuyên Toàn quốc 2017
- 2 lần nhận học bổng Odon Vallet năm 2018, 2019 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Giải Ba cuộc thi “The first international service learning SL/STEM competition” do Đại sứ quán Ireland tổ chức.
- Học bổng trường ĐHSPHN các kỳ học 1,2,3,4,5,6,7.
- Danh hiệu Sinh viên tiêu biểu cấp trường, trường ĐHSPHN năm học 2016-2017.
Điểm thi tốt nghiệp phổ thông Nam Định dẫn đầu cả nước rất thuyết phục (phần 1)
Nếu theo dõi các kỳ thi ở Nam Định thì vị trí số 1 mà tỉnh này đạt được trong năm nay không có gì bất ngờ vì vị trí này đã được duy trì trong nhiều năm liền.
Qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (trước đây) và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (năm nay) chúng tôi nhận thấy có nhiều địa phương có điểm thi, vị trí xếp hạng không ổn định, thường có nhiều thay đổi.
Nhưng với riêng Nam Định thì lại hoàn toàn khác, tỉnh này nhiều năm liền đứng vững ở vị trí số 1 cả nước về điểm trung bình các môn thi. Trong đó, đa số các môn thi đều nằm trong tốp đầu cả nước, rất ít khi có môn thi nằm ngoài tốp 10.
Chính vì hiệu quả giảng dạy ổn định ở các cấp học nên kỳ thi này dù Bộ chấm hay Sở chấm thi thì điểm số, vị trí xếp hạng số 1 của Nam Định vẫn không hề thay đổi trong nhiều năm trời.
Phổ điểm thi môn Hóa học của Nam Định - (Ảnh: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Nam Định)
Nhìn lại vị trí xếp hạng các môn thi trong 3 năm qua của Nam Định
Không phải bây giờ mà đã từ rất lâu, Nam Định được xem là đất học của cả nước với chất lượng đồng đều giữa các cấp, các môn học nên địa phương này liên tục nằm ở tốp đầu cả nước trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Chẳng hạn, trong nhiều kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (trước đây) hay tốt nghiệp trung học phổ thông (năm nay) Nam Định luôn khẳng định được vị trí số 1 của mình.
Chúng tôi liệt kê lại điểm thi trung bình các môn thi trong 3 năm gần đây nhất là các năm 2018, 2019, 2020 (xếp theo thứ tự từ năm 2018 đến 2020) để thấy các môn thi của Nam Định luôn có vị trí rất đáng khâm phục.
Môn Toán, cả 3 năm đều xếp ở vị trí số 1 cả nước. Môn Ngữ Văn xếp ở các vị trí 8-3-3; môn Vật lí xếp ở vị trí 4-2-1; môn Hóa học xếp ở vị trí 2-1-1;
Môn Sinh học xếp ở vị trí 13-13-10; môn Lịch sử xếp ở vị trí 9-4-2; môn Địa lý xếp ở vị trí 5-4-2; môn Giáo dục công dân xếp ở vị trí 7-4-3; môn Tiếng Anh xếp ở vị trí 5-5-5.
Như vậy, chúng ta thấy rằng trong 3 kỳ thi vừa qua thì tỉnh Nam Định chỉ có môn Sinh học là có 2 năm nằm ngoài tốp 10. Nhưng, có 4/9 môn thi luôn duy trì trong tốp 5 tỉnh có điểm cao nhất nước.
Đặc biệt, địa phương này nhiều năm liền đứng đầu cả nước về môn Toán và tất cả các môn thi qua mỗi năm đều xếp ở vị trí bằng hoặc cao hơn năm trước.
Điều này cho thấy tính ổn định và chất lượng ngày một được nâng cao hơn để khẳng định vị trí, hiệu quả trong giáo dục và đào tạo của Nam Định.
Năm 2020, Nam Định khẳng định vị trí số 1 thuyết phục
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, Nam Định đứng ở vị trí số 1 về điểm trung bình các môn thi (6,928 điểm), trong đó có nhiều môn thi đứng ở vị trí số 1.
Môn Toán xếp ở vị trí số 1, có điểm trung bình là 7, 633 điểm; môn Ngữ văn đứng ở vị trí số 3, có điểm trung bình là 7, 273 điểm, môn thi này có 1 trong 2 thí sinh trên cả nước đạt điểm 10 tuyệt đối;
Môn Vật lí đứng ở vị trí số 1, có điểm trung bình là 7,211 điểm; môn Hóa học đứng ở vị trí số 1, có điểm trung bình là 7,296 điểm; môn Sinh học đứng ở vị trí số 10, có điểm trung bình là 5,934 điểm;
Môn Lịch sử đứng ở vị trí số 2, có điểm trung bình là 5,887 điểm; môn Địa lý đứng ở vị trí số 2, có điểm trung bình là 7,284 điểm; môn Giáo dục công dân đứng ở vị trí số 3, có điểm trung bình là 8,709 điểm; môn Tiếng Anh đứng ở vị trí số 5, có điểm trung bình là 5,107 điểm.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 thì cả 9 môn thi của Nam Định đều nằm trong tốp 10. Nhưng, có tới 8/9 môn thi nằm ở tốp 5, trong số có 3 môn: Toán, Lí, Hóa đều đứng ở vị trí số 1.
Kết quả của Nam Định không bất ngờ
Nếu theo dõi các kỳ thi ở Nam Định xuyên suốt nhiều năm thì kết quả số 1 mà tỉnh này đạt được trong năm nay không có gì bất ngờ vì vị trí số 1 đã được tỉnh này duy trì trong nhiều năm.
Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, Nam Định đứng ở vị trí số 1 với số điểm trung bình các môn là 5,32 điểm. Năm 2017 đứng ở vị trí số 1 với điểm trung bình là 5,86 điểm.
Năm 2018, Nam Định cũng đứng ở vị trí số 1 cả nước với điểm trung bình các môn là 5,478 điểm. Sang năm 2019, Nam Định vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước với điểm trung bình các môn là 5,91 điểm.
Và, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 này thì Nam Định vẫn chễm chệ ở vị trí số 1 cả nước với mức điểm trung bình là 6,928 điểm.
Vị trí số 1 ổn định trong nhiều năm tất nhiên nó có nhiều yếu tố đan xen, cộng hưởng lại. Điều mà chúng ta thấy được là ngay cả kỳ thi tuyển sinh 10 hàng năm thì Nam Định vẫn là một địa phương luôn lấy điểm đầu vào rất cao.
Trong 2020 này, có nhiều địa phương lấy điểm chuẩn đầu vào khá thấp. Tuy nhiên, Nam Định vẫn duy trì được điểm đầu vào khá ổn định, tất cả các trường trung học phổ thông công lập đều lấy điểm đầu vào từ 5 điểm/ môn trở lên.
Chính vì sự ổn định về chất lượng giữa các cấp học, giữa các địa bàn với nhau trên toàn tỉnh nên từ lâu Nam Định luôn khẳng định được "thương hiệu" của mình.
Mời các bạn sẽ xem tiếp phần 2 qua cuộc trao đổi, trò chuyện với thầy Cao Xuân Hùng- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định.
Nữ thủ khoa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội Nguyễn Thị Năm là thủ khoa tốt nghiệp của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Nữ sinh giành học bổng, tham gia nhiều cuộc thi vẽ, thiết kế sản phẩm. Nguyễn Thị Năm (sinh năm 1997) là sinh viên khoa Tạo dáng công nghiệp, ngành Thiết kế công nghiệp, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Trong đợt xét tốt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk
Thế giới
15 phút trước
Nam Định truy tố 37 bị can tham nhũng, kỷ luật 51 đảng viên
Pháp luật
15 phút trước
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Sức khỏe
16 phút trước
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
16 phút trước
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
20 phút trước
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
21 phút trước
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
23 phút trước
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
24 phút trước
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
29 phút trước
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
1 giờ trước