Thủ khoa CĐ Thương mại Đà Nẵng đạt 28 điểm
Hômn qua 3/8, Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng công bố điểm thi của thí sinh thi vào các ngành đào tạo của trường. Theo đó, năm nay, trường có 2 thủ khoa cùng có tổng điểm 3 môn thi (đã làm tròn) đạt 28 điểm.
Hai thí sinh cùng đỗ thủ khoa gồm: Thí sinh Phan Thị Thanh Phương, dự thi khối A, SBD CMS.A 5133, điểm cụ thể từng môn: Toán 10 Lý 9 và Hóa 9 Thí sinh Lê Hòa, dự thi khối A, SBD CMS.A2259, điểm cụ thể từng môn: Toán 9 Lý 9,25 Hóa 9,5.
Được biết, năm nay có hơn 12.500 thí sinh thi vào CĐ Thương mại Đà Nẵng. Chỉ tiêu tuyển sinh CĐ năm học 2012 – 2013 của trường là 1.500 SV. Ông Nguyễn Bá Hiền, Hiệu trưởng trường CĐ Thương mại cho biết, dự kiến điểm chuẩn vào trường năm nay khoảng 15 điểm. Một số ngành, có kết quả thi của thí sinh cao, nên dự kiến điểm chuẩn cao. Chẳn hạn ngành Tài chính – Ngân hàng, dự kiến điểm chuẩn ngành này năm nay khoảng 17,5 điểm.
Khánh Hiền
Video đang HOT
Theo dân trí
Con đỗ đại học, cha mẹ toát mồ hôi
Ngày nhận kết quả thi của con cũng là ngày bố mẹ lại bắt đầu vào một vòng quay mới với nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Với các gia đình có điều kiện kinh tế thì việc lo cho ăn học ở thành phố không phải là chuyện lớn. Đỗ đại học sẽ là niềm vui trọn vẹn. Nhưng với những gia đình khó khăn, khi con em đỗ đại học, còn canh cánh nỗi lo với chặng đường dài trước mắt, đâu chỉ toàn niềm vui.
Bán cả bò, bê chuẩn bị tựu trường
Câu chuyện của gia đình chị Nguyễn Thị Cườm (Duy Tiên, Hà Nam) khá tiêu biểu cho những gia đình nông thôn nghèo quyết cho con em theo đuổi giấc mơ đèn sách. Nhà có 2 cô con gái, cô lớn hiện đang là sinh viên năm 3 và năm nay cô em thi đỗ Học viện Hậu cần. Với chị Cườm đó là niềm vui, là sự an ủi lớn. Nhưng ít ai biết được trong lòng chị lúc này đang chất chứa nỗi lo làm sao kiếm đủ tiền cho con lên thủ đô học. Người chồng làm thợ xây trên Hà Nội, còn chị ở nhà chỉ làm ruộng, chăn con bò, con bê với mong muốn có đủ tiền cho 2 cô con gái ăn học. Nhưng câu chuyện nhà nông hình như bao lâu nay vẫn vậy, chị phải bán cả bò, bê khi nhận được tin con gái thứ hai đỗ đại học. Số tiền để chuẩn bị cho việc nhập học của cả 2 người con không phải là nhỏ. "Biết bán bò đi lúc này chẳng được bao nhiêu nhưng không bán thì lấy tiền đâu cho 2 đứa nhập học. Đủ tiền cho 2 đứa đã, ở nhà thì lại tự lo liệu sau", chị tâm sự. Thu nhập nhà nông chẳng đáng là bao, cộng thêm lương thợ xây của người chồng, thêm một đứa con đỗ đại học, nỗi lo hiện rõ trên khuôn mặt người mẹ đã bao năm dãi dầu nắng mưa.
Chị Cườm đã phải bán cả bò để có tiền cho con nhập học
Làm nhiều hơn cho con nhập học
Phạm Phương Anh, cô sinh viên năm 2 trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đến giờ vẫn còn nhớ như in câu chuyện của gia đình mình những ngày này cách đây 1 năm. Là học sinh giỏi, thi đỗ đại học với điểm số cao nhưng ngày nhập học là biết bao lo lắng về vấn đề kinh tế gia đình. Bố mất, mẹ Phương Anh một mình tảo tần nuôi 2 chị em ăn học. Đỗ đại học, đi học xa đồng nghĩa với những khoản tiền cần tiêu cũng sẽ tăng lên. Phương Anh xin vào ở ký túc xá với mong muốn đỡ được phần nào tiền nhà cho mẹ trong những ngày đi học. "Để có đủ tiền cho mình nhập học, mẹ đã phải kiếm việc làm thêm ngoài giờ, làm tăng ca... Những ngày ấy mình thương mẹ nhiều lắm. Cũng may vào trường rồi, tiền học phí mình không phải đóng, các chi phí khác cũng cố gắng hạn chế nên mẹ mình đỡ vất vả phần nào. Năm nay thì đỡ hơn rồi, nhưng để đủ tiền cho mình mấy hôm nữa lên trường, mẹ cũng đã phải lo lắng, tiết kiệm nhiều lắm", Phương Anh tâm sự.
Phương Anh (bên trái) trong ngày lễ tốt nghiệp THPT
Còn rất nhiều câu chuyện về những người cha, người mẹ phải theo con lên tận Hà Nội với gánh hàng rong để lo cho con ăn học, những cô cậu tân sinh viên vừa chân ướt chân ráo đến với thủ đô đã bắt tay ngay vào tìm việc làm thêm. Bán hàng, phát tờ rơi, làm gia sư... tất cả đều chỉ mong muốn kiếm được ít tiền để tự trang trải cho cuộc sống của mình, để chia sẻ phần nào nỗi nhọc nhằn với cha mẹ.
Tự kiếm tiền nhập học, nuôi thân
Không chỉ có các bậc phụ huynh lo lắng mà ngay bản thân các em thí sinh cũng đầy những trăn trở khi đỗ đại học. Các em phải suy nghĩ xem mình sẽ bước vào cánh cổng trường đại học ra sao với biết bao bỡ ngỡ và khó khăn. Nhất là với những em gia đình khó khăn về kinh tế. Con đường đến với giảng đường đại học của các em nhiều chông gai, thử thách hơn bạn bè đồng trang lứa bởi ngoài nỗi lo về học hành, thi cử các em còn gánh cả nỗi lo về kinh tế. Cô học sinh Nguyễn Thị Ngọc Thúy (Hà Nam), thi đỗ Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội đã bắt tay đi làm ngay khi biết điểm thi đại học. Xin vào làm công nhân đóng gói tại khu công nghiệp Đồng Văn với mong muốn giúp đỡ được bố mẹ phần nào trong số tiền em cần để nhập học vào tháng 9 tới. Hoàn cảnh gia đình đã buộc em phải tự lao động để thực hiện được ước mơ đại học của mình. Thúy tâm sự: "Nhà em bố mẹ đều làm nông, nuôi em ăn học đến bây giờ tốn kém nhiều lắm. Đỗ đại học mà không biết có tiền nhập học không. Em xin đi làm để phụ giúp thêm cho bố mẹ, để đủ tiền mấy hôm nữa lên trường nhập học. Lên đại học rồi chắc em cũng đi làm thêm, tự lo cho mình, bố mẹ em ở nhà còn phải nuôi em em ăn học nữa".
Ngày các tân sinh viên đến với giảng đường đại học không còn xa nhưng trong nhiều gia đình, bài toán kinh tế vẫn chưa có câu trả lời. Con đỗ đại học vui lắm nhưng rồi biết lấy đâu tiền để nó học, thành phố tiêu cái gì cũng đắt, tốn lắm... đó là tâm sự của hầu hết những gia đình khó khăn về kinh tế có con đỗ đại học.
Theo khám phá
Trượt ĐH: Xin đừng gây sức ép cho con! Sau mỗi kỳ thi đại học, có không ít những câu chuyện đau lòng xảy ra. Luôn có những tờ giấy báo điểm "vô tình" biến thành giấy tử, thí sinh tìm đến cái chết để giải thoát trước sức ép trượt đại học. Cho đến nay đã có khoảng 200 trường đại học công bố điểm thi. Dù chưa có điểm chuẩn...