Thủ khoa 30 điểm của Học viện An ninh chỉ lỗi sai thí sinh thường mắc
Nguyễn Thị Kim Ngân – thủ khoa khối C năm 2016, cũng là thủ khoa Học viện An ninh – đã chỉ ra những lỗi thí sinh thường gặp phải khi làm bài thi THPT quốc gia.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1997) xuất sắc đạt điểm 3 môn khối C khiến nhiều người ngưỡng mộ – Văn: 9,25; Sử: 9,5 và Địa 9,75.
Ngoài ra, Ngân được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên ở khu vực nên đã được 30 điểm, trở thành thủ khoa khối C ở cụm thi số 17 do Đại học Xây dựng (Hà Nội) chủ trì.
Vì là thí sinh tự do nên 9X rất lo lắng và đã tập trung cao độ cho việc ôn luyện trong kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Năm 2015, cô đạt 25,5 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia. Cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên khu vực và 1 điểm đạt giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn nên tổng cộng Ngân được 28 điểm.
Lần đó, vì thiếu 1 điểm khi đăng ký xét tuyển vào Học viện An ninh nhân dân, cô gái này chỉ trúng tuyển nguyện 2 ở Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Vì yêu thích Học viện An ninh nhân dân từ lâu, hết học kỳ I ở Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Ngân đã xin bảo lưu kết quả học tập và trở về quê để tập trung ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
Với kết quả đạt được trong kỳ thi THPT, cô gái Lạng Sơn này đã đăng ký và đỗ thủ khoa Học viện An ninh nhân dân. Hiện tại, cô theo học chuyên ngành An ninh điều tra.
Kim Ngân cho rằng 3 môn khối C như “cỗ máy thần kỳ” đưa cô đến mọi nơi, mọi vùng đất vào mọi thời điểm. Từ đó, Ngân hiểu thêm về cuộc sống, về những con người cô chưa từng gặp.
Nữ sinh này học đều cả 3 môn Văn, Sử, Địa. Theo Ngân, vì đây là những môn học thuộc nên thí sinh cần lựa chọn cách học hợp lý để vừa nhớ sự kiện vừa hiểu được bản chất sự việc, vấn đề nêu lên trong từng bài học.
Ngay từ những năm cấp 2, Ngân đã có niềm đam mê học ba môn khối C.
Khoảng 2 tháng nữa là tới kỳ thi THPT quốc gia, nữ thủ khoa Kim Ngân cho rằng thời gian này, các thí sinh nên bắt đầu tổng hợp, xâu chuỗi các kiến thức đã học về các m ôn thi. Dần dần, thí sinh tiến tới làm đề thi để quen hơn với cách làm, luyện được kiến thức và tư duy một cách chắc chắn nhất.
Video đang HOT
Cô chia sẻ: “Mình nghĩ khối C có lượng kiến thức học thuộc khá nhiều nhưng đó là học thuộc trên cơ sở hiểu bản chất vấn đề đang nói đến. Thậm chí, có thể không cần mất quá nhiều thời gian học thuộc, thay vào đó, thí sinh nên làm bài tập và chú ý nghe giảng.
Những kiến thức học thuộc của khối C như những câu nói tiêu biểu, mốc sự kiện lịch sử… là dẫn chứng trong bài thi. Điều làm nên thành công của một bài thi gồm nhiều yếu tố như kỹ năng làm bài, tư duy, dẫn chứng cụ thể”.
Kim Ngân luôn dành nhiều thời gian cho việc làm các dạng bài tập theo sự hướng dẫn của cô giáo, từ đó, rèn được kỹ năng làm bài, củng cố kiến thức.
“Khi kỹ năng và kiến thức nắm tương đối vững, vào gần ngày thi, mình thường dành thời gian học thuộc nhiều hơn để trong quá trình làm bài tránh thiếu ý, mất điểm một cách đáng tiếc”, cô nói.
Thủ khoa Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra những lỗi thí sinh thường gặp phải. Thứ nhất, thí sinh thường bỏ qua khâu đọc kỹ đề và gạch ra những ý chính mà quên rằng đó là 2 bước quyết định hướng đi đúng hay sai của bài làm.
Thứ hai, thí sinh chưa xác định rõ câu hỏi do chưa đọc kỹ đề thi khiến bài viết trở nên lan man, không trọng tâm, không rõ ý.
Trong 3 môn Văn, Sử, Địa, cô thủ khoa này vẫn thích vẫn môn Lịch sử. Ngân khuyên thí sinh nên chia Lịch sử thành các giai đoạn và xem trong giai đoạn đó diễn ra những sự kiện gì. Sau đó, thí sinh làm bài tập theo chuyên đề.
Kim Ngân đã chỉ ra những lỗi thí sinh thường gặp phải trong làm bài.
Ví dụ về chuyên đề Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 hay chuyên đề Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp… để nắm vững sự kiện một cách chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, thí sinh cũng chú ý học thuộc vì Lịch sử là những sự kiện và mốc thời gian nên dễ lẫn lộn. Làm như vậy vì thí sinh không thể nhớ quá nhiều mốc thời gian và sự kiện nếu không học thuộc.
Năm nay, môn Lịch sử được đổi mới bằng hình thức thi trắc nghiệm, Ngân nghĩ đây là cách thi khá khó vì có nhiều câu hỏi về những chi tiểt dễ bị bỏ qua, nhiều câu có nội dung gần giống nhau. Vậy nên, thí sinh nên đọc thật kỹ vì không vững kiến thức rất dễ bị nhầm.
Đối với môn Văn, phần văn nghị luận có nhiều dạng bài, thí sinh nên chú ý tới đề bài yêu cầu phân tích, chứng minh hay bình luận. Thí sinh cần chú ý tới nội dung đề bài yêu cầu để tránh lạc đề.
Trong bài văn nghị luận, sĩ tử cần chú trọng luận điểm rõ ràng, dẫn chứng xác thực. Khi đọc đề bài nên gạch ý ra giấy nháp để tránh thiếu ý, sót ý trong khi viết.
Kim Ngân ủng hộ việc thí sinh học nhóm. Theo cô, học nhóm giúp sĩ tử tiếp thu nhanh hơn các sự kiện, mốc thời gian. Không chỉ vậy, trong lúc học nhóm, các sĩ tử có thể trao đổi nếu không biết hoặc chưa rõ về sự kiện nào.
Để có tâm lý tốt, thí sinh không nên đặt cho mình quá nhiều áp lực. Cô cho biết nhiều lúc áp lực giúp thí sinh có động lực để cố gắng, nhưng quá nhiều áp lực sẽ khiến mệt mỏi và học tập kém hiệu quả.
“Mình vẫn luôn tự nhủ rằng điều quan trọng với kỳ thi không phải là đỗ hay không, mà là bản thân đã cố gắng hết khả năng nên dù kết quả không cao cũng không phải quá nuối tiếc”, thủ khoa Đặng Thị Kim Ngân cho hay.
Theo Lưu Ly / VTC
Tăng tốc ôn thi lớp 10
Nhiều trường THCS tại TP.HCM đã lên kế hoạch ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10. Thời gian thi tổ chức sớm hơn mọi năm nhưng nhiều trường lại không có điều kiện dạy 2 buổi/ngày.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017-2018.
Theo phương án này, do năm nay kỳ thi THPT quốc gia tổ chức sớm hơn mọi năm nên kỳ tuyển sinh vào lớp 10 cũng tổ chức sớm hơn. Thời gian thi chính thức vào ngày 2 và 3/6.
Trường dạy một buổi gặp khó
Như mọi năm, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 được tổ chức vào ngày 11 và 12/6, do đó khi vừa kết thúc học kỳ II (từ ngày 18 đến 20/5) là thời điểm các trường tăng tốc ôn tập cho học sinh (HS) lớp 9 để chuẩn bị vào kỳ thi.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và HS dù dạy một buổi hay 2 buổi. Nhưng năm nay, do thời gian thay đổi, không ít trường lúng túng và bị động.
Tại trường THCS Colette (quận 3), ông Phan Huy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết kết quả kiểm tra học kỳ I vừa qua là cơ sở ban đầu để lên kế hoạch ôn tập phù hợp từng đối tượng HS.
Khi biết thời gian thi lớp 10 rút ngắn xuống 10 ngày, trường khá lo lắng vì bị động kế hoạch ôn tập cho các em. Theo ông Huy, trường không có điều kiện dạy 2 buổi/ngày nên thời gian thi sớm cũng là vấn đề gay go.
Học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn An (quận 1) đang gấp rút ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10. Ảnh: Đặng Trinh/Người Lao Động.
Một số trường lại có kế hoạch ôn tập cho HS ngay từ đầu năm học dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn, nhiều trường tổ chức thực hiện một số bài kiểm tra tại lớp có cấu trúc đề như thi vào lớp 10, cộng với kết quả thi học kỳ I để HS thử chọn nguyện vọng.
Tại trường THCS Điện Biên (quận Bình Thạnh), theo kết quả kiểm tra, trường đã tiến hành tổ chức phụ đạo cho khoảng 20% HS lớp 9 có học lực yếu, tăng tiết phụ đạo cho HS vào chiều thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần.
Cụ thể, môn Toán sẽ tăng thêm một tiết thành 3 tiết/tuần, Ngữ văn và Tiếng Anh tiếp tục tổ chức tăng thêm 2 tiết/tuần.
Tư vấn lựa chọn nguyện vọng phù hợp
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận 1 cho biết dù chưa có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể từ Sở GD&ĐT TP.HCM nhưng ngay từ đầu năm học, trường đã có kế hoạch tư vấn cho HS về lựa chọn nguyện vọng vào lớp 10 trong các giờ sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm.
"Cụ thể, lựa chọn nguyện vọng như thế nào để chắc ăn, cấu trúc đề thi, cách làm bài thi, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập của các trường THPT trong những năm gần đây để các em có thông tin tham khảo, cân nhắc để lựa chọn phù hợp", vị này cho biết.
Những trường dạy 2 buổi/ngày, tuy không phân định rõ thời gian ôn tập, cũng đã lên kế hoạch phụ đạo cho HS.
Bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (quận 1), cho biết hiện nay, trường có 6 lớp 9, mỗi lớp từ 40-45 em. Đặc thù là dạy 2 buổi nên trường không dự định tăng tiết ôn tập do lâu nay chương trình buổi 2 cũng là dành để củng cố, ôn tập, phụ đạo cho HS bên cạnh chương trình chính khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kế hoạch phụ đạo là kế hoạch làm quanh năm và không thu tiền. Sau khi kết thúc học kỳ II, nhà trường sẽ xin ý kiến phụ huynh, nếu phụ huynh đồng ý thì sẽ tiếp tục mở lớp phụ đạo, ôn tập cho HS yếu để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, 3 môn tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng tiếp tục sẽ là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT TP.HCM, do thời gian tuyển sinh lớp 10 sớm hơn những năm trước, các trường THCS phải đẩy nhanh kế hoạch giảng dạy, ôn tập cho HS. Các công tác khác như xét tốt nghiệp THCS, tư vấn chọn trường... cũng phải đẩy nhanh tiến độ.
Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tiếp tục được ra theo hướng đổi mới, vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Sở cũng khuyến khích các trường ra đề kiểm tra theo hướng này để HS làm quen, tập dượt.
Nội dung đề thi vào lớp 10 năm nay cũng như mọi năm, nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9 nhưng Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục tăng tính ứng dụng thực tiễn, gần gũi với cuộc sống vào đề thi giúp HS phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, tư duy.
Theo Đặng Trinh / Người Lao Động
Học sinh tự soạn tài liệu luyện thi Nguyễn Hoàng Gia Khánh, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP HCM), soạn một bộ tài liệu luyện thi THPT quốc gia 2015 gồm ba môn Toán, Hóa, Sinh dày 376 trang A4. "Đọc sách giáo khoa khó hiểu quá nên em tự soạn lại mấy môn học theo ý mình để luyện thi cho dễ", Nguyễn Hoàng Gia Khánh nói....