Thủ khoa 2 lần trượt đại học, bỏ dở sư phạm để tìm lối đi riêng
Trải qua hai lần trượt đại học với nhiều thất vọng và khủng hoảng, Vân vẫn tiếp tục đứng dậy, lấy lại sự tự tin cho bản thân và ngày càng bản lĩnh, dám đấu tranh vì những gì mình mong muốn.
Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyễn Hải Vân (cựu sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng) cho rằng “Việc trượt đại học 2 lần từng khiến em cảm thấy rất tiếc nuối và tự trách bản thân. Nhưng sau cùng, em nhận ra rằng hướng đi nào rồi cũng tới cái đích mà ta kỳ vọng”.
Bỏ dở Sư phạm trước sự phản đối của gia đình
Vân sinh ra ở Hà Nội, trong gia đình có mẹ làm ngành Y. Vì vậy, hơn ai hết, mẹ Vân hiểu nỗi vất vả mà những người trong ngành sẽ phải trải qua. Biết con gái muốn thi vào Trường ĐH Y Hà Nội, mẹ Vân ra sức phản đối.
Nguyễn Hải Vân, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Y tế Công cộng năm 2020.
Năm 2015, Vân thi vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội nhưng không đỗ. Trước sự quyết liệt của gia đình, Vân đành đăng ký vào ngành Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo mong muốn của bố mẹ.
“Giai đoạn đó em hoàn toàn sụp đổ. Bố mẹ có quan điểm trái chiều, khắt khe trong việc học nên em thấy áp lực và thất vọng. Lúc đó, em chỉ nghĩ mình sẽ thi lại”, Vân nói.
Một năm đó, Vân tiếp tục nuôi ý định sẽ phải thi lại đại học. Song song với việc học tại trường Sư phạm, Vân vẫn tự mình ôn thi vào trường Y.
Năm 2016, nữ sinh đăng ký lại vào ngành Y đa khoa. Tuy nhiên với số điểm đạt được, Vân vẫn trượt.
“Lần này, em quyết định dừng lại vì thấy mục tiêu vào Y đa khoa có lẽ quá sức với mình. Vì thế, em đã lựa chọn vào một ngôi trường Y khác với mong muốn được thỏa mãn đam mê”.
Trường ĐH Y tế Công cộng trở thành nơi học tập trong 4 năm tiếp theo của Vân, mà sau này theo cô, “2 lần trượt đại học đã đưa đẩy em vào trường như một cơ duyên”.
Video đang HOT
Hải Vân trong lễ tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trên địa bàn Hà Nội
2 năm đầu, Vân vẫn cảm thấy thích thú với ngành học của mình.
Nhưng đến cuối năm thứ 2, Vân bắt đầu hoang mang với hướng đi này. Rồi cô bắt đầu tham gia vào các buổi hội thảo về tâm lý. Tình cờ, Vân gặp một giảng viên là chuyên gia Tâm lý học lâm sàng. Sở thích tìm hiểu về tâm lý con người lúc thuở nhỏ lại trỗi dậy.
“Ngày bé, em luôn thích tìm hiểu về tâm tư của mọi người và mong muốn được giúp họ giải tỏa tâm lý. Nhưng khi ấy, em chưa thể gọi tên được ngành nghề. Lên đại học, khi được tiếp xúc với môn Tâm lý, em bắt đầu mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn”.
Định hướng tương lai dần rõ ràng hơn với cô gái 23 tuổi.
Nghiên cứu về các nữ lao động tình dục
Trong 2 năm cuối đại học, Hải Vân bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tâm lý. Trong đó, cô tập trung vào hai đối tượng là những nữ lao động tình dục và cộng đồng người LGBT. Với mỗi đề tài, cô dành khoảng một năm để nghiên cứu.
Về đề tài hướng tới những người trong cộng đồng LGBT, Vân không gặp nhiều khó khăn để tiếp cận do cô đang là thành viên trong nhóm NextGen, một tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBT.
Còn đối với đề tài về các nữ lao động tình dục, Vân đã gặp khó khăn ngay từ khâu tiếp cận.
Đây là một nghiên cứu do tổ chức UNESCO tài trợ. Mục tiêu của nhóm là tìm hiểu tâm tư những nữ lao động tình dục, về lý do họ đi theo con đường này và cả những nỗi lo lắng, sợ hãi.
Tuy nhiên, tiếp cận nhân vật không dễ dàng. Bên cạnh việc thuyết phục họ tham gia những cuộc phỏng vấn trực tiếp, Vân cũng đi tham khảo một số nơi làm việc của những nữ lao động này nhằm mục đích nghiên cứu.
“Có hôm, em phải đi bộ vòng quanh một dãy phố ở ngoại thành, nơi các nữ lao động tình dục làm việc để xem phản ứng của họ ra sao, phương thức mời khách như thế nào hay dấu hiệu của khách khi đến mua dâm”.
Nhờ vào sự hỗ trợ kết nối với những người trong mạng lưới nữ lao động tình dục tại Hà Nội, Vân đã có cơ hội phỏng vấn những nữ lao động này về cuộc sống và công việc.
“Khi đã cảm thấy tin tưởng, họ đều nhận lời và chia sẻ cởi mở. Dường như, họ rất hiếm có cơ hội để được chia sẻ với người khác, bởi không có ai lắng nghe và họ cũng thấy mình không có tiếng nói”.
Tiếp cận với những đối tượng thuộc nhóm yếu thế đã giúp Vân cảm nhận bản thân dần trưởng thành và vững tin hơn vào con đường mình lựa chọn.
Vân trong buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu về giới LGBT.
Trong khi bạn bè cùng lớp đã tốt nghiệp và đang tham gia vào các dự án về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Vân lại lựa chọn tiếp tục học lên bậc thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Từng có lúc cảm thấy như vô định, cũng từng nuối tiếc khi 2 lần đều không thể vào được ngôi trường mình mơ, nhưng cũng nhờ vậy, đã có nhiều cơ hội khác mở ra cho Vân.
“Nếu không trượt đại học hai lần, em sẽ không hiểu rằng, nếu theo Y mà chỉ học làng nhàng, khi ra hành nghề sẽ thật tai hại. Cũng nhờ vậy, em đã nhận ra được đam mê của mình và chắc chắn về nó. Từ một đứa trẻ chỉ biết làm mọi thứ để bố mẹ vui lòng, giờ đây em đã biết đấu tranh cho những gì mình mong muốn”, Vân nói.
Việc đạt danh hiệu thủ khoa là điều rất nhiều người mơ ước, nhưng với Vân không phải là đích đến của bản thân. “Đây mới chỉ là điểm bắt đầu. Mọi thứ phía trước em vẫn đang phải từng bước tìm hiểu và khám phá”.
Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc
Từng trượt ĐH đến 2 lần nhưng cô gái Nguyễn Hải Vân (23 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trong học tập để trở thành thủ khoa đầu ra của ngành y tế công cộng trường ĐH Y tế công cộng.
Đứng lên từ "thất bại"
Sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y nên từ nhỏ Hải Vân đã mong mước sau này nối nghiệp gia đình. Thấu hiểu những vất vả của ngành y nên bố mẹ Vân khuyên cô lựa chọn ngành sư phạm, phù hợp với nữ nhi hơn. Thế nhưng Vân vẫn quyết tâm lựa chọn chuyên ngành y đa khoa, ĐH Y Hà Nội. Cô còn vạch ra hẳn một kế hoạch dài hơi cho con đường mình đã chọn. Có điều, hai lần cố gắng thi vào ĐH Y Hà Nội, Hải Vân vẫn không đậu. Khi ấy, bầu trời hy vọng của Vân dường như sụp đổ. Mọi thứ cô vẽ ra về một tương lai sáng lạn bị vỡ vụn. Chính những lúc "thất bại" ấy, Hải Vân lựa chọn đứng lên để bắt đầu lại. Cô chọn chuyên ngành y tế công cộng của trường ĐH Y tế công cộng. Sau chặng hành trình theo đuổi 4 năm ĐH tại ngôi trường này, cô nàng thầm cảm ơn những vấp ngã đầu đời vì nhờ có nó cô mới mạnh mẽ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Cũng chính ngôi trường thân yêu này đã giúp Vân có được hướng đi cho riêng mình.
Trong quá trình học tập. Hải Vân luôn cố gắng thể hiện bản thân. Với Hải Vân, việc học luôn quan trọng hàng đầu. Học chuyên ngành về y tức là học những vấn đề liên quan đến tính mạng con người nên Hải Vân không cho phép mình lơ là, dù chỉ là điều nhỏ nhất.
Bên cạnh những ngày lên giảng đường học tập, Hải Vân tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu vừa để hiểu sâu về các vấn đề, vừa có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tại trường ĐH, Hải Vân nghiên cứu đề tài về thuốc lá, sức khỏe vị thành niên được đăng trên tạp chí khoa học. Đây là các đề tài Vân tham gia trong chương trình đào tạo nghiên cứu viên trẻ của trường. Bên cạnh đó, em nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý vốn là sở thích từ nhỏ. Hai đề tài nổi bật về tâm lý của Hải Vân là "Nghiên cứu thực trạng tham gia vào công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" và "Ảnh hưởng của hình ảnh người LBBTQ trên báo, trang tin điện tử và facebook đến sự tự áp lực thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ".
Ngoài ra, Hải Vân còn là điều tra viên của nghiên cứu "Kiến thức, thái độ, hành vi về ảnh hưởng của nắng nóng tới các nhóm dễ bị tổn thương ở Hà Nội thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Đức và Việt Nam. Hải Vân chia sẻ, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô có quan tâm đặc biệt đến nhóm người yếu thế trong xã hội. Khi tiếp xúc và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, Hải Vân hiểu ra những khó khăn, vất vả, góc khuất đằng sau của họ, từ đó muốn làm điều ý nghĩa, giúp xã hội đồng cảm hơn với họ.
Nữ thủ khoa Hải Vân của trường ĐH Y tế công cộng. Ảnh: An nhiên
Ước mơ cống hiến
Sau nhiều nỗ lực, trái ngọt đã đến với cô nàng tài năng này. Với kết quả 8,22/10, Hải Vân trở thành thủ khoa của chuyên ngành y tế công cộng, trường ĐH Y tế công cộng. "Hành trình tìm kiếm con đường đi cho mình sẽ cần rất nhiều sự nỗ lực, thử sức và trải nghiệm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Nếu người trẻ chọn sai ngành, hay đang mất phương hướng thì nên cứ dấn thân, có đi thì mới biết là nó phù hợp hay không", Hải Vân chia sẻ.
Dự định của Hải Vân trong thời gian tới là theo học chương trình thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Từ chuyên ngành y tế công cộng rẽ lối sang chuyên ngành tâm lý, Hải Vân càng có nhiều thuận lợi bởi nhờ chuyên ngành mình theo đuổi suốt 4 năm ĐH đã giúp cô hiểu hơn về ngành y, thỏa mãn sở thích cá nhân và còn giúp cô có cơ duyên đến với ngành tâm lý. Đó chính là hành trang vững chắc đối với một người trẻ như Hải Vân trên con đường thực hiện những hoài bão, ước mơ.
Hiện tại Hải Vân đang tham gia quản lý một diễn đàn mạng xã hội về nâng cao sức khỏe tâm lý cho cộng đồng. Cô hiện là thành viên nhóm NextGEN Hà Nội - Tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBTQ Hà Nội thuộc Viện iSEE. Hải Vân cũng là tình nguyện viên của tổ chức Vietnam and Friends chuyên hỗ trợ chương trình chạy với người khiếm thị; Tiếp xúc, giao tiếp, tìm hiểu về một phần cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung qua lăng kính của họ (học chữ nổi, sử dụng gậy chỉ đường...). Cô cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu "Thực trạng tham gia công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" trong chương trình UNESCO Youth-led Research.
Theo Hải Vân, danh hiệu thủ khoa sẽ góp phần tạo dựng uy tín và niềm tin của mọi người đối với cô nhưng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng sẽ giúp danh hiệu ấy tỏa sáng hơn. Nữ thủ khoa cũng quyết tâm sẽ theo đuổi ngành tâm lý một cách chỉn chu để sau này sẽ có thêm nhiều cống hiến cho xã hội.
Đậu thủ khoa sau 2 lần trượt đại học Dành trọn 3 năm cho việc ôn và thi đại học, nhiều lúc em Phan Văn Cung (sinh năm 2000) cảm thấy nản chí. Nhưng chàng trai đầy nghị lực vẫn quyết tâm nỗ lực để theo đuổi ước mơ của mình. Với tổng số điểm 28 trong đó Văn 8,5; Sử 9,75 và Địa 9.25, em Phan Văn Cung đã xuất sắc...